Lửa.
Lửa lại bùng cháy trên
những cánh rừng bạt ngàn
miền tây. Khói
cuồn cuộn,
lan xa hàng nghìn
dặm, kéo qua tận miền
đông. Tro bụi mịt mù,
bao phủ hết bầu trời,
làm cho nền trời lúc
giữa trưa mà ửng lên màu
vàng cam, có khi đỏ ối
như ráng chiều
hoàng hôn. Hai
vầng
nhật nguyệt dường
như bị
che khuất suốt
những ngày cuối hạ. Tro
tàn theo gió cuốn đi
thật xa, rời bỏ
núi rừng, rồi rơi
lả tả trên những
cánh đồng, sông suối, cỏ
cây, nhà cửa, xe cộ...
khắp các vùng. Không khí
như bị đặc quánh lại với
mùi khét lẹt của
khói. Lệnh giãn cách
xã hội và mang
khẩu trang chưa được cởi
mở
hoàn toàn, lại
càng
cần thiết hơn
trong lúc này, khi
con người mong
tìm nơi trú ẩn
an toàn để thở
được không khí trong
lành.
Lửa
là một trong bốn
yếu tố to lớn (bốn
đại: đất, nước,
gió, lửa), có mặt
trùm khắp
thế giới
vật chất,
hữu hình. Không
đâu mà không có lửa,
cũng
như không đâu mà
không có đất, nước, gió.
Lửa là nhu cầu thiết yếu
của
loài người từ
thời
nguyên thủy
cho đến ngày nay,
để thắp sáng, sưởi ấm và
làm chín
thức ăn. Từ cuối
thế kỷ thứ 7 trước kỷ
nguyên, một
giáo phái tôn thờ
lửa được
thành lập gọi là
Hỏa giáo (1). Lửa
trong kinh Phật thì có
khi được
ẩn dụ như sự bùng
cháy của tâm
sân hận (2); có
khi được dùng để nói về
một nguy hiểm tiềm tàng
(3); và trong một thi kệ
của
Thiền sư
Khuông Việt thì
lửa được dụ cho
Phật tính (4).
Dù
trong
ẩn dụ tốt hay
xấu, tính năng của lửa
là từ một đốm nhỏ có thể
làm bùng lên thành một
trận lửa to lớn. Nhìn
tiêu cực, và
cụ thể, lửa
thường được ví với sự
nóng nảy,
giận dữ,
sân hận. Như vậy,
tâm
sân hận dù nhỏ,
cũng có thể bùng phát
thành cơn
thịnh nộ lớn, gây
tổn hại cho mình
hoặc hủy diệt cả người
khác.
Nhìn
những cơn bão lửa
thực tế đang
cuồng nộ
gieo rắc
kinh hoàng cho
con người và
muông thú trên các cánh
rừng, người
thực hành
chánh pháp có thể
dùng đó làm bài học
quán niệm,
theo dõi và
kiểm soát lòng
sân hận của mình.
Chỉ một niệm sân nhỏ
thôi, cũng
cần phải
nhận biết,
cẩn trọng,
xem chừng, đừng
cho nó manh động,
tăng trưởng.
Quán sát
sâu xa hơn, có
thể
nhận ra cội nguồn
của tâm
sân hận chính là
ái ngã,
vị ngã — chỉ
thích những ai và những
gì làm
vừa lòng mình;
không chấp nhận
những ai và những gì làm
trái ý mình.
Bất mãn, nổi sân,
bẳn gắt, khó chịu với
người khác cũng chỉ vì
yêu thích, cưng chiều,
bảo vệ “cái tôi”
và “những gì thuộc về
tôi” của mình.
Do
đó, sự
thịnh nộ của bão
lửa, dù là
thiên tai hay
nhân họa, có phần nào
được hiểu như là phóng
ảnh từ
nội tâm
con người. Quá
vị kỷ sinh ra thù
ghét; quá tự tôn sinh ra
kỳ thị; quá
tư kiến sinh ra
thành kiến. Từ
đó, phừng phừng đốt lên
những ngọn lửa dữ.
Chiến tranh tôn giáo,
sắc tộc,
chủ nghĩa,
ý thức hệ, đảng
phái... cũng chỉ vì
không thể
kiểm soát được
đốm lửa sân nhỏ.
Lửa,
luôn hữu dụng nếu biết
kiểm soát. Người
ta có thể cất lửa vào
một đầu que diêm, hay
nhốt lửa
tiềm ẩn trong một
cái hộp quẹt.
Đốt nhang
cúng Phật, đốt
củi sưởi ấm, nhen lửa
nấu cơm... lửa có hại ai
đâu. Hại hay không là do
mình biết hay không biết
kiểm soát,
chế ngự.
Nhưng
khi một ngọn lửa chưa
bật lên, khi một niệm
chưa khởi, thì cái gì,
là ai ở nơi ấy?
Tất
cả cơn
thịnh nộ của địa
chấn, cường triều, cuồng
phong,
hỏa tai... rồi sẽ
lắng xuống. Không có gì
tự sinh ra, và cũng
không có gì sinh mãi
không diệt. Lửa không
thể cháy mãi. Sóng không
thể dâng mãi. Niệm thiện
hay niệm ác cũng chỉ là
những ba động trên bề
mặt
bản tâm. Sau cơn
thịnh nộ, là
im lặng.
California, ngày 16
tháng 9 năm 2020
Vĩnh
Hảo
www.vinhhao.info
_________
(1)
Theo Wikipedia: “Hỏa
giáo hay
Bái hỏa giáo (cũng
còn được gọi là
Hiên giáo, Hỏa
hiên giáo, Đạo
Zoroast, Đạo Mazda hay
Mazde, Hỏa yêu giáo) là
tôn giáo do nhà
tiên tri
Zoroaster (Zarathushtra)
sáng lập
vào khoảng cuối
thế kỷ 7 TCN tại miền
Đông Đế quốc Ba Tư cổ
đại. Đây là một trong
những
tôn giáo
lâu đời nhất của
nhân loại, với
bộ kinh
chính thức là
kinh Avesta (Cổ kinh Ba
Tư) tôn vinh
thần trí tuệ
Ahura Mazda là thần
thế lực cao nhất.
Các
đặc điểm
nổi bật của
Hỏa giáo,
bao gồm
lòng tin vào một
đấng cứu rỗi sẽ tới cứu
giúp
nhân loại,
thiên đàng và
địa ngục, và
tự do
ý chí được cho
rằng đã
ảnh hưởng đến các
hệ thống
tôn giáo sau đó
như:
Do thái giáo đền
thờ thứ hai, thuyết
ngộ đạo, Kitô
giáo và
Hồi giáo.”
(2)
“Một đốm lửa sân có
thể đốt cháy cả rừng
công đức,” (Kinh
Phật).
(3)
“Có bốn thứ tuy trẻ
nhỏ, nhưng không thể
xem thường. Những
gì là bốn? Vương tử
Sát-lợi, tuổi tuy trẻ
nhỏ, nhưng chớ
xem thường. Rồng
con, tuổi tuy trẻ nhỏ,
nhưng chớ
xem thường. Đốm
lửa tuy nhỏ, nhưng chớ
xem thường.
Tỳ-kheo tuổi tuy trẻ nhỏ,
nhưng chớ
xem thường.”
(Tạp A-hàm,
Tam Bồ Đề, Kinh
số 1226. Việt dịch:
Thích Đức Thắng;
Hiệu đính & Chú
thích: Tuệ Sỹ)
(4)
Bài kệ của
Thiền sư
Khuông Việt
(933-1011), với ý rằng
vì
chúng sinh sẵn có
tánh Phật nên
tu hành mới
thành Phật quả;
nếu không có tánh
Phật thì dù
tu hành bao nhiêu
đời kiếp cũng không thể
thành Phật.
Bài kệ đã dùng
lửa trong cây làm
ẩn dụ:
“Mộc
trung nguyên hữu
hỏa,
Hữu hỏa, hỏa hoàn sanh.
Nhược vị mộc vô hỏa,
Toản toại hà do manh.”
Dịch:
Trong
cây sẵn có lửa,
Có
lửa, lửa mới sanh.
Nếu
bảo cây không lửa,
Cọ
xát làm gì sanh.