Trao truyền báu vật trong gia đình
trao truyen
Trao truyền báu vật trong gia đình
Tinh Vân
-
Nhã Tuệ dịch
Cần kiệm là gốc của quản trị nhà nước; trung hiếu là gốc của quản lý gia đình và
gia tộc; cẩn thận là gốc của giữ gìn gia nghiệp; hiểu biết là gốc của hưng thịnh
gia đình; đọc sách là gốc của khởi nghiệp; tích thiện là gốc của trao truyền vật
báu trong nhà.
Phật giáo có báu vật truyền thừa.
Đức
Phật dùng “Thanh tịnh pháp nhãn, Niết-bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, vi
diệu pháp môn” truyền trao cho
Đại
Ca
Diếp
ở trên núi Linh Thứu. Thiền tông
Sơ
tổ
Đại
sư Đạt
Ma
lúc truyền pháp cho
Nhị
tổ
Đại
sư Huệ Khả
đã
nói: “Bên trong truyền pháp ấn, để khế hợp chỗ tâm chứng; bề ngoài trao
cà-sa, để định tôn chỉ”.
Chốn tùng lâm Phật giáo thì lấy cà-sa, bình bát làm tín vật truyền pháp. Trong
xã hội trước đây,
những gia đình có uy tín (danh vọng) đều có “báu vật truyền thừa”, ví dụ có
người lấy gậy như ý, có người lấy bảo kiếm, có người lấy thư họa, cũng có người
lấy thư hương truyền lại thế hệ sau trong gia đình.
*
*
*
Rất nhiều bậc cha mẹ hy vọng có thể giữ lại nhà cửa ruộng đất, vàng bạc châu báu
cho con cái. Nhưng, của cải châu báu hữu hình trên thế gian khó mà tồn tại lâu
dài. Báu vật gia truyền nào mới có thể làm cho gia đình hòa hợp vui vẻ, gia tộc
hưng thịnh bền lâu? Tôi cho rằng “cần kiệm” (cần cù lao động và tiết kiệm) là
báu vật gia truyền. Ngạn ngữ phương Tây nói: “Vàng bạc chảy theo dòng thủy
triều, cũng cần bạn dậy sớm để đi nhặt nó lên”.
Người Trung Quốc tin rằng có ông
Thần
Tài,
nhưng ông
Thần
Tài
mang tiền bạc đến cũng cần phải đứng dậy nhận một cách lịch sự. Nếu như lười
biếng, không thèm để ý, thì cũng không thể phát tài được. Ở đời, lười biếng và
nghèo túng là cùng một giuộc. Bởi vì lười biếng cho nên nghèo túng; đây là
quan hệ nhân quả.
Muốn gia đình
được
giàu có, sự nghiệp gia tộc kinh doanh phát triển bền vững, thì cần phải chăm chỉ
cần cù. Nhiều doanh nhân thành đạt trong xã hội, sở dĩ họ có thể thành công, dĩ
nhiên không phải có được từ hưởng thụ nhàn hạ, mà là có được từ trong cần kiệm
phấn đấu. Trong Phật giáo có Lục
ba-la-mật
- những pháp tu tập của chư
Bồ-tát, trong đó tinh tiến
ba-la-mật
chính là
sự
cần cù và phấn đấu. Tục ngữ nói: “Mùa xuân không gieo hạt, thu tới mong gì
gặt quả?” Không gieo trồng, làm sao có thu hoạch? Không lao động, làm sao có
thành quả? Lười biếng buông lơi, lại xa xỉ phóng túng, làm sao có thể gìn giữ
gia đình? Vì vậy, cần cù và tiết kiệm là của cải, cũng chính là báu vật gia
truyền.
“Hiếu đạo” (lòng hiếu thảo) cũng có thể coi là báu vật gia truyền.
Giữa
cha mẹ và con cái có mối quan hệ huyết thống. Dựa vào luân lý truyền
lưu
từ thế hệ trước sang thế hệ sau này, trật tự cương thường của con người mới có
thể ổn định và kéo dài. Trong “ngũ luân”
thì
“cha con”
đứng
đầu, trong “thập nghĩa”
thì
“cha từ, con hiếu” trước tiên. Phật giáo cũng vô cùng coi trọng đạo hiếu,
và một
trong “bốn
ân nặng” là “ân đức cha mẹ”. Kinh Đại thừa bổn sinh tâm địa quán nói: “Chăm
chỉ tu tập
và
hiếu dưỡng cha mẹ, thì
phước đức có được cũng
như người cúng dường
Đức
Phật”.
Trong Ngũ phần luật,
Đức
Phật
khuyên
các Tỷ-kheo đời này nên “hết lòng hết sức phụng dưỡng cha mẹ; nếu không phụng
dưỡng thì sẽ đắc tội nặng”. Hiếu là gốc của đạo đức.
Những
người hiếu thuận
với
cha mẹ
mới có thể thực hiện
các luân lý đạo đức khác vậy!
Ngôn hạnh của cha mẹ là tấm gương để con cái học tập.
Bản
thân
cha mẹ nếu biết phụng dưỡng
thuận thảo với
ông bà,
thì
con cái
họ
tự nhiên cũng sẽ hiếu thuận với
họ.
Nhân thế nào, quả thế đó. Một gia đình có cha mẹ từ ái, những đứa con hiếu
thuận, thì quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ trở nên mật thiết ôn hòa, cũng sẽ
có thể duy trì cương thường luân lý trên từ dưới hiếu.
Đương nhiên, “từ bi” cũng là một loại báu vật gia truyền.
Nuôi
dưỡng những đứa con có tâm từ bi, có niệm thiện lành, thì chúng có thể gieo
trồng những điều tốt lành với tha nhân.
Chúng
sẽ không gieo trồng thù hận,
và
sẽ
có một đời
sống
bình an. Từ bi là điều cơ bản
mà
làm người nên có.
Người ta
thà không có gì, nhưng không thể không có từ bi. Bạo lực sở dĩ đang ngày càng
lan tràn trong xã hội là bởi vì thiếu vắng từ bi. Theo kinh nghiệm của tôi trong
nhiều năm qua, thể hội một cách sâu sắc rằng: chỉ có từ bi
mới có thể biến chiến tranh thành hòa bình, loại bỏ oán hận ngu si giữa người
với ta; chỉ có từ bi mới là động lực hạnh phúc gia đình, mới có thể kết giao
rộng rãi với duyên lành, và từ đó mới có thể thành tựu sự nghiệp.
Tuy nhiên, nếu từ bi vận dụng không đúng chỗ, cũng sẽ dễ sa vào tội ác. Nuông
chiều con cái có thể gây ra các vấn đề xã hội; nể nang các việc làm xấu sẽ dẫn
đến rối loạn xã hội; bố thí tiền bạc tùy tiện sẽ vô tình cổ vũ tâm lý tham
lam... Cho nên, lòng từ bi đúng nghĩa cần
phải
được dẫn đường bởi trí tuệ, bằng không sẽ biến tốt thành xấu, làm mất đi lòng
đẹp ý tốt. Đã có lòng từ bi, ngôn ngữ từ bi, hành vi tư bi, thì không chỉ có một
gia đình từ bi, mà còn có thể có một xã hội từ bi, một cõi
Tịnh
độ từ bi nữa.
“Tín ngưỡng” (đức tin) có thể là một báu vật gia truyền. Con người không thể
không có đức tin. Nếu không có đức tin, trong lòng sẽ không có sức mạnh. Cha mẹ
trao truyền đức tin cho thế hệ kế tiếp giống như là trao truyền bó đuốc cho
nhau, sinh mạng nhờ thế được kéo dài không dứt. Đức tin là của cải tốt nhất giữ
lại cho con cháu,
bởi
vì tiền bạc trên trần gian này cuối cùng cũng sẽ có lúc tiêu tan hết.
Có
đức tin thì có thể mở mang bản tính tốt đẹp, nhận được thánh tài vô lượng. Tôn
giáo của chánh tín sẽ chỉ bảo chúng ta cho đi (bố thí), giữ giới, nhẫn nhục, từ
bi...;
còn
cho chúng ta biết rõ nguyên nhân quả báo, biết được “chớ làm các điều ác, hãy
làm những việc lành”,
và
sống một cuộc sống có chánh tri chánh kiến, có đạo đức nhân cách. Cho nên, chúng
ta nên chọn cho mình một tín ngưỡng tôn giáo có ích cho thân tâm, có thể khai mở
những quan niệm đúng đắn, coi đó như là báu vật gia truyền.
Ngoài coi cần kiệm, hiếu đạo, từ bi và đức tin như là vật báu gia truyền ra,
những giá trị khác như
Tam
cương
Ngũ
thường, nhân-nghĩa-lễ-trí
của Nho giáo,
Ngũ
giới,
Thập
thiện,
Tứ
nhiếp,
Lục
độ,
Bát
Chánh
đạo...
của Phật giáo, cũng như thư hương, giáo dục, tri thức, trung tín, thành thực,
hoan hỷ...,
tất cả đều là những báu vật xứng đáng được truyền lại cho các thế hệ mai sau.
Nguồn: Tinh Vân (2017), Thế gian tối đại đích lực lượng thị nhẫn nại, NXB.Văn
nghệ Hồ Nam - Trường Sa, tr.105-107.