Đối chiếu nội dung kinh Bahiya trong Nikaya với phần tánh thấy, tánh nghe trong kinh Thủ Lăng nghiêm và các kinh khác

doi chieu noi dung

ĐỐI CHIẾU NỘI DUNG KINH BĀHIYA TRONG NIKAYAVỚI PHẦN TÁNH THẤY, TÁNH NGHE TRONG KINH THỦ LĂNG NGHIÊM VÀ CÁC KINH KHÁC

 

I.  NỘI DUNG BẢN KINH BĀHIYA TRONG TẠNG NIKAYA 

 

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau:

"Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:

- Này Bàhiya, Ông không phải là A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán. Ông không có đạo lộ ấy, với đạo lộ này Ông có thể trở thành A-la-hán hay đang đi trên con đường đưa đến A-la-hán. 

- Nhưng ai là những vị, trong thế giới này, với thế giới chư Thiên là những vị A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán?

- Này Bàhiya, có thành phố tên là Sàvatthi trên những quốc lộ phương Bắc. Tại đấy có Thế Tôn hiện đang trú, bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác. Vị ấy là bậc A-la-hán và thuyết pháp đưa đến quả A-la-hán. Rồi Bàhiya Dàruciriya, được Thiên nhân ấy thúc dục, đi ra khỏi Sappàraka, trong suốt đường trường, chỉ nghỉ một đêm, đi đến chỗ Thế Tôn đang trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, trong khu vườn Anàthapindika. Lúc bấy giờ nhiều Tỷ-kheo đang đi kinh hành giữa trời. Bàhiya Dàruciritya đi đến các Tỳ-kheo ấy, sau khi đến nói như sau:

- Thưa các Tôn giả, nay Thế Tôn, bậc A-lahán Chánh Đẳng Giác ở đâu? Chúng tôi muốn được yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.

- Này Bàhiya, Thế Tôn đã đi vào giữa các nhà để khất thực. 

Rồi Bàhiya Dàraciriva mau chóng ra khỏi Jetavana, đi vào Sàvatthi, và thấy Thế Tôn đang đi khất thực, khả ái, khởi lên tịnh tín, các căn an tịnh, tâm ý an tịnh, đạt được an chỉ, chế ngự tối thượng, giống như một con voi được điều phục, phòng hộ với các căn an tịnh. Thấy vậy, Bàhiya Dàruciriya liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến, cúi đầu xuống chân Thế Tôn và bạch Thế Tôn: 

- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con, Thiện Thệ hãy thuyết pháp cho con, nhờ vậy con có thể được hạnh phúc an lạc lâu dài. Khi được nói vậy, Thế Tôn nói với Bàhiya Dàruciriya:

- Không phải thời, này Bàhiya, Ta đang khất thực. Lần thứ hai Bàhiya Dàruciriya Bạch Thế Tôn: 

- Thật khó biết, bạch Thế Tôn, là chướng ngại cho mạng sống của Thế Tôn, hay chướng ngại cho mạng sống của con. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con. Thiện Thệ hãy thuyết pháp cho con, nhờ vậy con có thể được hạnh phúc an lạc lâu dài. Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Màhiya Dàruciriya:

- Không phải thời, này Bàhiya, Ta đang khất thực. Lần thứ ba, Bàhiya Dàruciriya bạch Thế Tôn: 

- Thật khó biết... hạnh phúc lâu dài. 

- Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ".

Như vậy, nàyBàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.  

Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bàhiya Dàruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Thế Tôn sau khi thuyết cho Bàhiya Dàruciriya lời giáo giới tóm tắt này, liền ra đi. Thế Tôn ra đi không bao lâu, một con bò con húc chết Bàhiya Dàruciriya. Thế Tôn sau khi khất thực ở Sàvatthi xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi ra khỏi thành với nhiều Tỷ-kheo, thấy Bàhiya Dàruciriya bị chết, thấy vậy liền nói với các Tỳ-kheo:

- Này các Tỳ-kheo, hãy lấy thân xác Bàhiya Dàruciriya, đặt lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, rồi xây tháp lên trên. Này các Tỷ-kheo, một vị đồng Phạm hạnh với các Thầy đã qua đời!

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. 

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, sau khi đặt xác thân của Bàhiya Dàruciriya lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, xây dựng cái tháp cho vị ấy, rồi đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: 

- Bạch Thế Tôn, thân xác của Bàhiya Dàruciriya đã được hỏa thiêu, tháp đã được xây dựng xong cho vị ấy. Sanh thứ cho vị ấy là gì? Đời sau vị ấy là gì?

- Này các Tỷ-kheo, Hiền trí là Bàhiya Dàruciriya đã hành trì tùy pháp, đúng pháp và không có phiền nhiễu Ta với những tranh luận về pháp. Này các Tỷ-kheo, Bàhiya Dàruciriya đã nhập Niết Bàn.

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

Chỗ nào nước và đất, lửa, gió không chấp trước, Tại đây sao không chói, Mặt trời không chiếu sáng, Tại đây trăng không chiếu, Tại đây u ám không, Khi ẩn sĩ Phạm chí, Tự mình với trí tuệ, Thể nhập vào Chánh pháp, Vị ấy được giải thoát Khỏi sắc và vô sắc, Khỏi an lạc, đau khổ. 

(Bản dịch của HT Minh Châu)

Tôn giả Bàhiya Dàruciriya đã tha thiết thỉnh cầu Đức Thế Tôn dạy cho giáo pháp để tu tập đoạn tận khổ đau. Với lòng tha thiết cầu thỉnh như vậy, nên Đức Thế Tôn đã dạy cho Tôn Giả Bàhiya Dàruciriya, là phải ở nơi sáu căn mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý tiếp xúc với pháp trần để tu tập, vì sáu căn là cội gốc của khổ đau, 8 nhưng sáu căn cũng chính là nguồn gốc của giải thoát khổ đau sinh tử. Đức Phật dạy cho Tôn Giả Bàhiya Dàruciriya phải thực tập như sau: 

- Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ".

Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri.  

Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.

(Trích từ bản dịch của HT Minh Châu)

– Này Bāhiya, con hãy thực hành như sau. Khi nhìn chỉ có cái được nhìn.Khi nghe chỉ có cái được nghe. Khi xúc chạm chỉ có cái được xúc chạm. Khi biết chỉ có cái được biết. Con hãy tự rèn luyện như vậy. Khi mà đối với con, khi nhìn chỉ có cái được nhìn, khi nghe chỉ có cái được nghe, khi xúc chạm chỉ có cái được xúc chạm, khi biết chỉ có cái được biết, thì Bāhiya sẽ không có cái tôi nào liên quan tới những thứ đó. Khi không có cái tôi nào liên quan đến những thứ đó, sẽ không có cái tôi ở đó. Khi không có cái tôi ở đó, thì sẽ không có cái tôi ở đây, không có cái tôi nào ở khoảng giữa đây và đó. Khi không có cái tôi ở đó, không có cái tôi ở đây, và không có cái tôi ở giữa, thì kết thúc mọi khổ đau. 

(Trích bản dịch Việt từ bản tiếng Anh của Thanissaro Bhikkhu http://tuyenphap.com/kinhbahiya)

“Thế này, Bāhiya, ông nên tu tập thế này: Trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong cái được thọ tưởng sẽ chỉ là cái được thọ tưởng; trong cái được thức tri sẽ chỉ là cái được thức tri.’ Cứ thế mà tu tập đi, Bāhiya. 

“Khi với ông, này Bāhiya, trong cái được thấy chỉ là cái được thấy… [nhẫn tới]…trong cái được thức tri chỉ là cái được thức tri, thì rồi Bāhiya, ông sẽ không là ‘với đó’. Này Bāhiya, khi ông không là ‘với đó’, thì rồi Bāhiya, ông sẽ không là ‘trong đó’. Này Bāhiya, khi ông không ‘trong đó,’ thì rồi Bāhiya, ông sẽ không ở nơi này, cũng không ở nơi kia, cũng không ở chặng giữa. Thế này, chỉ thế này, là đoạn tận khổ đau.

​​​​(Trích từ bản dịch tiếng Việt của Cư Sĩ Nguyên Giác)  

Dựa vào nội dung của các bản Việt dịch trên đây, thì chúng ta có thể hiểu ý nghĩa quan trọng mà Đức Thế Tôn đã dạy cho Tôn Giả Bāhiya như sau: 

 Trong cái thấy chỉ là cái thấy

Trong cái nghe chỉ là cái nghe 

Trong cái ngửi chỉ là cái ngửi

Trong cái nếm vị chỉ là cái nếm vị 

Trong cái xúc chạm chỉ là cái xúc chạm  

                           Trong cái biết chỉ là cái nhận biết.

Hoặc có thể diễn đạt theo cách khác như sau: 

Thấy chỉ là cái thấy 

Nghe chỉ là cái nghe

Ngửi chỉ là cái ngửi

​​ Nếm vị chỉ là cái nếm vị 

Xúc chạm chỉ là cái xúc chạm

Biết chỉ là cái nhận biết. 

 

II. TRÍCH ĐOẠN VỀ TÁNH THẤY, TÁNH NGHE TRONG KINH THỦ LĂNG  NGHIÊM VÀ CÁC BẢN KINH KHÁC

1. KHÁCH CHỦ TRONG KINH THỦ LĂNG NGHIÊM 

 

Khi ấy ông Kiều-trần-na đứng dậy bạch Phật: 

“Nay con là hàng Trưởng lão, đối với trong Đại chúng riêng được tên là Hiểu (giải) do con ngộ hai chữ “Khách trần” mà được thành Thánh quả. Bạch Đức Thế Tôn, ví như người khách đi đường, vào nghỉ nhờ một quán trọ, hoặc ngủ, hoặc ăn. Ăn ngủ xong sửa sang hành lý lên đường, chẳng ở lại nữa. Nếu thật là người chủ thì tự không đi đâu. Như thế mà suy xét, chẳng dừng trụ gọi là khách, dừng trụ là chủ. Do cái chẳng dừng trụ nên có nghĩa là “khách”.

  Lại như mưa mới tạnh mặt trời lên trong trẻo, ánh sáng soi vào kẽ hở, trong hư không hiện rõ các tướng bụi bặm. Tính chất của bụi thì diêu động, còn hư không thường lặng lẽ. Như thế, nên con suy nghĩ:

Lắng lặng gọi là hư không, diêu động gọi là bụi bặm. Do cái diêu động đó nên có nghĩa là“trần”.  

Phật nói: “Đúng thế!”.

=>   Tâm chủ là dừng trụ, không sinh diệt, đó là trong cái biết chỉ là cái nhận biết mà Đức Thế Tôn đã dạy cho Tôn Giả Bāhiya. 

 

2. TÁNH THẤY SÔNG HẰNG TRONG KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Phật bảo: “Đại vương, ông thấy sự biến hóa đổi thay không dừng, nên ngộ biết thân ông hoại diệt, vậy chính khi hoại diệt, ông có biết trong thân có cái gì chẳng hoại diệt chăng?”.

Vua Ba Tư Nặc chắp tay bạch Phật: “Thật con chẳng biết”. Phật bảo: “Nay tôi chỉ cho ông tính chẳng sinh diệt. Đại vương, khi ông được bao nhiêu tuổi thì thấy nước sông Hằng?”.

Vua thưa: “Con được ba tuổi, mẹ con dẫn đến lễ ra mắt Thần Kỳ-bà Thiên, đi ngang qua dòng sông này, khi ấy con được thấy nước sông Hằng”.  

Phật bảo: “Đại vương, như ông đã nói: Khi hai mươi tuổi đã già hơn lúc mười tuổi, cho đến sáu mươi tuổi, năm tháng ngày giờ, niệm niệm dời đổi. Vậy khi ông ba tuổi thấy sông Hằng này, đến mười ba tuổi cái thấy nước sông ấy thế nào?”.

Vua thưa: “Như khi ba tuổi rõ ràng không khác, và đến nay con sáu mươi hai tuổi, cái thấy vẫn không khác”.

Phật bảo: “Nay ông tự cảm thương tóc bạc, mặt nhăn, mặt ông nhất định là nhăn hơn lúc trẻ. Vậy cái thấy của ông hiện nay xem thấy sông Hằng, cùng với khi xưa còn trẻ xem thấy sông Hằng, cái thấy đó có già có trẻ chăng?”.

Vua thưa: “Bạch Thế Tôn, không vậy”. 

Phật bảo: “Đại vương, mặt ông tuy nhăn, mà tính thấy này chưa từng bị nhăn. Cái bị nhăn thì biến đổi, còn cái chẳng bị nhăn thì không biến đổi. Cái biến đổi thì phải chịu hoại diệt, cái chẳng biến đổi kia vốn không sinh diệt, làm sao trong ấy lại nhận chịu cái sinh tử của ông, mà ông còn dẫn lời của bọn Mạt-già-lê kia bảo rằng, thân này sau khi chết hoàn toàn mất hẳn?”. 

=>Cái thấy rõ ràng không khác, không có già có trẻ, chưa từng bị nhăn, chưa từng biến đổi, đó là trong cái thấy chỉ là cái thấy mà Đức Thế Tôn đã dạy cho Bāhiya.

 

3. TÁM CÁI TRẢ VỀ TRONG KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

 

A-Nan, các tướng biến hóa này, sáng trả về cho mặt trời. 

Vì sao? Vì nếu không mặt trời thì không sáng. Nguyên nhân cái sáng thuộc về mặt trời, cho nên trả về cho mặt trời. Cái tối trả về cho đêm không trăng; thông suốt trả về cho cửa; ngăn bít trả về cho tường vách; sắc duyên trả về cho phân biệt; rỗng không trả về cho hư không; mù mịt trả về cho bụi; trong sáng trả về cho trời tạnh. Tất cả vật có ra trong thế gian đều không ngoài các thứ này.

Còn tính thấy sáng suốt của ông thấy tám thứ kia, ông muốn trả nó vềđâu? Vì sao? Vì nếu trả về cho sáng, thì khi tối đến cũng không thấy tối. Tuy sáng tối mỗi mỗi đều sai khác, nhưng cái thấy không sai khác. Các thứ có thể trả về được, tự nhiên chẳng phải ông. Cái ông không thể trả về được, chẳng phải ông thì là gì?

=>Cái tánh thấy sáng suốt mà thấy được tám thứ kia, không sai khác, không trả về đâu được, đó là trong cái thấy chỉ là cái thấy mà Đức Thế Tôn đã dạy cho Tôn Giả Bāhiya.  

 

4. TÁNH NGHE TRONG KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

 

Biết có biết không, tự là thanh trần hoặc không hoặc có, chứ tính nghe kia há lại vì ông mà thành có thành không. Nếu tính nghe nói là thật không thì ai biết là không nghe?  

Thế nên A-nan, tiếng trong cái nghe tự có sinh diệt, chẳng phải vì ông nghe tiếng sinh tiếng diệt, khiến cho tính nghe của ông là có hay là không. Ông còn điên đảo lầm cho cái tiếng làm cái nghe, thì đâu có lạ gì không mê muội cho cái thường làm cái đoạn.

=>   Tiếng đối với tánh nghe thì có sinh có diệt, còn tánh nghe thì không sinh diệt, đó là trong cái nghe chỉ là cái nghe mà Đức Phật đã dạy cho Tôn Giả Bāhiya.      

 

5. TRÍCH TỪ PHẨM PHỔ HIỀN TRONG KINH VIÊN GIÁC

Này Thiện nam, biết pháp huyễn hóa tức lìa, chẳng khởi phương tiện, lìa pháphuyễn hóa liền giác, cũng không có thứ lớp.

​​​​​​(Hòa Thượng Thanh Từ dịch) 

=>   Biết pháp huyễn tức lìa, chẳng khởi phương tiện, lìa pháp huyễn hóa liền giác, cũng không có thứ lớp. Đó là trong cái biết chỉ là cái nhận biết mà Đức Thế Tôn đã chỉ dạy cho Tôn Giả Bāhiya.

 

6. ĐOẠN VĂN KINH TRONG KINH KIM CANG

Lại nữa, Tu Bồ Đề! Khi bố thí, Bồ Tát chẳng trụ vào pháp. Có nghĩa là bố thí mà chẳng trụ vào sắc, bố thí mà chẳng trụ vào thanh, hương, vị, xúc và pháp.  

Tu Bồ Đề! Bồ Tát nên bố thí như thế, chẳng trụ nơi tướng. Vì sao? Nếu Bồ Tát bố thí mà chẳng trụ tướng thì Phước Đức không thể suy lường được.

=>    Bồ Tát bố thí mà không trụ vào Pháp, nghĩa là không trụ vào sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Ấy là trong cái thấy chỉ là cái thấy mà Đức Phật đã dạy cho Tôn Giả Bāhiya.

7. BỒ TÁT THỨ HAI VÀ BỒ TÁT THỨ TÁM PHẪM BẤT NHỊ TRONG  KINH DUY MA CẬT

 

Bồ Tát Đức Thủ nói: 

“Ngã”, “ngã sở” là hai. Nhân bởi có ngã nên có ngã sở. Nếu không có ngã thì không có ngã sở. Đó là vào cửa Pháp bất nhị.

Bồ tát Phất-sa nói: 

«Thiện và bất thiện là hai. Nếu không khởi thiện hay bất thiện là nhập cửa vô tướng. Thông suốt như vậy là vào cửa Pháp bất nhị.» 

​​​​​​​(Hòa Thượng Tuệ Sỹ dịch)  

=>     Nếu không có ngã thì không có ngã sở, nếu không khởi thiện hay bất thiện là nhập cửa vô tướng, là vào cửa pháp bất nhị. Với ý nghĩa này, cũng giống như Đức Phật đã dạy cho Tôn Giả Bāhiya, “Ông phải thực tập như sau: Trong cái thấy chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe, trong cái biết chỉ là cái nhận biết.”

 

8. TRÍCH TỪ PHẨM ĐỊNH TUỆ TRONG KINH PHÁP BẢO ĐÀN

 

Tổ dạy chúng: “Này Thiện tri thức, pháp môn của ta đây lấy Định Tuệ làm gốc, đại chúng chớ lầm nói Định Tuệ riêng, Định Tuệ một thể không phải là hai. 

Định là thể của Tuệ, Tuệ là dụng của Định, ngay khi Tuệ, Định ở tại Tuệ, ngay khi Định, Tuệ ở tại Định, nếu biết được nghĩa này tức là cái học Định Tuệ bình đẳng. Những người học đạo chớ nói trước Định rồi sau mới phát Tuệ, trước Tuệ rồi sau mới phát Định, mỗi cái riêng khác. Khởi cái thấy như thế ấy thì pháp có hai tướng.

Miệng nói lời thiện mà trong tâm không thiện thì không có Định Tuệ, Định Tuệ không bình đẳng. Nếu tâm, miệng đều là thiện, trong ngoài một thứ, Định Tuệ tức là bình đẳng. Tự ngộ tu hành không ở chỗ tranh cãi, nếu tranh trước sau tức là đồng với người mê, không dứtsự hơn thua, trở lại tăng ngã và pháp, không lìa bốn tướng.

Này Thiện tri thức, Định Tuệ ví như cái gì? Ví như ngọn đèn và ánh sáng. Có ngọn đèn tức có ánh sáng, không đèn tức là tối, đèn là thể của ánh sáng, ánh sáng là dụng của đèn, tên tuy có hai mà thể vốn đồng một, pháp Định Tuệ này cũng lại như thế.” 

(Hòa thượng Thanh Từ dịch) 

=>  Định là thể của Tuệ, Tuệ là dụng của Định, ngay khi tuệ, định ở tại tuệ, ngay khi định, tuệ ở tại định, nếu biết được nghĩa này, tức là cái học định tuệ bình đẳng. Đó là trong cái thấy chỉ là cái thấy mà Đức Thế Tôn dạy cho Tôn Giả Bāhiya.  

9. TRÍCH TỪ PHẨM TỌA THIỀN TRONG KINH PHÁP BẢO ĐÀN

 

Này Thiện tri thức, nếu người tu hạnh bất động, chỉ khi thấy tất cả người, không thấy việc phải quấy, tốt xấu, lỗi lầm của người tức là tự tánh bất động.

Này Thiện tri thức, sao gọi là Tọa Thiền? Trong pháp môn này không chướng không ngại, ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác, tâm niệm chẳng khởi gọi là tọa, trong thấy tự tánh chẳng động gọi là thiền.

Này Thiện tri thức, sao gọi là Thiền định? Ngoài lìa tướng là thiền, trong chẳng loạn là định.  Nếu khi thấy các cảnh mà tâm chẳng loạn ấy là chân định vậy.

(Hòa thượng Thanh Từ dịch) 

=> Với ý nghĩa của đoạn văn Ngữ Lục trong Phẩm Tọa Thiền của Kinh Pháp Bảo Đàn như trên, cũng giống như Đức Phật đã dạy cho Tôn Giả Bāhiya, “Ông phải thực tập như sau: Trong cái thấy chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe, trong cái biết chỉ là cái nhận biết.”

 

10. BÀI KỆ TRONG KINH THỦ LĂNG NGHIÊM VÀ NHỮNG BÀI KỆ CỦA CÁC VỊ TỔ SƯ

ÂM HÁN:    

Tri kiến lập tri tức vô minh bổn 

Tri kiến vô kiến tức thị Niết Bàn. 

VIỆT DỊCH:

Thấy biết được dựng lập bởi khái niệm thấy biết (ý niệm phân biệt), thì đó chính là cội gốc của Vô minh; Thấy biết mà lìa tướng không còn phân biệt thấy biết, đó gọi là Niết Bàn.  

                                                                    (Trích trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm

=>    Như vậy, thấy biết mà lìa tướng thấy biết (không phân biệt), đó là NiếtBàn. Ấy là trong cái thấy, chỉ là cái thấy mà Đức Phật đã dạy cho Tôn Giả Bāhiya.        

Tâm theo muôn cảnh chuyển

Chỗ chuyển thật kín sâu

Theo dòng nhận được tánh

Không mừng cũng không lo.

                                                            (Tổ thứ 22 - Hòa thượng Thanh Từ dịch).

Thánh nhân nói tri kiến

​​​Ngay cảnh không phải quấy 

Nay ta ngộ tánh ấy

Không đạo cũng không lý.

                                                    (Tổ thứ 25 - Hòa thượng Thanh Từ dịch)

                             Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

                             Đói đến thì ăn mệt ngủ liền

        Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

                            Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.

                                (Ngài Trần Nhân Tông - Hòa thượng Thanh Từ dịch)

“Theo dòng nhận được tánh, không mừng cũng không lo”.  

“Thánh nhân nói tri kiến, ngay cảnh không phải quấy”. 

“Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”. 

=>     Ý nghĩa của các câu trên, cũng giống như ý nghĩa mà Đức Phật đã dạy cho Tôn Giả Bāhiya, “ ông phải thực tập như sau: trong cái thấy chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe, trong cái biết chỉ là cái nhận biết”. 

III. CÁC CÔNG ÁN

• Thiền sư Thường Quán hỏi một vị Thầy mới đến rằng: Thầy từ đâu đến?

Vị Thầy thưa: Bạch Hòa Thượng, con từ nông trại đến.

Ngài lại hỏi: Thầy có thấy trâu chăng? 

Vị Thầy thưa: Dạ thấy.

Ngài lại hỏi: Thầy thấy sừng bên trái hay sừng bên phải? 

Vị Thầy không trả lời được nên Ngài đáp thế: Này con! Cái thấy không có phải trái!

• Ngài Triệu Châu đã dạy cho người thị giả rằng: Này con, đây là lửa nhưng con đừng gọi là lửa, Thầy đã chỉ dạy cho con xong. Con có lãnh hội lời Thầy dạy không? 

Người thị giả vẫn không lãnh hội được cho nên Ngài đến gắp lửa đưa lên rồi tiếp tục hỏi thị giả:

Con có lãnh hội được không?

=> Ý nghĩa lời dạy của Thiền sư Thường Quán và Ngài Triệu Châu: Này con! Cái thấy không có phải trái! Đây là lửa nhưng con đừng gọi là lửa, Thầy đã chỉ dạy cho con xong. Đó là trong cái thấy chỉ là cái thấy mà Đức Thế Tôn đã chỉ dạy cho Tôn Giả Bāhiya.

• Thiền sư Cảnh Thanh ngồi trong thất nghe tiếng mưa rơi nên hỏi một vị Thầy rằng: 


 

Ấy là tiếng gì?

Vị Thầy thưa: Đó là tiếng mưa rơi. 

Ngài mới dạy rằng: Chúng sinh điên đảo, quên mình theo vật. 

Vị Thầy thưa: Hòa thượng thế nào?

Ngài Cảnh Thanh đáp: Ta chẳng quên mình theo vật. 

• Một bà lão đến hỏi Thiền sư Đại Đồng rằng:

Nhà con vừa mất trâu, thỉnh Thầy bói cho một quẻ.

Ngài Đại Đồng liền gọi: Bà lão!

Bà lão đáp: Dạ!

Ngài bảo: Đây rồi! Bà lão liền nhận được trâu.

=> Ý nghĩa lời dạy của Thiền sư Cảnh Thanh và Thiền sư Đại Đồng cũng giống như Đức Phật đã dạy cho Tôn Giả Bāhiya, trong cái nghe chỉ là cái nghe. 

IV. KẾT LUẬN

Khi chúng ta đối chiếu nội dung Kinh Bāhiya và ý nghĩa của một số đoạn văn kinh thuộc truyền thống Đại Thừa, thì sẽ nhận thấy rằng, ý nghĩa thực hành hoàn toàn giống nhau, chứ không có điều gì quá khác biệt. Một khi, chúng ta đã nhận ra được ý nghĩa và nội dung văn kinh của hai truyền thống Nguyên Thủy và Đại Thừa đều có phần giống nhau, thì lúc ấy mới thật sự rũ bỏ được tất cảnhững ý niệm dị biệt.

 
 

Như vậy, chúng ta có sự nhận thức khác biệt về sự thực hành của hai truyền thống, điều đó là do bởi sự hiểu biết, tư duy của chính mình, chứ không phải là do lời dạy của Đức Thế Tôn trong Kinh văn Nguyên Thủy và Đại Thừa hoàn toàn có sự khác biệt. 

Tuy nhiên, khi một người chọn phương pháp để thực tập, thì pháp môn ấytuy có sự khác nhau, nhưng mục đích đạt đến thì có điểm chung giống nhau, điểm chung ấy chính là Kiến Đế hay Kiến Đạo.

 

 
Chia sẻ: facebooktwittergoogle