Vài dòng tản mạn
vai dong
VÀI DÒNG TẢN MẠN
Thích Nữ Thanh Nghiêm
Chẳng biết tự bao giờ nó nảy sinh “tình yêu” với tờ báo Giác Ngộ đến lạ như vậy,
yêu đến nỗi nó có luôn một chiếc tủ chỉ để cất giữ những số báo đã phát hành,
tuy không được đầy đủ các số nhưng đối với nó đó là cả gia tài nó có được. Nó
thường chờ đợi từng số báo mới ra để được nâng niu, được lật từng trang, xem
từng bài viết trong đó với nhiều nội dung phong phú để “cập nhật” tri thức vào
kho lưu trữ trong não. Nhưng dù rằng lúc nào cũng hớn hở đọc hết nội dung từ
trang đầu đến trang cuối (kể cả những trang quảng cáo), ấy thế mà nhớ chắc chỉ
được khoảng 5%.
Hôm nay cũng vậy, nhìn thấy Báo Giác Ngộ số mới ra để trên bàn, hai mắt nó lại
sáng trưng, nâng niu lật từng tờ như sợ bàn tay thô thiển của nó làm nhàu trang
giấy. Đọc đến mục tòa soạn mời viết bài cho số đặc biệt nhân mùa Vu Lan sắp đến,
nó suy nghĩ cả buổi chiều:
Mình
viết bài được không nhỉ? Câu hỏi cứ hiện hữu mãi trong đầu. Nó muốn viết về mẹ -
người phụ nữ đẹp nhất của đời nó.
Nó không như bao người con hạnh phúc khác được lớn lên trong vòng tay thân yêu
của cha và mẹ. Cha bỏ đi khi nó mới sinh ra đúng ba ngày. Mẹ nó tay dắt tay bồng
bốn đứa con dại về nhà ngoại nương nhờ. Ngày đói ngày no, nhưng mấy mẹ con vẫn
vui vẽ sống qua ngày.
Tuổi 20, độ thanh xuân tràn trề sinh khí tươi đẹp với bao cánh cửa đang chào đón,
ấy vậy mà nó chọn một lối đi mà mẹ nó không thể ngờ. Vào một buổi chiều, nó xin
mẹ cho đi xuất gia. Đôi mắt mẹ nhìn nó không chớp, rồi nhìn ra xa không nói gì.
Có lẽ mẹ đang nghĩ sao con không chọn
đi cùng hướng
như những
người con gái
khác.
Không lâu sau nó đi thật. Mẹ nó dẹp bỏ tình yêu vị kỷ để cho nó hoàn thành lý
tưởng.
Ngày được xuống tóc xuất gia là ngày nó chính thức xa rời vòng tay của mẹ. Kể từ
đây, mỗi khi trái gió trở trời nó không thể cận kề chăm sóc bưng cho mẹ ly nước,
mua cho mẹ viên thuốc, nấu cho mẹ bát cháo, hay đơn giản chỉ một câu quan tâm
“mẹ có mệt lắm không?”. Cuộc sống chốn thiền môn không cho phép nó về thăm mẹ
thường xuyên, có chăng chỉ đôi ba lần điện thoại về thăm hỏi khuyên mẹ đến chùa
tụng kinh, lễ Phật, công quả… Cứ như vậy cho đến bây giờ, mắt mẹ đã không còn
nhìn rõ, chân mẹ đã yếu hơn xưa.
Có lần, khi đôi chân hằn những “vết xước” bởi gai góc cuộc đời trao tặng, sức
nhẫn chịu có lẽ chực tràn vỡ, nó hỏi mẹ:
-
Mẹ à, nếu con không tu nữa được không?
Chững lại một vài giây lặng im, mẹ nó bảo:
- Nếu cảm thấy “không đủ sức” thì cứ về với mẹ, không sao cả…
Ấy vậy mà, bây giờ và ở đây, nó rất hạnh phúc lắng lòng nghe tiếng đại hồng
chung ngân vọng. Phải chăng chân đã cứng và đá đã mềm!
Dòng thời gian như ngưng đọng lại để nhường chỗ cho các cung bậc cảm xúc thiêng
liêng của nó khi hồi tưởng về mẹ.
Rồi nó mặc áo tràng lên chánh điện, phủ phục trước Đức Từ Phụ, ngắm nhìn tôn
dung của Ngài thật lâu. Nó lạy xuống hết sức thành kính.
Mẹ ơi, một
lạy
này
cho
con xin
được
tỏ lòng biết ơn sâu sắc
về
mẹ -
người
đã
cho con hình hài máu thịt, cho con trái tim biết rung động trước vạn vật và
biết yêu thương.
Một
lạy
nữa
con xin tỏ
lòng
hiếu
kính
đáp đền công ơn giáo dưỡng sâu dầy của mẹ,
không ngại khó khăn nắng mưa khuya sớm,
vất vả đủ bề nuôi nấng
chị em
chúng con lớn khôn.
Xin
tạ lỗi
cùng
mẹ vì ngày con đi xuất gia mẹ đã khóc thật nhiều, đã
thương xót
thật nhiều.
Thêm
một
lạy con xin cảm tạ ân đức của mẹ đã cúng dường cho Đạo
pháp
đứa con
gái
mình yêu thương nhất. Những bước đường con đi sẽ chẳng đưa con đến với thành
công hào nhoáng hay ánh vinh quang hư ảo nhưng con tin con sẽ tìm thấy được
niềm vui trên mỗi chặng đường. Thương mẹ, con xin dùng đạo hạnh của bậc chân
tu để cảm hóa cha mẹ, để hướng mẹ quy kính Tam bảo, hướng vào con đường tu
niệm và giải thoát.
Mỗi năm chỉ có một mùa
Vu lan
báo hiếu, nhưng con nguyện sẽ tu
tập thật tốt để
ngày nào cũng là ngày Vu lan,
để trên khuôn mặt của mẹ luôn rạng ngời hạnh phúc và tự hào về đứa con
gái với chí
nguyện xuất trần này.
Con xin nguyện đem thân này
phụng sự Tam bảo,
một lòng kỉnh thuận sư trưởng trọn
đời, và nguyện tu hành cho tới ngày viên mãn.