Mối liên hệ giữa Đại chúng bộ và Đại thừa như được cho biết nơi hậu ký bản dịch Hán ngữ Luật tạng của Đại chúng bộ

moi lien he

Mối liên hệ giữa Đại chúng bộ và Đại thừa như được cho biết

nơi hậu ký bản dịch Hán ngữ Luật tạng của Đại chúng bộ

Seichi Karashima – Nguyên Hiệp dịch

 

 1. Nguồn gốc bản dịch Hán ngữ Luật tạng của Đại chúng bộ[1]

Ở nơi tường trình về chuyến hành trình của mình đến Ấn Độ, Pháp Hiển (法顯 337-422 TL) đã mô tả việc ông nhìn thấy bản chép tay bộ luật (Vinaya) ở Pātaliputra và sao chép nó như sau:

Từ xứ Ba-la-nại (Vārāasī), đi về phía Đông trở lại Ba-liên-phất-ấp (Pāaliputra, Hoa Thị thành), Pháp Hiển trước hết tìm kiếm [những bộ] luật (Vinaya), nhưng ở những nước thuộc Bắc Ấn, chúng được khẩu truyền từ thầy đến thầy và [do đó] không có bản văn nào được sao chép. Đó là lý do tại sao ông đi rất xa, cho đến khi tới Trung Ấn (Madhyadeśa), và ở đó ông có được một bộ luật ở tại một ngôi chùa (僧伽藍/tăng-già-lam, saghārāma) Đại thừa. Đó là bộ luật của Đại chúng bộ mà toàn thể Tăng chúng đều theo từ khởi đầu (lịch sử của nó), khi Đức Đức Phật vẫn còn tại thế. Bản gốc của nó được truyền thừa ở tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana). Mười tám tông phái có truyền thống của riêng họ, mà về cơ bản là giống nhau và không khác nhau. Tuy nhiên, có những khác nhau nhỏ mà một số trong chúng là do việc chấp nhận và loại bỏ [những chủ đề trong giới luật]. Tuy nhiên, đây (tức bộ luật của Đại chúng bộ) là bộ chi tiết và hoàn thiện nhất. Ông cũng thu thập được một phần của một bộ luật, bao gồm [số chữ tương ưng với] khoảng bảy ngàn (śloka-) bài kệ (tức là 32 chữ x 7.000 = 224.000 chữ); đây là bộ luật của Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin) mà những Tăng sĩ Trung Quốc theo. [Bộ này] cũng được khẩu truyền từ thầy đến thầy, [và] chưa bao giờ được viết thành chữ. Ngoài ra, ông thu thập được Tạp a-tỳ-đàm tâm (雜阿毘曇心, Sayukta-abhidharma-hdaya śāstra), bao gồm khoảng sáu ngàn bài kệ (tức 32 chữ x 6.000 = 192.000 chữ) cũng ở nơi chúng Tăng [ở tu viện Đại thừa]; ông cũng thu thập được một bản kinh, bao gồm 2.500 bài kệ (tức 32 chữ x 2.500 = 80.000 chữ); ông cũng thu thập được kinh Phương đẳng bát-nê-hoàn (方等般泥洹經,Vaitulya-Parinirvāṇa-sūtra, tức là kinh Đại bát-niết-bàn của Đại thừa), bao gồm khoảng 5.000 bài kệ (tức là 32 chữ x 5.000 = 150.000 chữ); ông cũng thu thập được [tạng?] Abhidharma của Đại chúng bộ. Do đó, Pháp Hiển ở lại đó ba năm (và) học chữ Phạn (Brahma), tiếng Phạn và sao chép [những bộ] luật. [2]

Pháp Hiển đến Pātaliputra vào năm 405 TL và ở lại đó ba năm. Sau khi quay trở lại Trung Quốc, cùng với một người sinh ở Bắc Ấn đó là Buddhabhadra (359-429 TL), ông đã dịch bộ luật của Đại chúng bộ sang Hán ngữ. Nơi phần hậu ký (phần ghi chép thông tin ở cuối tác phẩm) bản dịch này (T. 22, no. 1425, 548a29-b25), ông đã ghi như sau:[3]

Xưa kia có một vị vua hung ác cai trị ở Trung Ấn trong một thời gian ngắn. Các Sa-môn (śramaṇa) đã trốn đi khắp nơi để thoát khỏi ông ta, và các Tỳ-kheo, những người [tinh thông] Tam tạng (Tripiaka) cũng đã bỏ chạy. Khi vị vua hung ác kia chết, một vị vua tốt lên ngôi. Ông thỉnh cầu các Sa-môn quay trở lại vương quốc và kính trọng họ.

Vào bấy giờ, ở thành Pāaliputra có năm trăm Tỳ-kheo sống và họ muốn đưa ra một quyết định cho một vụ việc (斷事; viniścaya) nhưng không có người tinh thông giới luật (tức là Vinayadhara), cũng không có tiền lệ truyền thừa những bộ luật. Do đó, họ phái một số người đến tịnh xá Kỳ Viên, và ở đó những người này đã sao chép một bộ luật mà nó tồn tại đến ngày nay. Tôi (tức Pháp Hiển) đã sao chép bản Phạn này (梵本)[4] ở tịnh xá Thiên Vương (天王精舍/ Devarāja), nằm về phía Nam của bảo tháp vua A Dục ở thành Ba-liên-phất-ấp (Pāaliputra) nước Ma-kiệt-đà (Magadha).

Sau khi trở lại Dương Châu (楊州, Trung Quốc), vào tháng 11 năm Bính Thìn (năm 416 TL), nhằm năm Nghĩa Hy (義熙) thứ 12 dưới triều nhà Tấn, tôi bắt đầu dịch nó [sang Hán ngữ] ở chùa Đấu Tràng (鬪場寺)[5] và hoàn thành toàn bộ [bản dịch] vào cuối tháng hai năm thứ 14 (tức năm 418 TL). Cùng với một vị Thiền sư (tức là Buddhabhadra), tôi đã dịch Phạn bản sang Hán ngữ. Tôi đã viết rõ () những điều này.[6]

Bản hậu ký được nói đến, mà nó mô tả thêm truyền thống của giáo pháp Đức Phật và sự xuất hiện của những tông phái khác nhau,[7] theo quan điểm của tôi, thực sự được chính Pháp Hiển viết. Đặc biệt, cụm từ “cố ký chi” (故記之) xác nhận tính xác thực. Phần hậu ký này, mà nó cũng được trích dẫn nơi Xuất Tam tạng ký tập của Tăng Hựu ở nơi một hình thức có sửa đổi (20c25-21a10), là rất quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo, đặc biệt mối liên hệ giữa Đại chúng bộ và Phật giáo Đại thừa. Thông tin, mà nó cho biết rằng bản chép tay gốc của bộ luật thuộc Đại chúng bộ này thật sự được truyền thừa ở tịnh xá Kỳ Viên, cũng được xác chứng với ghi chú sau của Pháp Hiển vào cuối chương thứ tư về những giải thích các giới pācattika ở trong bản dịch bộ luật này của ông. Ở đó, những kết luận tóm tắt (uddāna) với câu: “Điều cuối cùng (tức là giải thích về pācattika thứ 40) là ăn ở nơi một nhóm (gaṇabhojana)”.[8] Tuy nhiên, không có giải thích về giới pācattika này ở nơi bản dịch Hán ngữ. Thay vào đó, một ghi chú được viết bằng những chữ nhỏ được chèn vào: “Bản Sanskrit ở tịnh xá Kỳ Viên bị mối mọt ăn. (Do đó) giới liên quan đến ăn ở nơi một nhóm bị thiếu.”[9]

Lời nói này chắc hẳn đến từ chính Pháp Hiển. Liên quan đến ngôi chùa Đại thừa này và những người theo Đại thừa ở Pāaliputra, Pháp Hiển thuật lại trong ký sự của mình như sau:

Có một Bà-la-môn, đó là La-thái-tư-bà-mê (羅汰私婆迷; ...svāmī?), là một người theo Đại thừa, sống ở kinh thành này. Vị này rất sắc sảo, uyên bác, và không có điều gì là không hiểu. Ông sống thanh tịnh. Nhà vua tôn ông làm thầy của mình. Khi [nhà vua] đến thăm [ông], [vua] không dám ngồi gần ông. Nếu nhà vua chạm tay mình [vào người vị Bà-la-môn] vì sự yêu mến và tôn kính, vị Bà-la-môn lập tức tắm rửa. Ông ta khoảng 50 tuổi hoặc hơn, và người trong toàn vương quốc đều kính trọng ông. Nhờ vào việc truyền bá Phật pháp của con người kỳ đặc này, những vị ẩn sĩ không có cơ hội phỉ báng Tăng đoàn.

Ở bên tháp vua A Dục có xây một ngôi chùa Đại thừa (摩訶衍僧 伽藍, Mahāyāna saghārāma) mà nó rất trang nghiêm. (Gần đó) có một tịnh xá Tiểu thừa, ở đó có cả thảy sáu, bảy trăm Tỳ-kheo, oai nghi của họ lịch thiệp và tao nhã. Những vị Sa-môn cao đức và những vị học giả từ bốn phường, những người tìm cầu [Phật pháp], viếng thăm ngôi chùa này.

Thầy của vị Bà-la-môn [được đề cập ở trên], người cũng có tên là Văn Thù Sư Lợi (Mañjuśrī) và được tất cả những Sa-môn cao đức và những Tỳ-kheo Đại thừa ở vương quốc này tôn kính, cũng sống ở ngôi chùa này.

Trong tất cả các nước ở Trung Ấn (Madhyadeśa), [kinh] thành của vương quốc này là lớn nhất. Dân chúng rất phú thịnh và cùng tranh đua nhau làm việc nhân nghĩa. Mỗi năm, vào ngày mùng tám tháng Hai, có một lễ rước tượng [Phật]. [Dân chúng] làm những chiếc xe bốn bánh với [những đồ trang trí] năm tầng, được làm từ tre đan… Mỗi cái trong như một ngôi tháp… Ở tất cả bốn mặt [của những chiếc xe], người ta làm những cái hộc. Trong mỗi [hộc] có một bức tượng Phật ngồi, với [hai] vị Bồ-tát đứng hầu hai bên. Có khoảng 20 chiếc xe như vậy… Vị Bà-la-môn [được đề cập ở trên] đến và thỉnh Phật (tức là những tượng Phật). [Những chiếc xe] với [tượng] Phật nối nhau đi vào kinh thành. Khi đi vào kinh thành, chúng ở lại đó hai đêm. Suốt đêm, dân chúng tôn kính chúng bằng việc đốt đèn, nhảy múa và âm nhạc.[10]

Đáng chú ý là Pháp Hiển đã sao chép bản viết tay bộ luật của Đại chúng bộ ở một ngôi chùa Đại thừa đó là chùa Devarāja, nơi chư Tăng Đại thừa cư trú. Như chúng ta đã thấy ở trên, bản viết tay bộ luật này đã được mang từ tịnh xá Kỳ Viên đến Pāaliputra không phải để lưu trữ nơi thư viện ở đây, mà dùng cho việc giải quyết những vấn đề trong Tăng chúng. Từ tất cả những sự việc này, chúng ta có thể kết luận rằng những Tăng sĩ Đại thừa ở tại chùa Devarāja ở Pāaliputra cũng thuộc về Đại chúng bộ, và rằng ngôi chùa đó là một ngôi chùa Đại chúng bộ kết hợp Đại thừa. Có lẽ, những Tăng sĩ Đại thừa khác ở vương quốc này, những người tôn kính đạo sư Mañjuśrī của ngôi chùa đó, cũng là những người Đại chúng bộ. Nơi đoạn trích ở trên, Pháp Hiển đề cập đến một tịnh xá Tiểu thừa nằm đối diện với ngôi chùa Đại thừa (kết hợp Đại chúng bộ) này. Ngôi tịnh xá này chắc hẳn thuộc về một tông phái không thuộc Đại chúng bộ. Trong ký sự của mình, Pháp Hiển viết rằng, ở Pāaliputra, cũng có một bộ luật được truyền miệng của những người Nhất thiết hữu bộ, bao gồm (số chữ tương đương với) khoảng bảy ngàn (śloka-) bài kệ (tức là độ dài của nó tương đương với khoảng bảy phần tám kinh Aṣṭasāhasrikā-Prajñāpāramitā/ Bát thiên tụng bát-nhã-ba-la-mật-đa). Bằng cách nào đó ông đã có được bản viết của bộ luật, hoặc có khả năng hơn, ông đã tự viết bản truyền khẩu này ngay chính nơi ngôi tịnh xá Tiểu thừa đó. Rõ ràng rằng tịnh xá này thuộc về Nhất thiết hữu bộ.

2. Những người Đại chúng bộ và những người theo Phật giáo Đại thừa

Chùa Devarāja ở Pāaliputra cũng được đề cập nơi phần hậu ký bản dịch kinh Đại bát-niết-bàn thuộc Đại thừa của Pháp Hiển. Như Pháp Hiển ghi nơi ký sự của mình, ông cũng đã thu thập được một bản viết tay kinh này ở Pāaliputra. Đáng tiếc, phần hậu ký nguyên thủy bị mất. Tuy nhiên, nó được trích ở nơi Xuất Tam tạng ký tập của Tăng Hựu, như được đề cập ở trên, mặc dù có khả năng rằng đoạn trích dẫn là kết quả của việc sửa lại của Tăng Hựu như ở nơi trường hợp phần hậu ký được trích dẫn ở trên đối với bộ luật của những người Đại chúng bộ. Phần hậu ký được trích dẫn là như sau:

Số 18: Tường thuật về kinh Đại bát-niết-bàn, (gồm có) sáu cuốn, được trích từ phần hậu ký của kinh.

Khi ở tịnh xá Thiên Vương (天王精舍, Devarāja), nằm về phía Nam của bảo tháp vua A Dục ở kinh thành Ba-liên-phất-ấp (Pāaliputra) ở nước Ma-kiệt-đà (Magadha), một vị Ưu-bà-tắc (upāsaka) tên là Ca-la-tiên (伽羅先) đã gặp một Tăng sĩ Trung Quốc, đó là Thích Pháp Hiển, người từ xa đến vương quốc này để cầu Pháp. Ông rất cảm động và do đó đã sao chép Đại bát-niết-bàn kinh Như Lai bí tàng (大般泥洹經如來祕藏) này cho [tôi]. Ông mong rằng kinh này được truyền bá ở Trung Quốc và tất cả chúng sinh đều đạt được Pháp thân Như Lai.

Vào [ngày] mùng một tháng Mười năm Nghĩa Hy thứ mười ba (tức năm 417 TL), [chúng tôi] bắt đầu dịch kinh Phương đẳng đại bát-nê-hoàn (方等大般泥洹經/ Vaitulya-Mahāparinirvāṇa-sūtra) ở chùa Đạo Tràng (道場寺), được xây dựng bởi vị quan trông coi việc xây dựng ( ) là Tạ Thạch (寶雲 (376-449/450 TL) và hoàn tất việc sửa lại (bộ kinh) vào ngày mùng hai tháng Giêng năm [Nghĩa Hy] thứ 14. [Vào ngày đó], Thiền sư Phật-đại-bạt-đà (Buddhabhadra, 359-429/430 TL) cầm Hồ/Phạn bản trong tay và Bảo Vân (寶雲 (376-449/450 TL) đã dịch [bản kinh được Phật-đại-bạt-đà đọc). Vào bấy giờ, có 250 người đang viếng thăm [nơi đó]. [11]

Phần hậu ký này rất quan trọng cho việc nghiên cứu về nguồn gốc và việc truyền bá bản kinh Đại thừa này. Điều đặc biệt thú vị và ý nghĩa ở đây là, một vị cư sĩ của ngôi chùa Đại chúng bộ kết hợp Đại thừa, tức là chùa Devarāja, đã sao chép bản viết tay kinh này cho Pháp Hiển. Mặc dù phần hậu ký không nói về việc bản kinh đã được lưu giữ ở đâu, sự thật rằng không có một vị Tăng nào ngoài một cư sĩ đã sao chép bản kinh này, mà nội dung của nó là bình phẩm về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Tăng đoàn,[12] cho thấy rằng bản chép tay không được giữ ở trong tu viện mà ở nơi một bộ sưu tập riêng của vị cư sĩ. Giả thuyết này được ủng hộ bởi một ký sự khác của Trí Mãnh (智猛, ?-454 TL). Theo tiểu sử của ông, vị Tăng Trung Quốc này rời Trường An vào năm 404 TL, đã viếng thăm Kashmir, Magadha, Kapilavastu và thậm chí Nam Ấn, và quay trở lại Trung Quốc vào năm 424 TL. Vào khoảng năm 433 TL, ông đến Đôn Hoàng và vào cùng năm ấy, ở Lương Châu (涼州), ông đã dịch kinh Đại bát-niết-bàn thuộc Đại thừa ấy sang Hán ngữ. Ông đã viết một ký sự, được gọi là Du hành ngoại quốc truyện (遊行外國傳), mà nó hiện bị mất, nhưng hẳn là rất nổi tiếng, bởi vì nó được đề cập ngay cả ở nơi danh mục văn học lịch sử chính thức triều Tùy, đó là Tùy Đường kinh tịch chí (隋書經籍志, 636 TL). Thật đáng tiếc, mặc dù bản dịch của Trí Mãnh về kinh Đại bát-niết-bàn thuộc Đại thừa, bao gồm 20 quyển, đã bị mất, một phần ký sự của ông, mà ở đó bản viết tay của bộ kinh được đề cập, được trích ở nơi Xuất Tam tạng ký tập của Tăng Hựu như sau:

Số 19: Tường trình về [kinh] Đại bát-niết-bàn, [gồm] 20 quyển, được trích từ Du ngoại quốc truyện (遊外國傳) của Trí mãnh.

Tiểu sử của Trí Mãnh nói: Ở nước Tỳ-xá-ly (Vaiśālī), Đại thừa và Tiểu thừa được học riêng. Từ thành Đế-lợi (?), [Trí Mãnh] đi vào thành Hoa Thị (Pāaliputra). Ở đó có một Bà-la-môn sống. Vị này có nhiều bà con. Ông có bẩm tính thông minh, quy y Đại thừa, và sau khi đọc nhiều kinh sách (Đại thừa?), đã hoàn toàn thông thạo về mọi thứ. Trong nhà của ông có một ngôi tháp bằng bạc, dài tám xích (), rộng tám xích và cao 3 trượng () (xấp xỉ 2.6 × 2.6 × 10 m). Ông có nhiều (bản chép tay) kinh điển Đại thừa và tôn kính chúng theo nhiều cách khác nhau. Bà-la-môn hỏi Trí Mãnh từ đâu đến. Trí Mãnh trả lời rằng ông đến từ Trung Quốc. [Vị Bà-la-môn] hỏi Đại thừa có được học ở Trung Quốc không. [Trí Mãnh] trả lời: “Chỉ có Đại thừa được học ở đó.” [Vị Bà-la-môn] ngạc nhiên và nói trong sự cảm kích sâu sắc nhất: “Thật tuyệt vời! Không lẽ rằng chư Bồ-tát đã đến đó để dạy [dân chúng]?” Trí Mãnh sau đó thu thập được một bản viết tay tiếng Ấn bản kinh Đại bát-niết-bàn ở nhà của vị Bà-la-môn này. Sau khi quay trở về [Trung Quốc], ông đã dịch [kinh này] thành 20 quyển ở Lương Châu. [13]

Tường thuật liên quan đến Pāaliputra ở nơi ký sự của Pháp Hiển và Trí Mãnh được trích dẫn ở trên đã bị trộn lẫn vào tiểu sử của Trí Mãnh.[14] Theo tiểu sử này, Pháp Hiển đã nhận bản viết tay kinh Đại bát-niết-bàn này ở nơi nhà vị Bà-la-môn mà chính Trí Mãnh cũng đã nhận bản sao chép khác của cùng bản kinh; và Trí Mãnh cũng đã thu thập được một bản viết tay bộ luật của Đại chúng bộ. Thông tin này không cho thấy đáng tin cậy. Tuy nhiên, nếu ta thấy rằng Trí Mãnh đã viếng Pāaliputra chỉ khoảng mười năm sau Pháp Hiển, thì không phải không thể rằng vị cư sĩ, người đã trao cho Pháp Hiển bản viết tay, cũng chính là vị Bà-la-môn mà Trí Mãnh đã có được bản viết tay khác ở vị này, hoặc một trong những người bà con của ông.

Chùa Devarāja ở Pāaliputra cũng được đề cập ở nơi một bản kinh nói về giới luật của Đại chúng bộ, đó là Xá-lợi-phất vấn kinh (舍利弗問經, *Śāriputra-paripcchā; T. 24, no. 1465). Trong bản kinh này, Đức Phật nói với Xá-lợi-phất như sau:

Có con trai của một vị trưởng giả, tên là Phân-nhược-đa-la (*Puṇyatara), người có đủ thiện căn và sinh vào một gia đình Bà-la-môn, mong muốn xuất gia và tu tập đạo vô thượng. Chàng ta theo Đại Mục-kiền-liên và cầu xin ngài thọ giới tại tịnh xá Thiên Vương (Devarāja) ở Ba-liên-phất-ấp (Pāaliputra).[15]

Funayama[16] đã nghiên cứu bản kinh này kỹ lưỡng và kết luận rằng bản kinh này không phải là một bản dịch chân thực từ một nguyên tác Ấn Độ, mà một tác phẩm hư cấu được tạo tác ở Trung Quốc, chính xác là sau bản dịch bộ luật thuộc Đại chúng bộ của Pháp Hiển, khi tên gọi “tịnh xá Thiên Vương” được vay mượn từ phần hậu ký bản dịch của Pháp Hiển về bộ luật được trích ở trên. Funayama cũng nghi ngờ về tính xác thực của nó như là một bộ luật của Đại chúng bộ từ sự thật rằng Bồ-tát Văn Thù (Mañjuśrī) được đề cập ở cuối bản văn và cụm từ “chư Phật” (諸佛) cũng xuất hiện nơi cùng bản văn, mà cả hai đều là những yếu tố mang đặc điểm Phật giáo Đại thừa.

Tuy nhiên, cách quy ước khuôn sáo trong việc xác quyết một sự phân biệt rạch ròi giữa (những) tông phái Tiểu thừa và Đại thừa này không tương thích với thực tế. Điều mà những tường thuật được trích ở trên và những hậu ký cho biết, phần nào, là một sự cộng sinh của những người Đại chúng bộ và những người theo Đại thừa (ít nhất) ở Pāaliputra. Sự cộng sinh này được miêu tả rõ ràng ở nơi trường hợp vị đạo sư Mañjuśrī được đề cập ở trước, người trú tại chùa Thiên Vương, mà những Tỳ-kheo sống ở chùa này là những người Đại chúng bộ, và được tất cả những Tăng sĩ Đại thừa ở vương quốc này tôn kính. Đồng thời, một vị cư sĩ của ngôi chùa ấy đã sao chép một bản viết tay kinh Đại bát-niết-bàn thuộc Đại thừa cho riêng Pháp Hiển. Sự cộng sinh như vậy có thể dễ dàng đưa đến một mối liên hệ gần gũi giữa những người Đại chúng bộ và Phật giáo Đại thừa, như được phản ánh nơi Xá-lợi-phất vấn kinh được đề cập ở trên.[17]

Một sự cộng sinh như vậy tồn tại có lẽ không chỉ ở Pāaliputra mà cũng ở những nơi khác, như tạng Schøyen minh họa, mà nó chứa nhiều đoạn viết tay kinh sách Phật giáo bằng tiếng Sanskrit và Gāndhārī, bao gồm nhiều kinh sách Đại thừa khác nhau, chẳng hạn như Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, Aṣṭasāhasrikā-prajñāpāramitā, Samādhirāja-sūtra, cùng với nhiều đoạn Vinaya của Đại chúng bộ (-Thuyết xuất thế bộ).[18] Những đoạn này đến từ Bamiyan, nơi, theo ký sự của Huyền Trang, có rất nhiều chùa chiền, mà ở đó hàng ngàn Tăng sĩ Thuyết xuất thế bộ (-Đại chúng bộ) cư ngụ.[19]

Sau khi thọ giới, một Tỳ-kheo phải và vẫn phải theo những giới luật của một trong những bộ luật của Theravāda, Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin), Căn bản thuyết Nhất thiết hữu bộ (Mūlasarvāstivādin), Hóa địa bộ (Mahīśasaka), Đại chúng bộ (Mahāsāṃghika), Đại chúng bộ-Thuyết xuất thế bộ (Mahāsāṃghika-Lokottaravādin), Đàm vô đức bộ (Dharmaguptaka), Ẩm quang bộ (Kāśyapīya) v.v..., và tham gia vào một lễ tụng đọc giới bổn (Prātimoka) được tổ chức vào giữa và cuối tháng (uposatha, poadha, posaha). Do đó, về nguyên tắc, không có một Tăng sĩ Đại thừa nào đúng nghĩa là một Tỳ-kheo đúng pháp. Tuy nhiên, một người đã thọ giới ở nơi một trong các tông phái và theo bộ luật của nó, về mặt lý thuyết được đọc kinh điển Đại thừa và thực hành theo miễn vị Tăng đó theo bộ luật của mình và tham gia vào những sinh hoạt của Tăng đoàn. Do đó, những người biên soạn kinh điển Đại thừa là những Tăng sĩ Phật giáo với điều kiện họ đã thọ giới ở nơi một trong những truyền thống Luật tạng và tham gia vào việc tụng đọc giới bổn (Prātimoka). Những kinh sách Đại thừa chẳng hạn như Saddharmapuṇḍarīka, Aṣṭasāhasrikā-prajñāpāramitā, Samādhirāja-sūtra v.v… rõ ràng phê bình những học thuyết của những người Bổ-đặc-cà-la (補特伽羅論者,Pudgalavādin) và Nhất thiết hữu bộ.[20] Do đó, những người biên soạn những kinh này không thể là thành viên của những tông phái đó. Trong bài viết của tôi gần đây (Karashima 2015), tôi đã cho rằng những kinh này được những Tăng sĩ Đại chúng bộ biên soạn. Pháp Hiển tường thuật rằng vị đạo sư Đại thừa rất được tôn kính Mañjuśrī đã sống ở một ngôi chùa Đại chúng bộ, điều muốn nói rằng vị đạo sư đó theo truyền thống của những người Đại chúng bộ và tham gia vào việc tụng đọc giới bổn của tông phái đó. Có lẽ, có những ngôi chùa của Đại chúng bộ, ở đó những Tỳ-kheo vừa theo Đại chúng bộ vừa theo Đại thừa sống, những người này không ủng hộ quả vị A-la-hán truyền thống mà chủ trương trí tuệ Phật (Buddha-jñāna). Được cho là, cũng có những ngôi chùa của tông phái này, ở đó những người theo Đại thừa, cả Tăng và cư sĩ, có mặt. Điều này có thể là lý do tại sao chùa Devarāja của tông phái này cũng được gọi là chùa Đại thừa.

3. Devarāja = Chandragupta II?

Từ “thiên vương” (天王) ở trong Thiên Vương tịnh xá (天王精舍) có thể chỉ là một sự chuyển dịch từ từ Sanskrit devarāja. Từ này, có nghĩa là “vua của chư thiên”, thường được tìm thấy nơi văn học Ấn Độ. Trong hệ thống tín ngưỡng Hindu, danh hiệu này được gán cho Indra, nhưng ở nơi những bản chữ khắc tương đối trễ ở Nam Ấn, nó được quy cho Śiva hoặc Viṣṇu.[21] Tuy nhiên, devarāja, có nghĩa là “một vị vua như trời” - đề cập một vị vua như một vị trời sống trên trái đất, xuất hiện ít nhất nơi hai bản chữ khắc Sanskrit.[22]

Một bản chữ khắc trên đồng, được phát hiện ở Bắc Afghanistan (Bactria) và có niên đại trở lại cuối thế kỷ V, bây giờ được lưu giữ nơi tạng Schøyen, Na Uy, đưa ra một danh mục những thí chủ cúng đường xây dựng một ngôi tháp. Trong số họ, một danh sách các vị vua những người Hun Trắng (tức là người Alchon Hun và Hephthalite), đó là Khigila, Toramāa, Javūkha v.v… được tìm thấy. Vua Toramāa được gọi là devarāja ở nơi bản chữ khắc này.[23]

Tên gọi hay danh hiệu devarāja cũng xuất hiện nơi một bản chữ khắc trên một tường rào bằng đá, được khắc vào năm 412/413 TL ở Sanchi: mahārājādhirāja-śrī-Candraguptasya Devarāja iti priyanām (“vị vua lớn của các vua, Chandragupta vinh quang được gọi là ‘devarāja’ như là một từ quý mến [?]”) Vì sau chữ “priyanām” phần chữ khắc đã bị hư hỏng, nên không chắc chắn devarāja có thực sự là một biệt danh của Chandragupta hay không (hay là tên của một trong những vị đại thần của ông).[24]

Khi Pháp Hiển ở Pāaliputra (406-409 TL), Chandragupta II (r. 376-415)[25] cai trị Trung Ấn. Pháp Hiển mô tả Pāaliputra là “xứ lớn nhất trong những vương quốc ở Trung Ấn”. Mặc dù không phải là kinh đô của toàn đế chế Gupta,[26] nó có thể là kinh đô của vương quốc Ma-kiệt-đà (Magadha), một trong những thuộc địa của đế chế Gupta.

Huyền Trang viếng Pāaliputra vào năm 630 TL, khoảng 200 năm sau Pháp Hiển và Trí Mãnh, và nơi ký sự của mình, ông đã viết chi tiết hơn về ngôi tháp A Dục và những tu viện ở vùng lân cận nó. Tuy nhiên, tịnh xá Devarāja hay điều giống vậy không được đề cập.[27] Có thể, tịnh xá đó đã đổ nát trong khoảng thời gian 200 năm đó.

Bản chữ khắc được đề cập ở trên ở Sanchi được viết vào năm 412/413 TL. Do đó, tịnh xá Devarāja, chính là “một ngôi tịnh xá của một vị vua giống như trời”, mà nó “rất trang nghiêm” (甚嚴麗) theo miêu tả của Pháp Hiển, có lẽ do chính Chandragupta II hiến cúng (hoặc vị đại thần của ông có tên Devarāja?), nhưng về sau nó bị đổ nát theo sự sụp đổ của đế chế Gupta (550? TL).

Do đó, không hoàn toàn ngạc nhiên là Xá-lợi-phất vấn kinh (*Śāriputra-paripcchā) được nói ở trên đề cập đến tịnh xá Thiên Vương ( 天王精舍), mà nó thực sự có thời đã có mặt. Sự thật rằng, tên gọi lịch sử này được đề cập nơi bản kinh, chỉ ra rằng nơi chốn và thời gian của việc biên soạn nó, nhưng điều này không có nghĩa rằng bản kinh đã được tạo ra ở Trung Quốc như Gunayama khẳng định.[28]

Nguồn: Annual Report of The International Research Institute for Advanced Buddhology at Soka University, Volume XXI, (March 2018), tr. 197-207.

 

Tài liệu tham khảo:

Bhandarkar, Devadatta Ramakrishna (1981) Inscriptions of the Early Gupta Kings, revised by Devadatta Ramakrishna Bhandarkar; edited by Bahadurchand Chhabra & Govind Swamirao Gai, New Delhi: Archaeological
Survey of India (Corpus inscriptionum Indicarum, vol. 3).

Enomoto, Fumio 榎本文雄 (2013) “devarāja ni tsuite” devarājaについて [On devarāja], in: Minami Ajia oyobi Tōnan Ajiani okeru Devarāja Shinkō to sono Zōkei ni kansuru Kisoteki Kenkyū 南アジアおよび東南 アジアにおけるデーヴァラージャ信仰とその造形に関する基礎的研究 [A Study on the Devaraja Cult and its Arts in South Asia and Southeast Asia], Report of the Grant-inAid for Scientific Research (A), headed by Takashi Koezuka 肥塚隆, 2009-2012, published by Graduate School of Letters at Ōsaka University, Japan.

Fleet, John Faithful (1888), Inscriptions of the Early Gupta Kings and their Successors, Calcutta: Superintendent,
Government Printing, India (Corpus Inscriptionum Indicarum, vol. 3).

Funayama, Tōru 船山徹 (2007), “Kyōten no Gisaku to Henshū: Yuikyō Zanmai kyō to Sharihotsu Mon kyō 經典の僞作と編輯『遺教三昧經』と『舍利弗問經』 [Forgery and Compilation of Buddhist Scriptures: The Yijiao sanmei jing 遺教三昧經 and the Shelifu wen jing 舍利弗問經], in: Chūgoku Shūkyō Bunken Kenkyū 中国宗教文献研究 [Religions in Chinese Script: Perspectives for Textual Research], ed. Kyōto Daigaku Jinbun Kagaku Kenkyūjo 京都大学人文科学研究所 [Institute for Research in Humanities, Kyoto University], Kyoto: Rinsenshoten (臨川書店), pp. 83-107.

Goyal, Shriram (2005), The Imperial Guptas: A Multidisciplinary Political Study, Jodhpur (India): Kusumanjali
Book World.

Gupta, Parameshwari Lal (1992), The Imperial Guptas, vol. 1, Varanasi: Vishwavidyalaya Prakashan.
IBInsc = Keishō Tsukamoto
塚本啓祥, Indo Bukkyō Himei no Kenkyū インド仏教碑銘の研究 [A Comprehensive Study of the Indian Buddhist Inscriptions], part I, Text, Notes and Japanese Translation; part II, Indices, Maps and Illustrations; part III, Inscriptions in Northern Areas, Pakistan, Kyoto 1996~2003: Heirakuji Shoten 平樂寺書店.

Iwamoto, Yutaka 岩本裕 (1986), “DEVARAJA ron” DEVARAJA [On devarāja], in: Tōnan Ajia shi Gakkai Kaihō 東南アジア史学会会報 [Journal of the Japan Society for Southeast Asian Studies], no. 44: 4-5.

Karashima, Seishi 辛嶋静志 (2007), “Who were the icchantikas?”, in: ARIRIAB 10: 67-80.

Karashima, Seishi (2008), “Fragments of a Manuscript of the Prātimokasūtra of the Mahāsāghika-
(Lokottara)vādins (1)”, in: ARIRIAB, vol. XI (2008), pp. 71-90 + 25 plates.

Karashima, Seishi (2013), “Manuscript Fragments of the Prātimokasūtra of the Mahāsāghika (- Lokottaravādin)s (2)”, in: ARIRIAB, vol. XVI (2013): 47-90 + plates 14-51.

Karashima, Seishi (2015), “Who Composed the Mahāyāna Scriptures? – The Mahāsāghikas and Vaitulya Scriptures”, in: ARIRIAB, vol. 18: 113-162.

Karashima, Seishi (2016), “Hewei panduan Yiweijing zhi genju: yi Yulanpen jing yu Shelifuwen jing wei li” 何為判斷疑偽經之根據:以《盂蘭盆經》與《舍利弗問經》為例 [“What are the criteria for branding scriptures as apocryphal?: Taking the Yulanpen jing and the "Sūtra on Śāriputra’s Questions" as examples], in: Fojiao Wenxian Yanjiu 佛教文獻研究, vol. 1 (2016, 6), Guilin 桂林: Guangxi Shifan Daxue Chubanshe 廣西師範大學出版社, pp. 201-237.

Melzer, Gudrun (2006), “A Copper Scroll Inscription from the Time of the Alchon Huns”, in: BMSC, vol. III,
pp. 251-278.

Willis, Michael D. (2005), “Later Gupta History: Inscriptions, Coins and Historical Ideology”, in: Journal of the Royal Asiatic Society of Great Britain and Ireland 15: 131-150.


 

[1] Tham khảo Bhikṣuṇī-Vinaya (Ma-L), tr.If.

[2] T. 51, no. 2085, 864b16〜29.從彼波羅 奈 國東行還到巴連弗邑。法顯本求戒律。而北天竺諸國皆師師口傳 無本可寫。是以遠渉乃至中天竺。於此摩訶衍僧伽藍得一部律。是摩訶僧祇衆律。佛在世時最初大衆所行也。於祇洹精舍傳其本。自餘十八部各有師資。大歸不異。然小小不同。或用開塞。但此最是廣説備悉者。復得一部抄律可七千偈。是薩婆多衆律。即此秦地衆僧所行者也。亦皆師師口相傳授,不書之於文字。復於此衆中得《雜阿毘曇心》可六千偈。又得一部經二千五百偈。又得一卷《方等般泥洹經》可五千偈。又得摩訶僧祇阿毘曇。故法顯住此三年,學梵書、梵語,寫律。

[3] Tham khảo BhiVin (Ma-L), tr. II.

[4] Một số ấn bản đọc là Hồ (胡) thay cho Phạm (梵). Sự thay đổi này có thể được tìm thấy bất cứ ở đâu trong những bản kinh Phật giáo. Một số học giả đề xuất bất hợp lý rằng Phạn có nghĩa là chữ viết Brāhmī, trong khi nó có nghĩa là chữ viết Kharoṣṭhī. Hồ có nghĩa là “người hay những vật từ những quốc gia phía Bắc và phía Tây (nhìn từ Trung Quốc), bao gồm Ấn Độ”. Vào thời Đường, Hồ được dùng để chỉ riêng cho người Sogdian. Trong những kinh sách Phật giáo Hán ngữ, Phạn dường như có nghĩa là tiến “Sanskrit” hoặc “Ấn ngữ truyền thống”, trong khi Hồ có nghĩa chung là “người Ấn” (cũng cả người Trung Á). Do đó, Phạn ngữ (梵語) và Hồ ngữ (胡語) có nghĩa là “tiếng Sanskrit” và “tiếng Ấn”; và Phạn bổn (梵本) và Hồ bổn (胡 本) có nghĩa là “bản văn tiếng Sanskrit” và “bản văn tiếng Ấn”. Như vậy, có một sự khác nhau nhỏ nhưng không đáng kể giữa hai cụm từ này.

[5] Đấu Tràng tự (鬪場寺) được đồng nhất với ngôi chùa nổi tiếng Đạo Tràng (道場寺); xem Deeg 2005: 26. Bảng thông tin ghi cuối sách này được trích nơi Xuất Tam tạng ký tập (出三藏記集) của Tăng Hựu (僧祐 445-518 TL); T. 55, no. 2145, 510-518 C.E.), ở đó tên của Đạo Tràng tự  (21a9) được tìm thấy thay cho  Đấu Tràng tự.

[6] 摩訶僧祇律私記: 中天竺昔時,暫有惡王御世。諸沙門避之四奔。三藏比丘星離。惡王既死,更有善王。還請諸沙門還國,供養。時巴連弗邑有五百僧,欲斷事,而無律師,又無律文,無所承案。即遣人到祇洹精舍。寫得律本于今傳賞。法顯於摩竭提國巴連弗邑阿育王塔南天王精舍寫得梵(v.l. 胡)本。還楊州,以晉(v.l. -)義熙十二年歳在丙辰十一(v.l. 十)月,於鬪場寺出之。至十四年二月末都訖。共禪師譯梵(v.l. 胡)本(v.l. -)爲秦焉。故記之。

[7] T. 22, no. 1425, 548b9~25. 佛泥洹後,大迦葉集律藏,爲大師宗,具持八萬法藏。大迦葉滅[v.l. 滅度]後,次尊者阿難亦具持八萬法藏,次尊者末田地亦具持八萬法藏,次尊者舍那婆斯亦具持八萬法藏,次尊者優波崛(v.l. 掘)多,世尊記無相佛,如降魔因緣中説,而不([= v.l.] ←亦)能具持八萬法藏。於是遂有五部名生。初曇摩崛(v.l. 掘)多別爲一部。次彌沙塞別爲一部。次迦葉維復爲一部。次薩婆多───“薩婆多”者,晋言“説一切有”。所以名一切有者,自上諸部義宗各異,薩婆多者言: “過去、未來、現在、中陰各自有性。 ”,故名一切有。於是,五部並立,紛然競起。各以自義爲是。時阿育王言: “我今何以測其是非? ” 於是,問僧佛法斷事云何?皆言: “法應從多。 ” 王言: “若爾者,當行籌,知何衆多。 ” 於是,行籌。取本衆籌者甚多。以衆多故,故名摩訶僧祇。摩訶僧祇者,大衆名(v.l. -)也。

(Sau khi Đức Phật Niết-bàn, Đại Ca Diếp (Mahākāśyapa) tập hợp lại Luật tạng và trở thành vị thầy lớn, nắm toàn bộ tám ngàn giáo pháp. Sau khi Đại Ca Diếp diệt độ, tiếp đó Tôn giả A-nan (Ānanda) cũng nắm giữ toàn bộ tám ngàn giáo pháp; tiếp theo Tôn giả Mạt-điền-địa (Madhyāntika) cũng năm giữ toàn bộ tám ngàn giáo pháp; tiếp đó Tôn giả Xá-na-bà-tư (Śāṇavāsin) cũng nắm giữ toàn bộ tám ngàn giáo pháp; tiếp đó, Tôn giả Ưu-ba-quật (Upagupta), người được Đức Thế Tôn thọ ký sẽ thành Phật những không có [32] tướng [đặc điểm của một vị Phật], như được thuật lại nơi câu chuyện liên quan đến việc đánh bại Māra, tuy nhiên, không thể nắm toàn bộ tám mươi giáo pháp. Do đó, tên của năm bộ/nhóm (nikāya) có mặt. Trước hết, Đàm-ma-quật-đa (Dharmaguptaka) trở thành một bộ; tiếp theo, Di-sa-tắc (彌沙塞) trở thành một bộ; tiếp theo, Ca-diếp-duy (Kāśyapīya) trở thành một bộ; tiếp theo, Tát-bà-đa (Sarvāstivādin) - “Tát-bà-đa” có nghĩa là “khẳng định tất cả [pháp] đều có”. Lý do tại sao nó được gọi là “Tất cả [pháp] đều có” là như sau: giáo nghĩa của những bộ được đề cập ở trên thì khác nhau, [và] Tát-bà-đa khẳng định rằng mỗi trong [các pháp] quá khứ, hiện tại, tương lại và những sự hiện hữu trung gian [antarābhava] có bản chất cuối cùng của riêng nó [svabhāva]. Do đó nó được đặt tên “Tất cả [pháp] đều có”. Như vậy năm bộ cùng tồn tại, tranh luận với nhau, [và] mỗi bộ tin giáo nghĩa của mình là đúng. Bấy giờ vua A Dục (Aśoka) nghĩ: “Làm cách nào ta có thể đánh giá được bộ nào đúng hay sai?” Do đó, ông hỏi Tăng chúng cách thực hiện một phán quyết theo luật của Phật. Tất cả đều nói: “Theo luật, [chúng ta] nên theo [luật] đa số.” Ngay sau đó, phiếu được phân phát. Những người, mà họ bỏ phiếu của nhóm được nói đến, là có số lượng lớn. Bởi vì nó rất nhiều, [bộ này] được gọi là Ma-ha-tăng-kỳ (Mahāsāṃghika). “Ma-ha-tăng-kỳ” có nghĩa là “hội chúng đông đảo” (đại chúng) vậy.)

[8] T. 22, no. 1425, 362b23. 別衆食在後. Trong bộ luật của những tông phái khác, có một giải thích về giới này, chẳng hạn Vin IV 71-75.

[9] T. 22, no. 1425, 362b24. 祇洹精舍中梵(v.l. 胡)本蟲噉,脱無此別衆食戒.

[10] T. 51, no. 2085, 862b2~21. 有一大乘婆羅門子名羅汰私<婆>迷,住此城裏。爽悟多智,事無不達。以清浄自居。國王宗敬師事,若往問訊,不敢並坐。王設以愛敬心執手,執手已,婆羅門輒自灌洗。年可五十餘,擧國瞻仰。頼此一人弘宣佛法,外道不能得加陵衆僧。於阿育王塔邊造摩訶衍僧伽藍,甚嚴麗。亦有小乘寺,都合六七百僧衆,威儀庠序可觀,四方高徳沙門及學問人,欲求義理皆詣此寺。婆羅門子師亦名文殊師利,國内大德沙門、諸大乘比丘皆宗仰焉,亦住此僧伽藍。凡諸中國,唯此國城邑為大。民人富盛,競行仁義。年年常以建卯月八日行像。作四輪車縛竹作五層。 … 其狀如塔。 …… 四邊作龕,皆有坐佛菩薩立侍。可有二十車。 … 婆羅門子來請佛。佛次第入城。入城内再宿。通夜然燈伎樂供養。

[11] T. 55, no. 2145, 60b2-11.「六卷泥洹記」第十八 出經後記:摩竭提國,巴連弗邑,阿育王塔,天王精舍,優婆塞伽羅先見晉土道人釋法顯遠遊此土,爲求法故,深感其人。即爲寫此《大般泥洹經如來祕藏》,願令此經流布晉土,一切衆生悉成平等如來法身。義熙十三年十月一日,於謝司空石所立道場寺,出此《方等大般泥洹經》。至十四年正月二(v.l. 一)日挍定盡訖。禪師佛大跋陀手執胡(v.l. 梵)本,寶雲傳譯。于時,坐有二百五十人。

[12] Tham khảo Karashima 2007, esp. 76f.

[13] T. 55, no. 2145, 60b12-22. 「二十卷泥洹記」 第十九 出智猛《遊外國傳》《智猛傳》云: 毘耶離國有大小乘學不同。帝利城次華氏邑。有婆羅門,氏族甚多。其禀性敏悟,歸心大乘,博攬衆典,無不通達。家有銀塔,縱廣八尺,高三丈,四龕銀像高三尺餘。多有大乘經,種種供養。婆羅門問猛言: “從何來? ” 答言: “秦地來。 ” 又問: “秦地有大乘學不? ” 即答: “皆大乘學。 ” 其乃驚愕,雅歎云: “希有。將非菩薩往化耶? ” 智猛即就其家得泥洹胡(v.l. 梵)本,還於涼州出得二十卷。

[14] T. 55, no. 2145, 113c6, 9; T. 50, no. 2059, 343c2. Tiểu sử này được trích nơi những danh mục kinh tạng Phật giáo về sau: T. 55, no. 2154. 521c27f., 522a2f.; T. 55, no. 2157, 818c7f., 10f

[15] T. 24, no. 1465, 902b4-7: 佛言: “有長者子,名曰分若多羅,宿有善根,生婆羅門家,樂欲捨家,修無上道。隨大目犍連,於巴連弗邑天王精舍,求受具戒。

[16] Funayama 2007: 97f.

[17] Mối liên hệ mật thiết giữa những người Đại chúng bộ và Đại thừa ở Pāṭaliputra cũng được chứng minh bằng mô tả sau ở nơi tiểu sử Harivarman (250-350 TL) của Huyền Sướng (玄暢, 416-484 TL), tác giả của *Satyasiddhiśāstra (hay *Tattvasiddhi, 成實論/Thành thật luận T. 32, no. 1646): “Bấy giờ, những Tăng sĩ Đại chúng bộ, những người cư trú ở Pāṭaliputra, tất cả những người theo Đại thừa, xem nó là cơ sở của năm bộ (五部, pañca nikāyāḥ)” từ một trích dẫn ở nơi Xuất Tam tạng ký tập  (T. 55, no. 2145, 79a12f. 時有僧祇部僧, 住巴連弗邑,並尊奉大乘, 云是五部之本.

[18] Những đoạn này đã được biên tập và xuất bản một phần ở nơi BMSC I-IV. Ngoài ra, một bản viết tay Prātimokṣasūtra của Đại chúng bộ (Thuyết xuất thế bộ) chưa hoàn thiện được phát hiện ở  Bamiyan (tham khảo Karashima 2008, 2013).

[19] T. 51, no. 2087, 873b4f. 梵衍那國…… 伽藍數十所,僧徒數千人,宗學小乘説出世部。

[20] Hiện tôi đang chuẩn bị một bài viết về chủ đề này; tham khảo Karashima 2015.

[21] Tham khảo Iwamoto 1986.

[22] Tham khảo Abhis III 574f.; Enomoto 2013.

[23] Xem Melzer 2006: 274.

[24] Cf. IBInsc I 729, l. 8f.; Fleet 1888: những bản chữ khắc Gupta, tr. 33, n. 6; Bhandarkar 1981: 252, n. 1. Gupta (1992: 17, 189, 297) cho rằng  Devarāja là tên gọi khác dành cho Chandragupta II, người cũng được gọi là Deva và Deva Gupta. Tên gọi Devarāja cũng được tìm thấy nơi bài kệ 647 của Mañjuśrī-Mūlakalpa. Gupta (1992: 122, 124, 353) cho rằng đây là một biệt hiệu của  Budha Gupta (r. 476?-487 C.E.); cũng tham khảo Enomoto 2013: 10, n. 3.

[25] Tham khảo Willis 2005.

[26] Giả định ban đầu rằng Pāṭaliputra là kinh đô của toàn bộ đế quốc Gupta hiện gây nghi ngờ; xem Goyal 2005: 246f. Tuy nhiên, những trích dẫn từ những ký sự của Pháp Hiển, Huyền Trang mà Goya sử dụng như một bằng chứng về sự không quan trọng của Pāṭaliputra là khó hiểu. Như được trích dẫn ở trên, Pháp Hiển miêu tả kinh thành như sau: “Trong tất cả những nước ở Trung Ấn (Madhyadeśa), [kinh] thành này của vương quốc là lớn nhất. Dân chúng rất phú thịnh và cùng đua tranh làm việc nhân nghĩa.” Lại, việc rước tượng [Phật] ở kinh thành, điều mà Pháp Hiển mô tả, và ngôi tháp bằng bạc cao mười mét ở nơi nhà vị Bà-la-môn, mà Trí Mãnh tường thuật, cả hai cho thấy sự giàu có đáng kể của cư dân ở đó. Goyal trích từ bản dịch của Watter về ký sự của Huyền Trang như sau: “Thành phố này từ lâu đã là một nơi hoang vắng ngoại trừ một một thị trấn có tường bao gần Gaṅgā với 1.000 cư dân”. Tuy nhiên, ký sự của Huyền Trang viết là “trên 1.000 gia đình (千餘家; tức là có thể lên đến 10.000 cư dân; T. 50, no. 2053, 236a18) thay vì “1.000 cư dân”. 27 T. 51, no. 2087, 911b14f.

[27] T. 51, no. 2087, 911b14f.

[28] Tham khảo Karashima 2016: 216-236.

Chia sẻ: facebooktwittergoogle
Các bài viết khác