Vĩnh Hảo
Khó
giữ được tâm an khi
con người và
thế giới chung
quanh
thường xuyên
chuyển động, loạn động…
Tâm
dễ vọng động khi
quan sát, lắng
nghe
hình ảnh,
âm thanh,
tin tức (tốt hay
xấu, lành hay dữ, vui
hay buồn)… dù chỉ
gián tiếp qua một
màn ảnh nhỏ nơi bàn
viết.
Tâm
cũng dễ
giao động,
xúc động trước
những tiếng kêu
đau thương của
con người, con
vật.
Có
những tiếng thét gào khổ
đau, mất mát
nhân thân và
tài sản từ những
nạn nhân bão lụt, động
đất, lốc xoáy, hỏa hoạn…
cũng như từ
tai nạn giao
thông, tật bệnh, bom mìn
chiến tranh, bắn giết vì
thù hận,
ganh ghét và kỳ
thị…
Trong
khi nền
văn minh kỹ thuật
của
nhân loại bước
vào thế kỷ 21 đã phát
triển và mở mang vô hạn
thì lòng người càng lúc
càng trở nên hẹp hòi,
cố chấp,
thành kiến, vô
cảm,
ác độc.
Vũ
khí của
loài người cổ xưa
là để tự vệ hoặc săn mồi
với từng loài thú, nay
là những công cụ giết
người hàng loạt (hàng
chục đến hàng trăm, hàng
ức đến hàng triệu) chỉ
qua một ngón tay lẩy cò
hoặc nhấn nút.
Người
lớn đã bày vẽ những trò
chơi chiến tranh, kinh
doanh vũ khí, khích động
hận thù… để rồi
trở thành nạn
nhân của chiến tranh: âu
lo và hãi sợ,
đe dọa và bắt
nạt, điều đình và mặc
cả… để tìm sự
an toàn trong
ngưng chiến hay hòa bình
(tạm thời).
Và lạ
thay, khi lòng
hận thù, kỳ thị
và hiếu chiến của
con người đi đến
chỗ
xuẩn động nhất
thì lại được một số đông
tán thưởng,
cổ võ; rồi càng
được
cổ võ, người ta
càng hăng say,
điên cuồng hơn,
lấy sự giết hại,
đày đọa cho khổ
đau người khác làm
thành tích và để
nhân danh
giai cấp,
tôn giáo hay sắc
tộc được cho là trên
hết, là
trung tâm của tất
cả.
Đặt
mình trên tất cả, sẽ
không hòa được với những
người ở dưới.
Đặt
mình bên trái, sẽ không
hòa được với những người
bên phải; đặt mình bên
phải, sẽ không hòa được
với những người bên
trái.
Đặt
mình vào giữa, sẽ không
hòa được với những người
chung quanh.
Thực ra, mỗi
người ở đời đều
cùng lúc ở trên,
ở dưới, ở bên trái, ở
bên phải và ở giữa.
Trên-dưới, phải-trái,
trước-sau hay ở giữa đều
chỉ là một
vị trí
tương đối và
tùy theo góc độ
và
nhãn kiến của chủ
thể và đối tượng. Tất cả
đều
hỗ tương,
liên hệ, tương
thuộc lẫn nhau. Không có
vị trí
tối thượng, tối
hảo, cố định nào dành
riêng cho ai.
Mọi người đều
bình đẳng trong
sự sinh ra, bệnh tật,
già yếu và chết đi;
mọi người đều
bình đẳng trong
máu lệ (chết và khổ
đau). (1)
Điều
quan trọng là sống và
chết như thế nào trong
hành trình trăm
năm đi qua trần gian
này.
Không
cần vay mượn triết lý
của các
tôn giáo,
chủ nghĩa,
học thuyết từng
dẫn dắt
con người từ mấy
ngàn năm qua. Chỉ cần tự
quan sát
kinh nghiệm
bản thân trong
giao tiếp, ứng xử với
đồng loại.
Sống
hòa với người mới có
hạnh phúc.
Ngoại
trừ muốn
ẩn dật trong rừng
thẳm núi cao, còn như
sống với
gia đình,
xã hội thì phải
sống hòa. Nhưng vào
rừng, lên núi
ẩn cư mà
bất hòa với
thiên nhiên và
muông thú thì cũng không
thể
hạnh phúc.
Hạnh phúc an vui
chỉ có được nếu biết
sống hòa với người khác.
Vợ chồng
hòa hợp sẽ
hạnh phúc.
Cha-con, mẹ-con
hòa hợp, sẽ
hạnh phúc. Hàng
xóm láng giềng
hòa hợp sẽ
hạnh phúc. Chủ
nhân và nhân viên
hòa hợp sẽ
hạnh phúc.
Xã hội
hòa hợp sẽ
hạnh phúc.
Nhưng
làm thế nào để hòa được
với kẻ khác? –
Đơn giản là hãy
tự làm mờ nhạt mình đi,
đừng tô đậm cái tôi của
mình trước kẻ khác. Vì
lòng thương, vì
mong mỏi
hạnh phúc an vui
đến với người khác mà
quên mình đi;
đừng cho mình là quan
trọng, cao quý, còn kẻ
khác là
phụ thuộc,
thấp hèn.
Lòng
tự tôn, tự đại và
nỗ lực tiến thân
bất chấp mọi
thủ đoạn có thể
dẫn người ta đến một
chóp đỉnh
vinh quang nào
đó, nhưng
con đường ấy
thường là
con đường
gập ghềnh, khúc
khuỷu, nhiều
gian nan,
đau khổ cho tự
thân, và hẳn nhiên là
gieo rắc khổ đau
cho nhiều người khác.
Tự
cao, tự mãn là mầm mống
tạo
mâu thuẫn,
xung đột. Người
tự cao tự mãn đi đâu,
đến đâu cũng bị người
ghét và xa lánh; trong
khi người biết nhường
nhịn và
tha thứ, chia sẻ
và cho đi, mới hòa được
với người, gần gũi được
với người.
Một lần đến,
một lần đi, qua
cuộc sống mong manh
ngắn ngủi này, hãy như
suối tìm về nơi thấp
nhất, như sông chảy về
biển cả, như mưa rơi
xuống rừng sâu, cánh
đồng, núi cao, thung
lũng và sa mạc. Hòa,
tan.
California, ngày 21
tháng 03 năm 2019
www.vinhhao.info