Nhật Bản và tín ngưỡng Quan Âm
nhat ban
Nguyên Giác
Đức Quan
Thế Âm Bồ
Tát, còn gọi là Đức Quán
Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức
Phật Quan
Âm, được Phật
tử nhiều quốc
gia Châu Á thờ
phượng vì hạnh
nguyện hóa
hiện nhiều thân
tướng để cứu
độchúng sanh. Riêng đối với Nhật
Bản, nơi nhiều tông
phái Tịnh
Độ thịnh
hành, hình
tượng Đức Quan
Âmhiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành
hương, và trong văn
học. Bạn chỉ cần đi
vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật
Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan
Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên
NhãnQuan Âm), hoặc là một hóa
thân của ngài là tượng Đức Chuẩn
Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan
Âm Nam Hải trong bộ áo trắng.
Chúng
ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình
ảnh nhà thơ đứng nơi gác
chuông Chùa Kannon (Quan
Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi
nổi trong các chùm mây hoa anh
đào:
Mái ngói Chùa Quan
Âm
trôi dạt xa trong mây
của các chùm hoa anh
đào.
Hay là thơ của thi sĩ Taigu Ryokan (1758-1831):
Gió đã lặng rồi
nhưng hoa vẫn còn rơi
chim hát, tịch lặng trong mỗi lời chim.
Huyền nhiệm! Không có thể biết, không có thể học
Đức hạnh Ngài Quan
Âm.
Tín ngưỡng Quan
Âm gắn
liền với văn
học Nhật
Bản, y hệt như tại Việt
Nam hay Trung Hoa. Nhưng cũng gắn
liền với khoa học kỹ thuật: chiếc máy ảnh hiệu Canon nổi
tiếng thế
giới, chiếc đầu tiên ra năm 1934 đặt tên là máy ảnh Kwanon (tức là: Quan
Âm) – kiểu đầu tiên này là loại máy ảnh 35 mm đầu tiên của Nhật
Bản. Tuy
nhiên, sau khi ra thị trường
Tây Phương, công ty đổi tên vì khó đọc chính
xác, và khó viết cho đúng chánh tả, nên công ty Precision Optical
Industry Co. Ltd. đổi tên là Precision Optical Industry Co. Ltd. năm 1934, và
rồi đổi thành Canon Inc. năm 1969. Tên máy ảnh Canon là phát
âm gọn của người Nhật
Bản cho chữ Kannon (Quan
Âm).
Không chỉ văn
học và khoa học kỹ thuật, hình
ảnh Quan
Âm in đậm trong tín
ngưỡng của dân Nhật
Bản. Từ nhiều thế kỷ, Phật
tử Nhật
Bản có niềm
tin rằng cần
phải hoàn
tất cuộc Hành
Hương 100 Chùa Quan
Âm – tiếng Nhật là Nihon Hyaku Kannon, tiếng Anh là “The Japan 100
Kannon Pilgrimage.”
Tuyến hành
hương 100 chùa đó chia làm ba tuyến đường độc
lập nhau: tuyến Saigoku 33 Kannon, trong vùng Kansai, gồm 33 chùa; tuyến
Bandō 33 Kannon, trong vùng Kantō, gồm 33 chùa; tuyến Chichibu 34 Kannon trong
vùng Chichibu, Saitama, tuyến này ban
đầu chỉ 33 chùa, nhưng năm 1525 được xây thêm một ngôi chùa cho tròn 100
ngôi chùa để hành
hương.
Tại sao con số 33 được ưa
chuộng trong tín
ngưỡng Quan Âm? Bởi vì trong Kinh
Diệu Pháp Liên Hoa(The Lotus Sutra), ghi rằng Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni giải
thích cho Vô
Tận Ý Bồ Tát về ý
nghĩa của danh
hiệu Quán
Thế Âm là do vị Bồ
tát này khi nghe âm
thanh của chúng
sanh xưng
danh hiệu mình thì tức
thời tầm thanh để cứu
khổ. Nếu có vô
lượng trăm ngàn vạn ức chúng
sanh bị các khổ
não nghe đến danh
hiệu Quán
Thế Âm Bồ Tát, một lòng xưng
danh Ngài thì ngay khi đó, Bồ
Tát Quán Thế Âm tức thì quán
sát âm
thanh ấy, khiến cho họ đều được
giải thoát. Và ngài hiện
ra 33 ứng
hóa thân, cũng là vô
lượng thân trong sáu cõi để cứu
độ.
Những gì chúng
ta đọc trong sách sẽ khác với những gì chúng
ta có thể thấy ở Nhật
Bản. Và ngay cả chùa Nhật
Bản cũng không giống gì với chùa Việt
Nam. Một điểm dị biệt lớn là, trong khuôn viên Chùa Nhật
Bản thường
có một khu vực riêng để làm một ngôi đền Thần
Đạo.
Trong chuyến đi thăm Nhật
Bản trong tháng 4/2018, ngôi chùa đầu tiên tôi được dẫn tới thăm là
Kiyomizu-dera Temple, tức là Thanh
Thủy Tự, thời Đức Quan
Thế Âm trên đồi Âm Vũ Sơn. Người hướng dẫn đoàn du lịch từ Quận Cam
(California) là anh Trần Nguyên Thắng, Giám đốc ATNT Travel & Tours (www.atnttour.com).
Cùng học với tôi từ thơ
ấu, năm 1970 bạn Thắng có Tú Tài 2 xong là sang Nhật
Bản du học, trở
thành kỹ sư và làm việc với hãng Nhật hơn hai thập niên, sau đó mở công
ty hướng dẫn du lịch trụ sở ở Quận Cam. Do có người hướng dẫn như vậy, kiến
thức của bạn Thắng về lịch
sử, văn
hóa và xã
hội Nhật
Bản gần như toàn bích. Những bản văn trên các bia đá được Thắng dịch và giải
thích bằng tiếng Việt rất rành
mạch.
Thanh Thủy là nước trong. Kiyomizu-dera là một ngôi chùa độc
lập ở phía đông Kyoto, là một phần của Di
sản văn
hóa cố đô Kyoto theo UNESCO. Theo lược sử trong tờ bích chương tiếng Anh
của chùa, cho
biết chùa này xây từ năm 778. Nguyên khởi vì nhà
sư tên là Enchin có một giấc mơ về một dòng sông vàng chảy từ ngọn núi
Otowa phía trên Kyoto. Khi thức
giấc, nhà
sư lên thăm ngọn núi đó, gặp một ông cụ đúng nơi thấy trong giấc mơ. Ông
cụ Gyoei nói với nhà
sư Enchin rằng ông cụ ở đó đã 200 năm, hàng ngày cầu
nguyện Đức Quan
Thế Âm Bồ
Tát. Ông cụ Gyoei xin nhà
sư Enchin vào thay chỗ, để ông cụ có thể ra đi hành
hương và nói hy
vọng sẽ quay lại. Trước khi ra đi, ông cụ chỉ vào một thân gỗ đã chặt,
nói đó là gỗ tốt, nếu nhà
sư muốn tạc
tượng Đức Quan
Âm.
Ông cụ Gyoei không bao giờ quay lại. Nhà
sư Enchin mới đi tìm ông cụ, và chị thấy đôi giày ông cụ để nơi đỉnh
núi. Nhà
sư tin rằng ông cụ là một hóa
thân của Đức Quan
Thế Âm, nên cho dùng thân gỗ đã nói để tạc
tượng Đức Quan
Âm. Nhưng nhà
sư Enchin loay hoay hoài, không tạc
tượng được, suốt 20 năm. Lúc đó, có một lãnh tụ chiến binh (thời đó gọi
là samurai) tên là Tamuramaro cảm
ngộ ơn
đức của nhà
sư, nên bảo
trợ việc xây chùa, cho gỡ toàn
bộ căn nhà riêng của quan chức này và xây lại trên núi làm chùa cho nhà
sư Enchin hoàn
tất việc tạc
tượng Đức Quan
Âm.
Anh Trần Nguyên Thắng kể sự
tích có hơi khác với sách hướng dẫn trên, nói rằng thời đó, phu
nhâncủa lãnh tụ samurai kia bị sản nạn, sinh khó, cho nên vị tướng quân
này mới chạy lên xin nhà
sư Enchin cầu
nguyện giúp. Nhà
sư nói rằng nơi ngọn núi có 3 dòng nước nhỏ, và tướng quân nên hứng nước
về cho phu
nhân uống, trong khi nhà
sư tụng
kinh cầu
nguyện. Cuối
cùng mẹ tròn con vuông, tướng quân mới bảo
trợ tất cả việc xây chùa thờ Đức Quan
Thế Âm, và ngôi chùa này có tên là Thanh
Thủy Tự, tức là nước trong tinh
khiết.
Ngôi chùa bị cháy nhiều lần, và rồi được xây lại nhiều lần. Trong các quan chức
giúp xây lại có Toyotomi Hideyoshi, vị tướng quân có công dẹp nạn sứ quân và
thống nhất Nhật
Bản vào thế kỷ thứ 16. Nhưng kiến trúc như hiện nay là xây hoàn
tất năm 1633, với bảo
trợ của Tokugawa Iemitsu, vị tướng quân đời thứ 3.
Có tin hay không là một chuyện, nhưng du
khách tới là xếp hàng một tới 3 dòng nước được dẫn qua ống tre từ núi
chảy xuống. Bạn Trần Nguyên Thắng hướng dẫn cách dùng gáo nước, sau khi múc nước
từ từng dòng, đổ ra bàn tay và uống một chút, cầu
nguyện hay không thì tùy, rồi đưa gáo nước vào dãy làm sạch vi
trùng bằng tia
sáng cực tím. Theo người Nhật tin
tưởng, uống nước từ ba mạch nước này sẽ giúp thực
hiện điều nguyện ước, ngoài
ra còn sẽ trường
thọ, khỏe mạnh và thành
công trong việc học hay kinh doanh.
Đặc biệt trong khuôn viên Thanh
Thủy Tự có một đền thờ của Thần
đạo. Đền thờ này là đền Jishu (Jishu jinja) thờ Okuninushi - thần của
tình yêu và đôi lứa. Bạn Trần Nguyên Thắng nói, dân Nhật gọi đền này là Đền Cầu
Duyên, nghĩa là người cô
đơn sẽ về gặp tình yêu thuận
lợi. Nơi sân đền là hai tảng đá ngầm, nhô lên
mặt đất một phần, cách
nhau 18 mét: nếu người cầu duyên nhắm mắt, bước đi từ tảng đá này sang
đặt chân đúng lên tảng đá kia, thế nào cũng sẽ gặp mối lương
duyên tốt
đẹp.
Dĩ nhiên, chùa Kiyomizu-dera và đền cũng có những lá bùa khác nhau, có xin
xăm. Nếu gặp xăm tốt, bạn sẽ cầm về nhà, chờ điều tốt
lành tới. Nếu gặp lá xăm xui xẻo, dân Nhật sẽ buộc lá xăm xui xẻo đó vào
một nơi trước sân đền Thần
Đạo, để mọi chuyện xui xẻo cho Đức
Phật và chư Thần gánh chịu, hóa giải.
Ngôi chùa Thanh
Thủy Tự thu hút đông du
khách, do vậy cả thị trấn có đủ thứ kinh doanh trên lối đi từ chân núi
lên chùa: tiệm ăn, tiệm kỷ vậy, tiệm cho thuê trang phục kimono để du
khách chụp hình, tiệm bánh có đủ loại bánh đặc sản, tiệm trà, và vân
vân. Nghĩa là, một ngôi chùa có thể nuôi sống cả một thị trấn.
Trong chuyến đi, đoàn du
khách do ATNT hướng dẫn cũng tới thăm Công Viên Hòa Bình Heiwa-koen. Ngôi
kiến trúc chính của công viên là Tứ
Động Tâm, trên kiến trúc khắc 4 bức phù điêu kể lại 4 hình
ảnh thiêng
liêng của Đức
Phật: Khi Đức
Phật đản sanh ở Lumbini (Lâm
Tì Ni), khi Đức
Phật thành
đạo ở Bodhgaya (Bồ
Đề Đạo Tràng), khi Đức
Phật chuyển pháp luân-thuyết pháp lần đầu tiên cho năm anh em Kiều
Trần Như ở vườn Sarnath (Lộc
Uyển), và khi Đức
Phật nhập
Niết bàn ở Kusinara (Câu
Thi Na).
Nơi đây đi
vòng phía sau kiến trúc Tứ
Động Tâm dẫn xuống một lối đi bộ hành ven rừng, dọc lối đi là 33 pho
tượng Đức
Phật Quan
Âm, tượng
trưng 33 ứng
hóa thân để cứu
độ chúng
sinh. Mỗi pho tượng Đức Quan
Thế Âm đứng hay ngồi theo những tư thế khác nhau, tùy
hóa thân vào các cõi khác nhau. Khi đứng trong công viên, có thể nhìn
thấy phía xa là ánh
mặt trời chiếu lên núi Phú Sĩ.
Kiến trúc tháp Tứ
Động Tâm nơi Công viên Hòa Bình trên là do một chi nhánh của Nhật
Liên Tông xây lên. Một trụ khổng lồ giữa sân trước, có khắc chữ Nhật đọc
sang tiếng Việt là “Nam Mô Diệu
Pháp Liên Hoa Kinh.”
Trong khi đó, Tokyo có một ngôi chùa nổi
tiếng linh
thiêng khác là Chùa Quan
Âm Asakusa. Nguyên cả một khu vực quanh chùa là thị tứ, bán đủ thứ, trong
đó chùa chỉ là một phần nằm trong một góc Tokyo, nhưng chùa Phật Quan
Âm Thiên Thủ (Senso-ji) này nổi
tiếng cầu
xin là được, theo niềm
tin dân Nhật
Bản. Gọi như thế là cho tiện, thực
ra theo Wikipedia, chùa có tên là Kinryū-zan Sensō-ji, dịch ra tiếng Việt
là Thanh
Long Sơn Thiên Thảo Tự. Chùa nằm trong khu phố cổ Tokyo. Đây là ngôi
chùa cổ nhất tại Tokyo, mang nhiều lịch
sử nhất. Kế bên chùa 5 tầng lầu là một ngôi đền Thần
Đạo, trong khu chung quanh là cả một vùng phố thị buôn bán đủ thứ, trong
đó du
khách tới viếng Chùa Thiên Thủ
trung bình mỗi năm là 30 triệu người, cả du
khách trong và ngoài nước tới. Đây là một trong 10 chùa Nhật
Bảnđông du
khách nhất.
Hãy hình
dung một ngôi chùa nào ở Sài Gòn hay Hà Nội thu hút 30 triệu du
khách một năm. Thí
dụ, Chùa Vĩnh
Nghiêm ở Quận 3, Sài Gòn nếu thu hút số lượng du
khách đông như thế, nghĩa là cả một quận 3 sẽ sống thuần nhờ ngành du
lịch. Niềm
tin linh
thiêng đã thu hút người tới để cầu
xin.
Ngôi chùa đó xây riêng cho việc thờ
phượng Đức Quan
Thế Âm Bồ
Tát. Theo truyền
thuyết, một pho tượng Đức Quan
Thế Âm được tìm
thấy trên sông Sumida trong năm 628 bởi hai ngư dân, anh em Hinokuma
Hamanari và Hinokuma Takenari. Trưởng
làng, là ông Hajino Nakamoto, đã công
nhận sự thiêng
liêng của bức tượng và ông đã tu sửa ngôi nhà của mình thành một ngôi
chùa nhỏ ở Asakusa, để người dân có thể thờ
phượng Đức Quan
Thế Âm. Ngôi chùa được xây
dựng vào năm 645, và là ngôi chùa cổ nhất Tokyo. Trong những năm đầu của
Mạc phủ Tokugawa, Tướng quân Tokugawa Ieyasu xem chùa này như đền thờ hộ
mệnh của gia
tộc Tokugawa.
Tự Điển Bách Khoa Mở ghi rằng một chiếc lồng đèn giấy lớn được treo dưới cổng
Kaminari-mon ở lối đi chính dẫn vào khuôn viên của chùa. Đi qua cổng là con
đường thẳng dẫn về phía bắc đến cổng Hozo-mon và điện Kannon-do (Quan
Âm Đường). Con
đường nằm ở hai cổng dài khoảng 250 mét, ngang qua phố Nakamise. Ở đây có
các cửa hàng nhỏ san sát
nhau, bán đủ mọi thứ, từ đồ lưu niệm đến những bánh bao manju và những
con búp bê. Những chiếc quạt đầy màu sắc (có cả hai kiểu xếp được và không xếp
được), ô dù và những chiếc lồng đèn, những chiếc áo happi, băng trò chơi điện
tử…
Nếu bạn đang cư
ngụ tại Nam California, và nếu bạn theo
dõi băng tần truyền hình NHK của chính phủ Nhật
Bản, trên làn sóng này vẫn thường
chiếu hình
ảnh về nhiều lễ
hội tại khu phố Asakusa của Tokyo – trong đó có nhiều lễ
hội quanh
năm, có lẽ là để thu hút du
khách, nhưng nổi
tiếng nhất là Sanja Matsuri, còn có tên là Sanja Festival vào tháng 5
hàng năm, trong đó các ngai thờ và các xe hoa được đưa tuần hành khắp trên đường
phố trong ba ngày lễ
hội, thường
có khoảng 1.5 triệu người tham
dự lễ
hội tưng bừng.
Đó là chỉ mới nói về tín
ngưỡng Quan
Âm trong chuyến đi Nhật
Bản. Chuyến đi cũng ghé thăm nhiều ngôi chùa khác, nhưng không thờ riêng
về Đức Quan
Thế Âm Bồ
Tát như các ngôi chùa kể trên. Mỗi ngôi chùa đều có những huyền thoại từ
cả chục thế kỷ trước, có những niềm
tin linh
thiêng riêng. Thí
dụ, như Thiên
Long Tự (Tenryu-ji) ở chân núi Aashiyama, được bạn Trần Nguyên Thắng
giải thích là tổ đình Thiền Phái Lâm
Tế, nơi tấm tranh vẽ khổng lồ Bồ
Đề Đạt Ma đặt ngay lối vào chánh
điện. Hay ngôi chùa Todai-ji (Đông
Đại Tự) thờ Đức
Phật Tỳ Lô
Giá Na của dòng Chân
Ngôn Tông, nơi khuôn viên là cả trăm con nai hiền
lành đi chen với người. Và một số ngôi chùa khác, không chuy6n biệt thờ
Đức Quan
Âm.
Nhật Bản là đất nước nhìn đâu cũng thấy hình
ảnh đẹp, thơ mộng, sạch, tử tế… Cũng xin gửi lời cảm
ơn người hướng dẫn Trần Nguyên Thắng, đã dịch các văn bia tiếng Nhật ra
tiếng Việt rất cặn
kẽ để giúp các thông tin đặc
biệt cho bài viết này.
Nguyên Giác