Sự Tiếp Biến Văn Hóa & Lễ Phật Đản

su tiep bienThích Hạnh Chơn

 

vesakViệt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Điều này được biểu hiện khá rõ qua nhiều mặt bao gồm ngôn ngữ, kiến trúc, tôn giáo… Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa cũng không là ngoại lệ. 

Tuy nhiên, có một sự kiện mà cả Phật giáo Việt Nam cũng như Phật giáo Trung Hoa phải chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ hay nền văn hóa phổ quát của nhân loại, đó là lễ Phật đản trong Phật giáo Đại thừa (để phân biệt với lễ Vesak của Phật giáo Nam truyền). Bài viết này bàn về vài khía cạnh ảnh hưởng văn hóalễ Phật đản.

Có lẽ không cần nói nhiều vì ai cũng biết rằng Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Về ngôn ngữ, người Việt sử dụng chữ Hán cho đến thế kỷ XIX. Ngày nay, mặc dù chữ Quốc ngữ đã thay thế nhưng từ Hán-Việt vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong ngôn ngữ Việt. Do đó, nếu không hiểu từ Hán-Việt, chắc chắnchúng ta gặp khó khăn trong việc hiểu và viết các văn bản tiếng Việt. Về tín ngưỡngtôn giáo, Việt Nam chịu ảnh hưởng các loại tín ngưỡng thần thánh như thờ Bà, thờ Quan Thánh và hai tôn giáo Nho và Lão. Cả hai tôn giáo này có xuất xứ từ Trung Hoa. Đặc biệt, Phật giáo Trung Hoa ảnh hưởng rất lớn đối với Phật giáo Việt Nam mặc dù Phật giáo được truyền vào Việt Nam sớm hơn Trung Hoa và Thiền sư Khương Tăng Hội từng hoằng pháp tại Trung Hoa. Tuy nhiên có thể nói văn hóa Nho giáo ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người Việt rõ nhất.

Văn hóa lễ tang và kỵ giỗ là một phần quan trọng trong đời sống cộng đồng người Việt. Từ xưa cho đến nay, người Việt theo hay không theo tôn giáo đều ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi loại hình văn hóa vừa nêu. Bởi lẽ, lễ tang nào cũng có người thân mang khăn tang và thực hiện các nghi thức cúng tế theo Nho giáo. Ngoài các tuần thất chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa, việc cúng bách nhật (100 ngày: lễ tốt khốc nghĩa là thôi khóc), tiểu tường (giáp năm), đại tường (hai năm) và kỵ giỗ đều chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo. Người Phật tử tại gia và cả người xuất gia mặc dù thực hành theo Phật giáo nhưng cũng không thoát ra khỏi các nghi lễ của Nho giáo. Hầu hết các Tăng Ni đều mang khăn tang khi thầy tổ viên tịch và đều cúng vào các ngày vừa nêu trên. Trong khi đó, văn hóa khăn tang không tìm thấy trong truyền thống Phật giáo Nam truyền. Sau khi mãn tang, các ngày giỗ được tổ chức hàng năm và trở nên quan trọng. Đây là dịp con cháu, đệ tử, đồng môn quy tụ về gặp mặt, cúng bái, cầu nguyện và cả tiệc tùng gọi là báo hiếu. Kỵ giỗ đã trở thành truyền thống tốt đẹp xưa nay của người Việt trừ phi bị lạm dụngmục đích cá nhân.

Lễ Vesak, lễ Phật đản và lễ sinh nhật

Sự trình bày ở trên nhằm nêu ra rằng văn hóa người Việt chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa phần lớn đề cao lễ nghi dành cho người khi chết hơn là lúc sinh. Nghĩa là lễ sinh nhật ít hay không được quan tâm thực hiện trong đời sống cộng đồng bà con thân thích. Phải chăng sự chết đem đến sự mất mát đau buồn nên người ta thương khóc nhiều và tưởng nhớ đến nhiều trong khi sự sinh là thêm thành viên, là niềm vui nên lễ nghi ăn mừng chỉ một hai lần (đầy tháng, thôi nôi) là đủ? Nếu giả thuyết này đúng thì sự sinh chưa phải là một trong tám điều khổ? Cho nên phải cần hiểu đúng “sinh là khổ” theo lời Phật dạy chứ không phải kết luận một cách máy móc.

Ngày nay, lễ sinh nhật đã được tổ chức đó đây do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây nhưng nó cũng chỉ được tổ chức giới hạn chứ không phổ biến. Đồng thời với ngày giỗ, lễ kỷ niệm ngày sinh của những người có công lớn đối với đất nước, dân tộc cũng đã được tổ chức. Tuy nhiên, phần lớn các lễ sinh nhật nặng hình thức tiệc tùng vui chơi nên nó ít có ý nghĩa về tinh thần hay giáo dục.

Trong Phật giáo Bắc truyền, các bậc Tổ sưThánh chúng thường được kỷ niệm hay cúng giỗ vào ngày các vị ấy viên tịch/Niết-bàn. Việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh ít được chú trọng hay nếu có thì thường thực hiện cùng với ngày giỗ. Hơn nữa, lễ cúng giỗ lúc nào cũng quy mô hơn. Đối với Đức Phật, lễ Phật đản được tổ chức trọng đại trong truyền thống Bắc truyền trong khi lễ kỷ niệm ngày Phật Niết-bàn rất ít khi tổ chức. Tất nhiên, việc tổ chức lễ Phật đản là điều hiển nhiên đối với vị khai sáng ra đạo Phật. Vấn đề nêu ra là tại sao ngày Phật nhập Niết-bàn ít được quan tâm trong nền văn hóa Trung Hoa và Việt Nam. Phải chăng Đức Phật là bậc giác ngộ giải thoát nên không cần cúng giỗ để tri ân theo truyền thống hiếu của người Việt? Phải chăng Đức Phật Niết-bàn nhưng pháp thân thường trú nên không cần kỷ niệm ngày Phật Niết-bàn? Dù giả thuyết nào đi nữa thì thực tế truyền thống Phật giáo Bắc truyền ít quan tâm đến ngày Phật Niết-bàn và do đó vấn đề kỵ giỗ không cần luận bàn. Nói cách khác, trường hợp Đức Phật không bị ảnh hưởng bởi văn hóa kỵ giỗ của Trung Hoa.

Có thể nói rằng tổ chức Phật đản là sự tri ân đối với bậc Thầy nhân thiên và cũng là dịp để ôn lại những lời dạy cao quý của Đức Phật để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Do đó, hàng năm Tuần lễ Phật đản thường được tổ chức bao gồm hình thức lễ hội kết hợp thuyết pháp. Khác với các lễ hội thông thường, lễ Phật đản nhấn mạnh đến lòng biết ơn, sự học tập từ tấm gương vĩ đại của Đức Phật và sự tu tập giáo pháp. Tiệc tùng vui chơi hưởng thụ không phù hợp với đại lễ quan trọng này.

Một nghi vấn được đặt ra là vấn đề “sinh là khổ”? Ở đây cần hiểu rõ ai khổ. Người sinh khổ hay người được sinh khổ hay những người có liên quan khổ? Người sinh có thể khổ vì lo lắng, vì sự đau của thân ảnh hưởng hay vì không hài lòng với con của mình. Những người có liên quan có thể khổ vì người ra đời có ảnh hưởng đến mục đích nào đó của họ như nối dõi, tranh giành quyền lực… Ngược lại, người được sinh có thể đau về thân thể nhưng chưa chắc đã biết khổ vì ý thức về sự khổ thuộc về tâm chưa hình thành. Trong trường hợp ra đời của Thái tử Tất-đat-đa, từ Đản sinh được sử dụng hàm nghĩa chỉ sự ra đời của bậc tối tôn, bậc cao quý vì hạnh phúc cho chư thiênloài người. Sự ra đời như thế lẽ nào lại cho là khổ?

Một vấn đề khác cũng thường được nêu ra là sự ra đời quan trọng hơn hay sự thành đạo quan trọng hơn. Có người cho rằng nếu không có sự thành đạo thì không có đạo Phật. Sự ra đời do đó là thứ yếu. Có người nói ngược lại rằng sự ra đời của Thái tử mới quan trọng vì Thái tử sẽ làm nên sự nghiệp vĩ đại sau này. Bên cạnh đó quan điểm cho rằng sự ra đời của Thái tử là một sự thị hiện nên sự đản sinh là quan trọng nhất. Mỗi luận điểm đều có lý của nó nhưng sự thật thì thường là một chuỗi các sự kiện liên kết nhau và không thể tách rời nhau. Vì văn hóa sinh nhật hay đản sinh phổ biến nên nó chiếm ưu thế.

Trong khi Phật giáo Bắc truyền có ba ngày kỷ niệm Đức Phật khác nhau cho ba sự kiện Đản sinh, Thành đạo, Niết-bàn thì Phật giáo Nam truyền chỉ có một ngày lễ cho cả ba sự kiện gọi là lễ Vesak. Khi ba sự kiện cùng một ngày thì mọi tranh biện không còn cơ sở để phát sinh. Sự thật ba sự kiện có xảy ra trùng khớp hay không thì khó xác định nhưng các nhà làm sử có ý tưởng gộp chung cũng là một sáng tạo hay. Xét cho cùng thì đa số chỉ biết và quan tâm đến sự kiện Đản sinh. Hai sự kiện còn lại dù đây đó có tổ chức kỷ niệm nhưng chỉ mang tính riêng lẻ trong phạm vi nhỏ.

Dân tộc Việt Nam tiếp nhận nhiều nền văn hóa và luôn chọn lọc trong quá trình tiếp biến. Nho giáo được người dân Việt sử dụng nhiều trong các lễ nghi đời người nên Phật giáo cũng phải thích nghi theo khi chưa có sự thay thế. Riêng về Đức Phật, các sự kiện liên quan đến Ngài vượt qua khỏi sự ảnh hưởng văn hóa bản địa Trung Hoa. Do đó, lễ Phật đản được tổ chức chính thay vì sự kiện Niết-bàn. Lễ Phật đản quan trọng bậc nhất ở Việt Nam cũng là điều hiển nhiên.

Thích Hạnh Chơn

 

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle