Có người bảo
tôi rằng:
“Đức Phật
dạy tất cả
các pháp thế
gian đều vô
thường,
nhưng nếu
tất cả đều
vô thường
thì chính
cái vô
thường đó
phải chăng
đã là một
yếu tố rất
thường?”
Nghe ra có
vẻ như cũng
hợp lý, và
như vậy thì
ngay trong
phát biểu
“tất cả đều
vô thường”
dường như đã
hàm chứa một
nội hàm mâu
thuẫn với
chính nó?
Thật ra,
vấn đề
nằm ở
chỗ là
chúng ta
đang
quán xét
đối
tượng
theo
cách nào
và nhận
hiểu như
thế nào
là
“thường”.
Chẳng
hạn,
cùng một
thắc mắc
như trên
cũng có
thể được
áp dụng
cho
những
yếu tố
như khổ
đau,
phiền
não… Từ
vô thủy
đến nay,
chúng
sinh vẫn
luôn đau
khổ, vẫn
luôn đắm
chìm
trong
phiền
não, vậy
chẳng
phải khổ
đau và
phiền
não cũng
là những
yếu tố
rất
“thường”
đó sao?
Nhưng
chắc
chắn khi
thuyết
dạy về
tính
chất vô
thường
của vạn
pháp,
đức Phật
đã không
hề có ý
muốn phủ
nhận
việc khổ
đau hay
phiền
não là
“thường”
theo ý
nghĩa
này.
“Thường”
hay “vô
thường”
không
phải là
kết quả
phân
biện từ
câu chữ.
Đó là
một tính
chất,
một
trạng
thái có
thật
trong
đời sống
và mỗi
chúng ta
phải tự
mình cảm
nhận,
tiếp xúc
với nó
thì mới
có khả
năng
nhận
hiểu
được.
Trong
phạm vi
của sự
biện
giải
ngôn từ,
chúng ta
thường
dựa vào
các yếu
tố thời
gian và
sự bền
bỉ để
nói lên
tính
chất
“thường”
của một
đối
tượng.
Những
yếu tố
đó có
thể cân
đong đo
đếm hay
ước
lượng,
nhưng
chúng
chỉ là
những
giá trị
tương
đối. Vì
thế, sự
nhận
biết của
chúng ta
về một
tính
chất
“thường”
như thế
luôn nằm
trong
phạm trù
tương
đối.
Chẳng
hạn, mỗi
ngày đi
qua con
đê ta
vẫn
“thường”
nhìn
thấy
ruộng
lúa xanh
tốt,
nhưng
thật ra
thì
ruộng
lúa ấy
chỉ tồn
tại
không
quá một
chu kỳ
sinh
trưởng
xấp xỉ
ba
tháng.
Trong ba
tháng
ngắn
ngủi ấy,
nó vẫn
luôn
thay
đổi,
chuyển
biến
trong
từng
ngày,
từng
giờ,
nhưng ta
không
lưu ý
nhận
biết
được…
Khi
quãng
thời
gian tồn
tại của
một đối
tượng
càng kéo
dài, ta
càng khó
nhận
biết
tính
chất vô
thường
của nó
hơn.
Nhìn một
quả núi,
một dòng
sông… ta
không hề
nghĩ
rằng rồi
chúng sẽ
thay đổi
hay thậm
chí là
mất đi.
Nhưng
trong
thực tế,
khoa học
đã ghi
nhận
không ít
những
trường
hợp “thế
gian
biến cải
vũng nên
đồi”,
những
con sông
đổi dòng
chảy,
những
ngọn núi
chìm sâu
trong
lòng
biển… Vì
những
thay đổi
ấy diễn
ra trong
một
quãng
thời
gian quá
dài so
với đời
sống của
ta nên
hầu như
ta không
có khả
năng
trực
nhận
được
chúng.
Tuy
nhiên,
cho dù
khó nhận
biết đến
đâu thì
những
thay
đổi,
chuyển
biến
thuộc
loại này
vẫn chỉ
là một
khía
cạnh
trong ý
nghĩa vô
thường
do Phật
thuyết
dạy, hơn
nữa còn
được xem
là thuộc
loại vô
thường
“thô”,
nghĩa là
thô
kệch, dễ
nhận
biết,
bởi
chúng
diễn ra
trong
phạm vi
mà ta có
thể quan
sát, đo
lường
được.
Còn có
một sự
vô
thường
tinh tế,
khó nhận
biết hơn
rất
nhiều.
Đó là sự
vô
thường
nằm ngay
trong
những
tâm niệm
của ta.
Chúng
liên tục
sinh
khởi và
mất đi
trong
từng
giây
ngắn
ngủi.
Nhưng
cũng
giống
như
những
hình ảnh
tiếp nối
khi ta
xem phim
hoạt
hình, sự
thay đổi
quá
nhanh
chóng
khiến ta
có cảm
giác như
đó là
một hình
ảnh đang
chuyển
động chứ
không
phải
nhiều
hình ảnh
rời rạc
tiếp nối
nhau.
Các niệm
tưởng
hay cảm
xúc của
ta cũng
vậy.
Chúng
khởi
sinh và
mất đi
trong
từng
sát-na
hết sức
ngắn
ngủi,
nhưng sự
tiếp nối
không
gián
đoạn của
chúng
làm cho
ta có
cảm giác
như đó
là một
chuỗi
suy tư
hay cảm
giác
liên tục
và bền
chắc.
Điều đó
khiến ta
luôn
nhận
thức một
cách sai
lầm về
chúng
như là
những
yếu tố
bền
chắc,
kiên
định.
Chỉ khi
nào ta
có sự
dừng
lại,
nghĩa là
dành một
thời
gian để
tĩnh tâm
quán
chiếu
chính
nội tâm
mình, ta
mới có
khả năng
nhận ra
tính
chất rời
rạc,
mong
manh,
liên tục
sinh
khởi rồi
mất đi
của từng
niệm
tưởng
hay cảm
xúc.
Giống
như việc
quay
chậm lại
từng
hình ảnh
riêng lẻ
của một
đoạn
phim có
thể giúp
ta nhận
biết chi
tiết của
mỗi một
hình
ảnh,
thay vì
chỉ nhận
biết về
chúng
như một
hình ảnh
duy nhất
đang
chuyển
động
trên màn
hình, sự
tĩnh tâm
quán
chiếu
cũng sẽ
giúp ta
nhận
diện
được
từng
niệm
tưởng,
cảm xúc,
thấy rõ
được
nguyên
nhân
khởi
sinh và
diệt mất
của
chúng.
Và những
nhận
thức
đúng
thật này
có khả
năng
thay
thế, phá
tan đi
nhận
thức sai
lầm
trước
đây rằng
niệm
tưởng,
cảm xúc
của ta
là những
yếu tố
bền
chắc,
kiên
định.
Nhưng
nhận
thức
đúng
thật như
vậy sẽ
có ý
nghĩa
gì?
Trước
hết,
chúng
giúp ta
thấy
được
tính
chất
mong
manh,
không
bền chắc
và liên
tục thay
đổi,
hoại
diệt của
mọi sự
vật cũng
như ngay
cả những
ý niệm
nhận
biết về
các sự
vật đó
trong
tâm thức
ta. Tính
chất
mong
manh và
liên tục
thay đổi
này là ý
nghĩa
thực sự
của vô
thường.
Và khi
hiểu
được như
thế, ta
sẽ không
còn nghi
ngại
rằng “sự
vô
thường
chính là
một yếu
tố rất
thường”.
Hoàn
toàn
không
phải
vậy, đơn
giản chỉ
vì chúng
ta có
thể thấy
rõ rằng
bản thân
sự vô
thường
đó cũng
mong
manh và
liên tục
thay đổi
trong
từng
sát-na,
nên
chúng
không có
gì bền
chắc,
kiên
định để
có thể
được xem
là
“thường”.
Tương
tự, khổ
đau và
phiền
não mà
tất cả
chúng
sinh
đang đắm
chìm
trong đó
từ vô
thủy đến
nay cũng
không
phải là
“thường”,
vì chúng
cũng
mong
manh và
liên tục
thay
đổi,
không có
gì bền
chắc,
kiên
định.
Điều tất
nhiên là
sự nối
tiếp của
những
yếu tố
mang
tính
chất vô
thường
thì
không
thể tạo
nên một
yếu tố
“thường”.
Trong
cuộc
sống,
điều
chúng ta
phải
thường
xuyên
đối mặt
nhiều
nhất
chính là
sức mạnh
của
những
tình
cảm, cảm
xúc.
Chúng
thường
xuyên
khống
chế, sai
sử ta
theo
cách này
hay cách
khác,
khiến
cho mọi
suy
nghĩ,
lời nói
và hành
vi của
ta trở
thành sự
phản ánh
của
chúng
thay vì
thực sự
là những
suy
nghĩ,
lời nói
và hành
vi do
chính ta
quyết
định dựa
vào sự
suy xét
sáng
suốt.
Chẳng
hạn, khi
một cơn
giận
bùng lên
trong ta
thì mọi
suy
nghĩ,
lời nói
và hành
vi của
chúng ta
sẽ chỉ
còn là
sự thể
hiện cơn
giận ấy
ra bên
ngoài mà
thôi.
Tương
tự, khi
một
người
rơi vào
cảm xúc
luyến ái
mạnh mẽ
với một
người
khác
phái,
tất cả
những gì
người ấy
làm
dường
như chỉ
là để
thỏa mãn
sự luyến
ái đó.
Và cũng
đã có
không ít
những
trường
hợp
người ta
phải đầu
hàng
trước
những
cảm xúc
mạnh mẽ
đến nỗi
hoàn
toàn
tuyệt
vọng và
thậm chí
đi đến
tự kết
liễu
cuộc đời
mình.
Những
người tự
vẫn vì
thất
tình, vì
thất bại
trong sự
nghiệp,
hoặc vì
phẫn
uất, đau
khổ… đều
là vì đã
không
còn đủ
sức
kháng cự
với
những
cảm xúc
phiền
não tràn
ngập
trong
tâm thức
họ. Ở
mức độ
nhẹ hơn,
người ta
có thể
phải đắm
chìm
trong
một cuộc
sống khổ
đau kéo
dài chỉ
vì họ
không
biết làm
sao đối
trị với
những
phiền
não
tưởng
chừng
như hiện
hữu
thường
trực
trong
lòng họ.
Nhưng
cảm xúc
phiền
não thật
ra không
bền chắc
và mạnh
mẽ đến
mức như
thế. Sự
mạnh mẽ
và bền
chắc của
cảm xúc
là do
chính ta
đã tạo
ra bằng
nhận
thức sai
lầm của
mình.
Khi ta
nhận
thức về
chúng
như
những
thực thể
kiên
định,
bền
chắc,
chúng sẽ
khống
chế mọi
suy
nghĩ,
lời nói
và hành
vi của
ta bằng
chính
sức mạnh
ta đã
trao cho
chúng.
Đây là
lý do vì
sao ta
luôn bị
cảm xúc
khống
chế, bởi
ta không
thể nào
chế ngự
được một
đối thủ
đang sử
dụng sức
mạnh của
chính
ta. Chỉ
có một
cách duy
nhất để
làm đảo
ngược
tình
thế, đó
là thay
đổi từ
nhận
thức của
chính
mình.
Khi nhận
ra được
bản chất
thực sự
của mọi
cảm xúc
đều là
vô
thường,
liên tục
sinh
khởi và
diệt mất
đi trong
từng
sát-na,
ta sẽ
tước bỏ
đi tính
chất bền
chắc giả
tạo và
sức mạnh
mà chính
ta đã
trao cho
chúng.
Mỗi một
cảm xúc
hay niệm
tưởng
đều sẽ
hiện
nguyên
hình chỉ
như một
gợn sóng
trên mặt
hồ mênh
mông,
hết sức
mong
manh và
ngắn
ngủi,
bởi
chúng
liên tục
sinh ra
và diệt
đi mà
không
cần đến
bất kỳ
tác động
nào từ
bên
ngoài.
Khi ta
nhận rõ
được
từng cảm
xúc ngắn
ngủi,
thì một
chuỗi
dài của
những
cảm xúc
ấy hợp
lại cũng
không
còn là
bền chắc
và mạnh
mẽ đối
với ta.
Vì thế,
chúng
không
còn khả
năng
khống
chế, sai
sử ta
như
trước.
Không
chỉ là
trong
những
tâm niệm
của ta,
mà sự vô
thường
vi tế
cũng có
mặt cả
trong
mọi vật
thể. Bất
kỳ một
sự vật
nào sau
khi sinh
ra cũng
đều bắt
đầu trải
qua tiến
trình đi
dần đến
hoại
diệt. Sự
hoại
diệt ấy
không
phải đợi
đến một
thời
điểm nào
đó mới
xuất
hiện, mà
nó luôn
diễn ra
liên tục
trong
từng
sát-na.
Ngay cả
những
phân
tích
khoa học
khách
quan
cũng có
thể cho
chúng ta
thấy rõ
điều đó.
Các phân
tử vật
chất
không
tức thời
mất đi,
mà chúng
liên tục
trải qua
một tiến
trình
hướng
đến sự
tan rã
ngay
trong
lúc
chúng
đang tồn
tại. Đó
là một
sự thật.
Ngay cả
những tế
bào
trong
thân thể
này của
ta cũng
đang
thay đổi
trong
từng
giây
phút:
những tế
bào già
cỗi chết
dần đi
và những
tế bào
mới liên
tục sinh
ra. Tiến
trình đó
diễn ra
không
gián
đoạn
nhưng
chúng ta
hoàn
toàn
không
nhận
biết
được.
Khi ta
thấy một
người
chết đi
thì đó
là cái
chết
“toàn
diện,
cuối
cùng”,
nhưng
đối với
cái chết
“từng
phần,
liên
tục” của
con
người ấy
trong
từng
giây
phút
ngay khi
đang
sống thì
ta hoàn
toàn
không
nhận
biết.
Vì thế,
khi ta
nói rằng
tất cả
sự vật
có sinh
đều có
diệt,
thì điều
đó không
chỉ có
nghĩa
rằng đến
một lúc
nào đó,
cuối
cùng rồi
chúng sẽ
hoại
diệt, mà
thật ra
là chúng
đang
hoại
diệt
trong
từng
giây
phút.
Nhận
biết
tính
chất vô
thường
của sự
vật cũng
giúp ta
giải
thoát
khỏi
nhiều
trói
buộc
trong
đời sống
theo một
ý nghĩa
khác.
Chúng ta
tham
đắm, bám
chấp vào
một hay
nhiều
đối
tượng
trong
đời sống
chỉ vì
ta nhìn
thấy
chúng
như
những
thực thể
bền
chắc, có
giá trị
lâu dài.
Cho dù
đó là
một ngôi
nhà lớn,
một
chiếc xe
hơi đời
mới hay
danh
vọng của
một
người
được tôn
kính…
tất cả
những
thứ đó
đều được
ta nhận
thức như
những
đối
tượng
đang và
sẽ tồn
tại với
giá trị
lâu dài,
do đó ta
nghĩ
rằng
chúng sẽ
có khả
năng
mang lại
cho ta
sự thỏa
mãn,
hạnh
phúc.
Liệu
những
thứ ấy
có thực
sự mang
lại hạnh
phúc cho
ta hay
không,
điều đó
hãy
khoan
bàn đến,
nhưng
tiến
trình nỗ
lực để
có được
chúng
hoặc duy
trì
chúng
sau khi
có được
bao giờ
cũng là
một tiến
trình vô
vọng. Vì
sao? Đó
là vì
tính
chất
mong
manh,
giả hợp
của
những
thứ ấy
không
phải là
điều ta
mong
muốn,
nhưng
thực tế
lại luôn
diễn ra
như thế.
Bất kỳ
thành
quả vật
chất nào
ta có
được sau
nhiều nỗ
lực,
cuối
cùng rồi
cũng đều
đổi
thay,
hoại
diệt. Do
nhận
thức sai
lầm
không
thấy
được
tính
chất vô
thường
bao trùm
lên
chúng,
nên ta
tất yếu
phải rơi
vào sự
khổ đau,
bất toại
nguyện
vì thực
tại luôn
đi ngược
với mong
muốn của
ta.
Khi nhận
biết
được
đúng
thật về
tính vô
thường
của mọi
sự vật,
ta sẽ có
một thái
độ,
khuynh
hướng
ứng xử
đúng đắn
hơn. Sự
tham
luyến sẽ
không
thể khởi
lên mạnh
mẽ như
trước,
cũng như
sự tiếc
nuối,
khổ đau
vì mất
mát cũng
không
còn động
lực để
sinh
khởi. Ta
có thể
chấp
nhận
những
thực tế
xảy đến
với ta
đúng
thật như
tính
chất của
chúng là
vô
thường,
mong
manh,
không
bền
chắc.
Tuy
nhiên,
trong
thực tế
thì sự
nhận
biết về
vô
thường
sẽ có
rất ít
tác dụng
nếu như
ta chỉ
dừng lại
trên
bình
diện tri
thức,
nghĩa là
một sự
nhận
hiểu qua
ngôn từ
biện
giải.
Như đã
nói, vô
thường
là một
tính
chất rất
thật, và
nếu quả
thật ta
có sự tu
tập hành
trì quán
chiếu về
nó, thì
đến một
lúc nào
đó ta sẽ
trực
nhận
được
tính
chất vô
thường
không
phải qua
những
những lý
luận
phân
tích
nữa, mà
là một
sự trực
nhận
giống
như khi
ta cảm
nhận sức
nóng của
mặt trời
ban trưa
hay cảm
nhận sự
mát mẻ
trong
một làn
gió nhẹ.
Mọi sự
mô tả sẽ
không
còn ý
nghĩa,
bởi
chúng
đều có
giới hạn
và không
bao giờ
nói hết
được về
thực
tại. Chỉ
với sự
trực
nhận
không
còn
thông
qua ngôn
từ mô
tả, ta
mới thực
sự hiểu
được
tính
chất của
vô
thường.
Ngay khi
ấy, ta
cũng
không có
khả năng
mô tả
lại rõ
ràng hơn
với
người
khác, mà
chỉ có
thể biết
là như
thế, như
thế…
Sự trực
nhận ý
nghĩa vô
thường
cũng có
thể đến
với một
người
vào thời
điểm mà
mọi ngôn
từ diễn
đạt đều
không
còn tác
dụng, và
tư duy
phân
tích
biện
giải bị
đẩy vào
tận cùng
của sự
bế tắc.
Chẳng
hạn, khi
đứng bên
xác chết
của một
người
thân vừa
mất đi,
sự đau
đớn cùng
cực
trong
lòng ta
không
thể nào
bày tỏ,
diễn
đạt, và
mọi ý
nghĩa về
vô
thường
mà trước
đó ta đã
từng
quán
chiếu
bỗng trở
thành vô
nghĩa.
Ngay khi
ấy, ta
rất có
thể sẽ
bừng
hiểu ra
vô
thường
là như
thế, như
thế…
Và việc
đạt đến
một
trạng
thái
nhận
thức về
thực tại
“như
thế, như
thế…”,
vượt
ngoài
mọi khả
năng mô
tả, diễn
đạt bằng
ngôn từ,
mới
chính là
mục đích
cao nhất
của sự
tu tập
Phật
pháp