Bước thận trọng
Bước thận trọng
Bước thận
trọng
Có người hỏi
thiền sư Cô Phong Giác Minh (1271-1361) “Tinh yếu của Thiền là gì?” Ông đáp,
“Bước thận trọng” (Watch your step).
Ngày nay, nếu
bạn bước vào những thiền viện thuộc dòng Lâm Tế ở Nhật bản, tại những bậc thang
ra vào thường có treo một tấm bảng viết câu ấy của Thiền sư Giác Minh “Bước
thận trọng.”
Tấm bảng ấy
chỉ đơn giản nhắc nhở các khách tham quan hãy chú ý đến những bước đi của mình,
thận trọng để khỏi bị vấp ngã. Nhưng nó cũng có một ý sâu sắc hơn, muốn nhắc nhở
chúng ta rằng trong cuộc sống hằng ngày ta cũng cần nên thận trọng quan sát
những gì đang có mặt. Và theo thiền sư Giác Minh thì đó cũng chính là tinh túy
của Thiền.
Tôi nghĩ,
“bước thận trọng” ở đây không có nghĩa là ta phải tập bước đi theo một phương
cách đặc biệt nào đó, mà ý của vị thiền sư là muốn nhắc nhở sự chú tâm của ta.
Vì thật ra thận trọng không có nghĩa là nhanh hay chậm, mà là ta có thấy rõ được
những gì đang xảy ra không. Có nhiều khi, những bước chậm rãi cũng chưa hẵn là
những bước thận trọng, phải không bạn? Thận trọng là một thái độ của tâm chứ
không phải chỉ là một hành động biểu hiện bên ngoài.
Người nhân
hậu
Có lần, đại học
Princeton Theological Seminary tại New Jersey làm một cuộc thử nghiệm. Họ muốn
tìm hiểu tại sao trong cuộc sống, chúng ta có nhiều cơ hội để giúp người khác,
nhưng có lúc ta hành động và có khi lại làm ngơ? Các vị giáo sư chọn một nhóm
sinh viên trong một lớp thần học, gồm 40 người, và bảo rằng mỗi người sẽ phải
chuẩn bị một bài thuyết trình về một dụ ngôn nào đó trong kinh hánh. Và phân nửa
trong số sinh viên ấy được trao cho đề tài "Dụ ngôn người nhân hậu" (The Parable
of the Good Samaritan).
Dụ ngôn người
nhân hậu là một tỷ dụ, kể lại câu chuyện một người bị nạn nằm bên đường. Có
những người nổi tiếng là tốt và đạo đức trong làng đi ngang qua, họ đều nhìn
thấy anh nhưng tìm cách lẫn tránh, không một ai dừng lại để giúp đở. Cuối cùng
một người xa lạ đã dừng lại để chăm sóc cho anh, người đó được gọi là một người
nhân hậu.
Sau khi trả
lời một số câu hỏi, mỗi sinh viên được yêu cầu đi gấp qua một lớp học ở bên kia
đường, để thuyết minh về đề tài của mình cho các giám khảo đang ngồi chờ. Trên
đường đi họ gặp một người đứng gục mình bên vệ đường rên rỉ và lộ vẽ đau đớn.
Bạn nghĩ trong số sinh viên này, có ai dừng lại để giúp người ấy không? Và những
sinh viên đang sắp sửa nói về "dụ ngôn của người nhân hậu" ấy, họ có hành xử gì
khác biệt hơn những người kia không?
Kết quả của
cuộc thử nghiệm là không có một ai dừng lại để giúp cả! Vì họ đang bận rộn và
gấp rút với một việc cần phải làm, và cho dù trong đầu đang suy tư về vấn đề "nhân
hậu", họ cũng không hành xử gì khác biệt hơn những người khác!
Thấy rõ mới
chuyển hóa
Sau cuộc thử
nghiệm này, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, nếu như ta quá bận rộn và gấp rút
làm một việc gì đó, cho dù là những việc tốt, chúng ta sẽ không quan tâm đến
người khác. Hoặc khi tâm ta đang chìm đắm trong một vấn đề nào đó, một công việc
sắp phải làm, cho dù là việc tốt lành, nhân hậu, ta sẽ không thấy được thực tại
đang có mặt ngay trước mắt mình.
Tôi thấy ngày
nay, trên con đường tu học chúng ta thường muốn lập hạnh bồ tát giúp đời. Nhưng
nhiều khi vì quá chú tâm vào những việc lớn lao, mà mình có thể vô tình không
thấy được những ham muốn, giận hờn, nhỏ nhen trong ta, ngay trước mắt. Mà thật
ra chính chúng mới là nguyên nhân cho sự có mặt của những khổ đau trong cuộc đời.
Sự thận trọng có khả năng giúp ta trở về với thực tại, để thấy rõ những gì đang
thật sự xảy ra khi phiền não có mặt.
Bạn biết
không, tôi có một người bạn chia sẻ có những lần chị đã vô tình làm ngơ trước
khổ đau của người khác, vì phải bận đến giờ công phu, hay vì không muốn lỡ thời
khóa thiền tập của mình… Tôi biết, chúng ta cũng cần phải chăm sóc cho chính
mình. Nhưng nếu như sự tu tập của ta bị kẹt vào một khuôn mẫu nhất định nào đó,
thì ta sẽ rất dễ quên đi những gì mới thật sự là chính yếu.
Mà thật ra, tôi
nghĩ ta đâu cần phải chờ đến khi ngồi xuống nơi chiếc chiếu ngồi thiền, hoặc mở
ra bài kinh tụng tối nay, mới là thực tập. Các vị thiền sư thường nhắc nhở rằng,
sự chuyển hóa có mặt không phải vì ta biết chế tác hoặc cố gắng hành theo một
phương cách đặc biệt nào đó, mà từ một thái độ tỉnh giác và trong sáng bên trong.
Nơi nào ta biết sống thận trọng thì nơi đó cũng đang có sự chuyển hóa, phải
không bạn?
Bước thận
trọng
Mấy trăm năm
sau khi đức Phật nhập diệt, có một vị vua tên là Ashoka. Vua Ashoka thường nghĩ
rằng muốn đạt được hạnh phúc, ông phải bành trướng lãnh thổ, và làm cho vương
quốc mình lớn mạnh hơn. Và vua Ashoka đã mang quân đi chiếm lấn những nước lân
bang để mở rộng biên cương của mình.
Một hôm,
sau một trận chiến đẫm máu, vua Ahoka một mình một ngựa đi trên bãi chiến trường,
giữa thây người và thú vật nằm vương vãi khắp nơi, có xác đã sình thối dưới sức
nóng mặt trời và bị những con chim đói rỉa móc. Trong cuộc đời, vua Ashoka đã
đạt được thật nhiều thắng lợi, mở rộng lãnh thổ, nhưng sao ông vẫn không hề cảm
thấy mình có hạnh phúc hơn.
Vua chợt thấy
xa xa có một vị tu sĩ thong thả bước những bước thận trọng, đi ngang qua bãi
chiến trường. Vua Ashoka quan sát vị sư ấy. Tuy vị sư không nói một lời nào,
nhưng con người của ông tỏa chiếu một sự an tĩnh và tự tại. Thấy vậy, vua đi đến
gần và hỏi: “Thầy có an lạc không?” Vị sư đáp “Thưa Ngài, tôi rất có hạnh phúc.”
Và sau cuộc gặp gỡ ấy, vua Ashoka đã trở thành một Phật tử thuần thành và hết
lòng tu tập theo giáo lý đức Phật. Vua cũng đã hoàn toàn thay đổi đường lối cai
trị của mình, hướng dẫn mọi người sống trong hòa bình.
Bạn thấy
không, những bước chân thận trọng và tỉnh giác của ta có thể thay đổi và ảnh
hưởng đến cuộc đời chung quanh, nhưng ảnh hưởng ấy không phải là một sự toan
tính theo ý muốn của bản ngã, mà là một sự chuyển hóa tự nhiên.
Tiếng nước
vang
Và sự thận
trọng cũng sẽ giúp ta mở ra và tiếp xúc với thực tại đang có mặt, thay vì đeo
đuổi theo một ảo tưởng nào đó về hạnh phúc, như vua Ashoka. Nó giúp ta trải
nghiệm và thấy được sự kỳ diệu trong những sự việc bình thường, đang có mặt tự
nhiên chung quanh.
Thi hào
Basho không phải chỉ là một nhà thơ Haiku, mà ông cũng còn là một vị thiền sư
nổi tiếng. Basho đã từng theo học đạo dưới sự hướng dẫn của thiền sư Buccho. Có
một lần sau một ngày mưa, Buccho ghé thăm Basho tại ngôi nhà tranh nhỏ đơn sơ
của ông. Hai người ngồi uống trà ngoài sân.
Buccho hỏi
Basho, “Dạo này ông sống như thế nào?” Basho đáp,
Sau cơn mưa,
rêu mọc xanh
hơn trước.
Buccho lại
hỏi tiếp, “Hãy nói thêm chút nữa.” Ngay khi ấy, Basho nghe tiếng nước vang của
một con ếch nhảy xuống ao, ông trả lời:
Con ếch nhảy
vào,
Tiếng nước
vang
Những cái
thấy của Basho tuy đơn sơ nhưng thật sâu sắc phải không bạn? Nếu như ta biết
bình thường sống thận trọng và tỉnh giác, thì chung quanh ta hay trong hoàn cảnh
nào, thực tại nào, cũng đều là một sự biểu hiện hồn nhiên và nhiệm mầu của
Pháp...
Nguyễn Duy
Nhiên