Vượt qua nỗi sợ hôm nay
vuot qua
Chúng ta đang sống trong lo sợ
Chúng ta đang chứng kiến thế giới hôm nay ngập tràn những nỗi sợ hãi. Những cuộc
chiến tranh khu vực xảy ra hàng ngày dù đó là Ukraine hay Iraq, bao nhiêu người
lũ lượt bồng bế nhau tìm phương lánh nạn. Những bệnh dịch thế kỷ như Ebola cũng
đang hoành hành đáng lo sợ ở châu Phi, thứ bệnh mà người ta sợ lan sang các châu
lục khác.Trong một số quốc gia tình trạng độc tài gây căng thẳng. Biểu tình ở
Hong Kong, Ai cập, Thái Lan… Nhìn chung con người dù ở nơi nào đi nữa luôn sống
trong sợ hãi. Những nỗi sợ hữu hình và vô hình ràng buộc từ thưở sơ sinh. Sợ từ
việc đau yếu không đủ tiền đi bệnh viện; sợăn không đủ no, mặc không đủ ấm; sợ
phải sống trong một xã hội bất an, trộm cướp hoành hành, hạ tầng cơ sở yếu kém;
những chiếc cầu èo uột, những con đường lầy lội, những cái cây có thể đổ trong
bất kỳ cơn mưa nào; sợ những con sông dòng suối nhiễm độc hóa chất, những thực
phẩm không vệ sinh...Người ta sợ từ khi thức dậy đến khi đi ngủ. Tâm thức luôn
hoang mang, không bình an. Nói như cố Giáo sư Phạm Công Thiện, có một cái đáng
sợ là “sợ hãi sự sợ hãi”, nghĩa là nỗi sợ thường trực trong tâm thức, hệt như
những nhân vật trong “Lối thoát cuối cùng” (La Second Chance) của Georghiu khi
đang ở trong khách sạn, nghe tiếng gõ cửa, nghĩ rằng công an đến khám xét,có
người đã nhảy từ trên lầu xuống đường tự sát mà không biết là do một người khách
nhầm phòng. Ngẫm đến lời cụ Nguyễn Gia Thiều ngày xưa:
Trắng răng đến thưở bạc đầu
Tử sinh kinh cụ làm nau mấy lần.
Nguồn gốc của nỗi sợ
Vậy thì nguồn cơn nỗi sợ là do đâu? Phải chăng chỉ do những yếu tố bên ngoài như
ma quỷ, như ông Ba bị mà chúng ta hay bị hù dọa khi còn bé do cha mẹ, thầy cô
hay khi lớn lên do công việc, do bị các lãnh đạo công ty, tổ chức đòi hỏi cao...
hay vì sợ thất nghiệp, thiếu thốn vật chất, hoặc mất tự do…Những nỗi sợ nằm
trong tâm thức ta từ lúc mới sinh cho đến lúc lìa đời? Cũng một sự kiện nhưng
tại sao có người sợ nhưng có người lại xem bình thường. Nguyên ủy la vì sao?
Theo Giáo sư họ Phạm trong tác phẩm “Những bước
chân nhẹ nhàng trở về sự yên lặng “(NBCNNTVSYL), có nhiều kinh Phật nói về
sự sợ hãi.Theo kinh Bhayabherava, sự sợ hãi phát sinh từ ngã chấp,sự nhìn
thấy sai lầm rằng có một cá thể, một cá nhân riêng biệt, một bản ngã, một bản vị
đeo níu vào một ngã kiến. Kinh còn cho biết ngay nhưng bậc ẩn tu sống nơi hẻo
lánh cũng phải trải qua những nỗi sợ hãi vì họ không được hoàn toàn trong sạch
ở thân, hoặc ở ý tưởng, hoặc ở ngôn ngữ, vì họ vẫn còn dục vọng thèm khát, còn
đầy tham-sân-si,lười biếng giải đãi, tâm tình mất thăng bằng, đầy hoài nghi xao
xuyến, tự ca tụng mình và phỉ báng người khác, đeo đuổi tiền tài danh vọng, và
tâm ý thác loạn, tư tưởng lỏng lẻo và phân tán, thần trí què quặt.Căn bản tâm lý
của sự sợ hãi là cảm thức về nỗi bất an trùng điệp của đời sống, gây ra sự đề
cao cái bản ngã một cách lộ liễu hay kín đáo tế nhị, ước vọng cố gắng tranh
giành quyền lợi ảo vọng của một cái “tôi” không thực và đầy chủ ý lường gạt tráo
trở chính vọng tưởng về cá nhân tính biệt lập của mình đã nằm nơi cội rễ mọi
truy cầu mong đợi đáp ứng, của mọi thù hận, mọi ghen tuông đố kỵ, mọi tham lam
tranh giành…Sự sợ hãi trở thành nguyên động lực của tất cả mọi phản ứng của ta
trước mọi thách thức bất ngờ xảy ra mỗi ngày, khiến ta chạy trốn thoát ly tạm bợ
trong những trò tiêu khiển. Chúng ta có chạy trốn được không? Hầu như không vì
nỗi sợ không còn nằm bên ngoài mà ở trong ta. Nói như Dale Carnegie thì “Nỗi
sợ hãi chẳng tồn tại ở nơi nào khác ngoài trí óc”, hay nói cách khác, không
ngoài tâm thức ta. Nhà tâm lý học Tây phương nổi tiếng William James từng phát
biểu “Thế giới tưởng chừng như thật điên rồ mà chúng ta đang chứng kiến là kết
quả của một hệ niềm tin không hoạt động. Để nhìn thế giới khác đi, chúng ta phải
sẵn lòng thay đổi hệ niềm tin của mình, để quá khứ trôi qua, mở rộng nhận thức
về hiện tại và làm tan chảy nỗi sợ hãi trong tâm tưởng”. Làm tan chảy bằng cách
nào? Nói nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế, mấy ai làm “tan chảy” nỗi sợ được?
Làm sao chế ngự nỗi sợ?
Thay đổi hệ thống niềm tin phải chăng là chuyển hóa
chính tâm thức của mình, chuyển
hóa toàn diện sắc
thành toàn diện không,
chuyển hóa toàn diện không
thành toàn diện sắc
(sự
chuyển hóa toàn diện của sắc,
thọ,
tưởng,
hành,
thức).
Đến đây chúng ta phải nhớ đến kinh Pháp hoa
, Quán
Thế Âm Bồ-tát còn có tên là Kẻ Ban
Tặng cho sự an toàn hay nơi trú ẩn
cho bất cứ ai đang lo âu sợ hãi
tức là ban
tặng
cho sự-không-sợ-hãi
, Thí Vô Úy
theo
chữ Hán.
Trong kinh
Thủ Lăng nghiêm,
Quán Thế Âm Bồ-tát
ban bố cho loài người 14 thứ không sợ hãi (14 công đức vô úy), đo lòng bi ngưỡng
đối với loài người, và từ sức mạnh của lòng từ thiện
hiện
ra 32 ứng thân để thuyết pháp khiến cho mọi loài được giải thoát thành tựu.GS.
Phạm Công Thiện giảng về ý nghĩa này: “Quán
Thế Âm là sự chuyển
hóa
toàn
diện
của cả thể xác và tinh thần con người, đẩy xô con người nhảy thẳng vào Hố Thẳm
không thể nghĩ bàn được của cái "không sinh, không diệt, chẳng sạch, chẳng dơ,
chẳng thêm, chẳng bớt", trạng thái huyền diệu mà tất cả sợ hãi đều phải tan vỡ”.
(NBCNNTVSYL)
Một người nổi tiếng với những thành tựu vang dội
cùng chiếc iphone, khi đối diện căn bệnh của mình đã khẳng khái nói:
“Nhớ rằng tôi sẽ chết, đó là công cụ quan trọng
nhất tôi từng có để giúp mình thực hiện những lựa chọn lớn trong cuộc đời. Bởi
vì hầu hết tất cả mọi thứ - tất cả những hy vọng phù phiếm, lòng kiêu hãnh, nỗi
sợ mất mặt hay thất bại - tất cả những thứ này sẽ mờ nhạt đi khi ta đối diện với
cái chết, chỉ để lại điều gì thật sự quan trọng. Nhớ rằng bạn sẽ chết, đó là
cách tốt nhất tôi biết để tránh cái bẫy suy nghĩ rằng bạn vẫn còn thứ để mất.
Bạn thực chất chẳng có gì. Không có lý do để không đi theo trái tim. (Steve Job)
Đó là cách nhảy thẳng vào hố thẳm, tìm cửa sinh trong cửa tử. Steve Job đã trải
qua những năm tháng nghiên cứu về thiền ở Nhật bản, nên ông ít nhiều cũng đã tìm
hiểu hay trải nghiệm những phương cách mà nhà Phật chỉ dạy loài người con đường
thoát khổ, thoát khỏi nỗi sợ.Đối diện với cánh cửa sau cùng của đời người nơi mà
“mọi sợ hãi đều tan vỡ”. Theo ngữ ngôn Không Lộ “Muốn kêu một tiếng lạnh vang
bầu trời” (Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư) khi nhận ra ý nghĩa của tồn
tại, không còn phân vân “To be or not to be?” như hoàng tử Hamlet tiến thoái
lưỡng nan, phân vân trước những quyết định mang tên nghiệp lực. Khi con người
còn ở trong giới hạn của đối đãi,chừng đó con người còn muốn vượt thoát sự trói
buộc. Con người còn phải tự vượt thoát chứ không phải là mong cầu vượt thoát.
Vậy thì Quán Thế Âm đến với đời như thế nào? Người đã đến “Giữa phức hợp âm
thanh và đủ thứ cung bậc của thanh âm, tuệ giác đại trí và đại bi sẽ suốt thấu
tới những tiếng kêu cấp thiết, hữu duyên. Vì đại trí nên biện biệt vô ngại; vì
đại bi nên hóa độ tùy nghi. Quán xét âm thanh thế gian chính là lắng nghe ước
nguyện vượt thoát: vượt thoát đau khổ, vượt thoát sợ hãi, bất an…Thế gian không
ra ngoài khổ nên quán xét âm thanh thế gian là nhìn nhận đau khổ hiện hữu trong
cuộc đời bằng con mắt tuệ giác.” (Trang Châu Tuệ, Báo
Giác Ngộ số 764).
Khi nhận ra khổ đau là bản chất cuộc đời, chúng
ta trở nên mạnh mẽ, từng trải và tự tin khi nhìn thẳng vào nỗi sợ, làm điều mà
trước đó chúng ta nghĩ mình không thể. Chính chúng ta bằng tự lực phải vượt qua
chính nỗi sợ đang bủa vây mình, trước khi có sự cảm ứng từ ngoại lực vì “Nỗi
sợ không có sức mạnh đặc biệt gì trừ phi bạn trao cho nó sức mạnh bằng cách cúi
đầu trước nó.( Les Brown ). Niệm danh hiệu Quán Thế Âm khác nào đánh thức
sức mạnh nội tại để gởi phản hồi về nơi cần đến. Những mong cầu của chúng sanh
theo hạnh nguyện của ngài sẽ được lắng nghe không chỉ để chia sẻ mà giúp vượt
qua. Vì người
có thể ứng đáp lòng mong cầu của chúng sinh lục đạo trong pháp giới:cầu
an lạc sẽ có an lạc, cầu tinh tấn được tinh tấn, cầu tam muội được tam muội, cầu
vô úy được vô úy. Chứng đó chúng ta sẽ “hóa giải” được nỗi sợ từ vô thủy đến
nay.Khi nhìn cuộc đời bằng tuệ giác, bằng con đường Bát Chánh đạo, chúng ta sẽ
tìm thấy bình an ngay chính trong lòng mình, hiểu tất cả những rối ren vọng động
của thế giới đều xuất phát từ tà kiến, tà tư duy, tà nghiệp…Nỗi sợ từ đó mà sinh
sôi, bủa vây quanh ta, khiến tâm mình chìm đắm mãi giữa vô minh. Hãy lắng nghe
chính mình trong từng móng tâm động niệm, xét nét những xao xuyến, lo âu làm ta
đánh mất chánh niệm, chạy theo dục lạc phù phiếm bên ngoài.Rồi phải biết lắng
nghe người khác, hiểu nguồn cơn của oán thù, ganh ghét…và luôn hướng về sự bình
an trước hết nơi lòng mình, và cầu mong yên vui cho người khác. Được như thế,
chúng ta sẽ có những cộng đồng biết sẻ chia, vun đắp thương yêu. Cuộc sống thị
hiện tinh thần vô úy Quán Thế Âm.
Hãy cùng nguyện cầu mưới phương an lạc!
Nguyên Cẩn