Lễ rửa mặt Phật ở chùa Mahamuni

le

Trong khi th thao đang là đ tài sôi đng khp đt nước Myanmar, thì bui sáng ti ngôi chùa Mahamuni, Madalay dường như vn yên bình trôi.

 

Mandalay là thành phố nằm ở miền trung của đất nước chủ nhà SEA Games 27. Từ Việt Nam, phải bay hai chặng tôi mới đến được thành phố Mandalay nằm bên dòng sông Ayeyawadi hiền hòa. 

Bước ra khỏi căn nhà trọ nhỏ xíu là âm thanh ồn ào, không khí nóng bức, ngột ngạt và có phần hơi ô nhiễm, khác hẳn với các đô thị còn lại. Nhưng Mandalay sở hữu rất nhiều báu vật của đất nước Myanmar vốn vẫn còn huyền bí trong mắt nhiều du khách. 

 

 

Mặt ngoài chùa Mahamuni với bảo tháp được dát vàng.

Thành phố có tu viện Shwenandaw - nơi lưu giữ những điêu khắc gỗ cực kỳ tinh xảo, chùa Kuthodaw Paya - nơi bảo tồn bộ kinh Phật lớn nhất thế giới gồm 729 “trang sách” tạc trên đá cẩm thạch lớn, cung điện hoàng gia biểu tượng một thời vương quyền, cây cầu gỗ U-ben và tu viện Phật giáo ở Amrapura, bảo tháp Mingun nằm bên kia dòng sông, và đặc biệt ngôi chùa Mahamuni với tượng Phật mặc áo bào, đội nón.

Đây là tượng Phật có hình dáng lạ nhất trong những hành trình mà tôi từng trải qua. Tư thế Phật ngồi thiền định, khuôn mặt tròn, tai dài có khuyên, trên đầu Phật đội nón, mình khoác áo bào. Bức tượng được làm bằng đồng nặng 6,5 tấn, cao 1,8 m. Bảo tháp đặt tượng có 3 lối đi hai bên và trước mặt. Toàn bộ từ trần, tường đến thân tượng đều tỏa ra sắc vàng rực rỡ.

Hàng triệu lượt Phật tử đã đến đây cúng dường bằng những lá vàng dát mỏng, có kích thước khoảng 2 ngón tay cái và khiến cho thân tượng dày lên khoảng 6 inch (15 cm), một con số khiến tôi hơi ngỡ ngàng.

Tại Myanmar mà điển hình là ngôi chùa Mahamuni, phụ nữ chỉ được phép quỳ, ngồi hay đứng sau hàng rào cách tượng Phật khoảng 30 m, đàn ông mới có quyền đi lại ở khu vực trước và sát tượng. Nhưng số lượng phụ nữ mua lá vàng thì nhiều hơn hẳn đàn ông, và luôn có sẵn vài vị công quả ở chùa làm nhiệm vụ dát lá vàng thay cho nữ giới.

Sau khi bước ra khỏi không gian linh thiêng và trở về Yangon, tôi có cơ hội trở lại Mandalay thêm một lần nữa. Lần này quan trọng hơn, tôi sẽ đến chùa vào lúc 4h sáng, thời điểm có buổi lễ rửa mặt Phật truyền thống rất độc đáo diễn ra hàng ngày, nhưng không phổ biến lắm với du khách.

Chưa đến 3h rưỡi sáng, tôi và anh bạn lên chiếc xe ba bánh xuyên làn sương sớm đến chùa. Tôi đi từ bên cánh phải của tượng Phật vào, lối đi như đường hầm sâu hun hút và điểm cuối rực sáng ánh vàng. Thấy tôi lỉnh kỉnh máy quay và máy ảnh, một bác công quả chỉ vào góc ngay sát dưới chân tượng cho tôi đứng. Thêm một ngạc nghiên pha lẫn sung sướng.

 

 

Phải là người có đức độ và vị trí cao trong giáo hội Phật giáo Mandalay mới được phép rửa mặt cho Phật

Mọi người đã tề tựu kín sảnh chính của chùa, các vị sư bắt đầu buổi lễ với những nghi thức khá phức tạp mà bản thân tôi không thể hiểu trọn vẹn được. Với sự giúp đỡ của khoảng mười nhà sư trẻ và đàn ông trong trang phục trắng, nhà sư phủ những tấm vải màu vàng lên phần thân tượng. Thêm một dàn giáo bắc ngang trước ngực để nhà sư đứng lên trên vừa tầm với khuôn mặt đức Phật.

Họ đựng nước trong những chiếc bình bằng kim loại sáng bóng. Vị sư bắt đầu nghi thức với chiếc bình vàng xịt nước làm ướt mặt tượng. Sau đó ông dùng tấm mút cẩn thận và từ tốn lau trọn vẹn khuôn mặt đức Phật từ trán, xuống mắt, hai cánh mũi. Riêng phần môi, nhà sư cầm cây cọ mềm, nhẹ nhàng chải qua lại nhiều lần.

Tiếng cầu kinh lầm rầm bên dưới cùng sự tập trung cao độ chứng kiến nghi thức khiến tôi quên hẳn cái lạnh nổi da gà buổi sớm. Sau này hỏi thêm các nhà sư ở học viện phật giáo Mahar Gandar Yone tôi được biết, nghi lễ đã có từ khi tượng Phật được mang về chùa và chỉ vị sư có vị trí cao trong cộng đồng Phật giáo Mandalay mới có thể đảm nhận công việc quan trọng này.

Nghi thức sau cùng, nhà sư dùng quạt khẽ khàng làm khô mặt Phật, trong khi đó rất nhiều người đàn ông bản địa tiến sát chân tượng quỳ xuống thi lễ. Đứng nép mình trong góc bảo tháp, tất cả mọi người khi bắt gặp ánh mắt đều gật đầu thân thiện chào tôi. Mọi thứ dưới chân Đức Thế Tôn bỗng nhẹ nhõm, thanh bình, không toan tính. Ngoài kia, những nhà sư đã bắt đầu một ngày khất thực, bóng tối và anh bạn đồng hành in trên con đường đang tỏa nắng.

 

Sau khi đã hoàn thành, nhà sư sẽ dùng quạt để làm khô mặt Phật.

 

                             

Bài và nh: Hoài Nam      

vnexpress.net/

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle