Tuệ Giác Tương Tức
Khi thực tập thiền Lạy,
ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải
là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu.
Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ
trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều
có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể.
Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác
đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những
yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy
ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con
sóng khác. Đó là giáo lý Một là tất cả, tất cả là một
của kinh Hoa Nghiêm. Đó là lý Duyên khởi, là bản chất
của Vô ngã, Tương tức, Tương nhập của tất cả mọi sự mọi vật (Pháp). Sự
lên xuống của các con sóng không động được tới nước. Sự tan rã của thân thể ta
không động được tới bản chất không sinh không diệt của ta. không có gì sinh mà cũng không
có gì diệt. Ta phải có khả năng thấy được sự thật mầu nhiệm ấy của thực tại
mỗi khi tiếp xúc với thân thể mình. Khi đã thấy được bản chất của thực tại, ta
sẽ buông bỏ được ý niệm cho rằng thân thể này là mình, là của mình...
''Cái ta gọi là những
hành động thánh thiện thực ra không thật sự là hành động thánh thiện, cho nên
chúng mới đích thực là những hành động thánh thiện. Bồ Tát không phải là Bồ Tát, cho nên mới là Bồ
Tát đích thực.'' Đây là một công thức
theo thể loại biện chứng của kinh Kim Cương.
Khi nhìn vào bông hoa, ta thấy bông hoa chỉ được làm bằng
những yếu tố không phải hoa, thì ngay trong giây phút ấy ta tiếp xúc được với
thực tại của bông hoa. Nếu ta thấy được ''A'' không phải là ''A,'' thì ta đích thực thấy
''A'' trong bản chất chân thật của nó. Thông thường ta
bị kẹt vào những ý niệm rằng ''A'' chỉ có thể là ''A,'' A không thể là ''B.'' Đó
là vì ta bị kẹt vào ý niệm ngã. Nhưng theo phương thức biện chứng của kinh Kim Cương, thì không
phải như vậy. Nếu nhìn thật sâu vào ''A,'' ta sẽ khám phá ra ''A'' chỉ được làm
bằng những yếu tố không phải ''A.'' Phương thức biện chứng này giúp ta tiếp xúc
được bản chất chân thật của thực tại mà không bị đánh lừa bởi tướng. Khi
nhìn vào tự thân, ta thấy có một cái ngã và ta đồng nhất mình với cái ngã đó.
Nếu biết nhìn sâu ta sẽ thấy mình được làm bằng những yếu tố không phải mình,
như yếu tố: cha, mẹ, tổ tiên, không khí, đất đai, mây,
sức nóng, thực phẩm, giáo dục, tâm thức cộng đồng, văn hóa, chiến tranh v.v...
Thấy được như thế tức là tiếp xúc được với thực tại Vô ngã của tự thân.
Lúc bấy giờ ta không ngại ngùng sử dụng danh từ ''ngã - ta - tôi'' nữa, bởi vì
ta đã vượt thoát được ý niệm ngã.
Đức Thế Tôn đã sử dụng những danh từ như ''Tôi,'' ''Anh,'' ''Ngã.''
Thỉnh thoảng Bụt mời thầy Ananda - thị giả của Ngài đi chơi,
leo núi Linh Thứu... Ngài nói: ''Thầy Ananda, thầy muốn leo núi Linh Thứu với tôi không? Thầy trò chúng ta sẽ cùng
leo núi với nhau.'' Rõ ràng là đức Thế Tôn đã sử dụng những danh từ ''thầy,''
''tôi'' và ''chúng ta'' và Ngài không bị kẹt vào ý niệm ngã. Có lần tôi cống
hiến cho đại chúng bài kệ thực tập nghe chuông,
''Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe
Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.''
Chữ nhất tâm trong bài kệ này được dịch sang tiếng Anh là ''true self,'' nghĩa
là chân ngã. Dịch trọn câu là ''Tiếng chuông huyền diệu đưa tôi về với cái chân
ngã - con người chân thật của tôi.'' Khi nghe bài kệ
này, nhiều thiền sinh Tây Phương đã hiểu lầm và ngần ngại sử dụng nó chỉ vì chữ
chân ngã (true self). Sở dĩ họ ngần ngại là vì họ chưa
hiểu hoặc còn bị kẹt vào ngôn từ và khái niệm, còn bị kẹt vào cái nhìn nhị
nguyên, phân biệt.
Nếu trong mỗi giây mỗi phút của đời sống hàng ngày, ta nuôi dưỡng được cái thấy
Vô ngã, Tương tức thường xuyên, an trú được trong Định về Vô ngã, thì ta thấy
rằng ngã chỉ được làm bằng những yếu tố không phải ngã và ta có thể mặc nhiên sử
dụng những danh từ như ''ngã,'' ''tôi,'' ''anh'' và ''chúng ta,'' mà không bị
kẹt vào chúng. Đó là trí tuệ vô phân biệt (Vô phân biệt trí).
Có được trí tuệ này, ta sẽ vượt thoát tất cả mọi khổ đau ách nạn, sợ hãi và
vướng mắc.
ta sẽ không thiết lập được
truyền thông với sự sống quanh ta và như vậy tình thương sẽ không có mặt. Hiểu
được bản chất của khổ đau, hạnh phúc của chính ta và khơi mở được lòng từ bi nơi
tự thân, ta sẽ phá tan được ngục tù của ngã chấp và đạt tới tự do lớn. Lúc bấy
giờ ta tái lập lại được truyền thông giữa ta với mọi người và mọi loài chung quanh, ta tiếp xúc được với Bình đẳng tánh, với Chân
như, Niết bàn, với Bụt và chư vị Bồ Tát. Khoa tâm lý trị liệu có thể khám phá,
giúp cho bệnh nhân tháo gỡ và chuyển hóa khổ đau, đạt tới an lạc trên căn bản
của tuệ giác vô phân biệt của Bụt. Hạnh phúc chân thật chỉ có thể đạt được khi
ta có khả năng buông bỏ ý niệm về ngã, thấy được liên hệ mật thiết giữa ta với
mọi người và mọi loài trong ánh sáng của Tương tức, Vô ngã. Vì
vậy thiền quán là nếp sống rất lý thú, vì nó có thể giúp ta làm những cuộc thám
hiểm, đột phá rất nhiều điều bí ẩn, mầu nhiệm của sự sống mà trong đời sống bận
rộn ta không thể làm được.
Ý niệm thứ hai trong kinh Kim Cương mà Bụt dạy chúng ta
thực tập buông bỏ là ý niệm nhân.
Nhân tức là người. Nhìn sâu vào con người, ta thấy rằng con người chỉ
được làm bằng những yếu tố không phải người: như động vật, thực vật và khoáng
vật. Thấy được điều này tức khắc ta thấy được thực tại chân thực của con người,
ta không còn bị mê hoặc bởi những tri giác sai lầm (vọng tưởng) của ta nữa. Nhìn vào những yếu tố không phải người, ta thấy được ta. Nếu thấy ta đang có mặt đồng thời trong các loài động vật, thực vật
và khoáng vật, ta sẽ làm đủ mọi cách để bảo vệ, thương yêu và kính trọng mọi
loài như bảo vệ, thương yêu và kính trọng chính ta.
Con người không thể được bảo vệ, không thể tồn tại được nếu con người không bảo
vệ các loài sinh vật, động vật và khoáng vật. Kinh Kim Cương
phải được xem là bản kinh cổ xưa nhất nói về vấn đề bảo vệ môi trường, sinh
thái. Những lời dạy của Bụt trong kinh Kim Cương hướng dẫn chúng ta sống
theo nếp sống có trách nhiệm, biết kính trọng, bảo vệ tất cả mọi loài
chúng sanh, bởi vì con người không thể tồn tại lâu dài được nếu các loài khác bị
hủy diệt, môi trường bị ô nhiễm. ‘‘Cái này có vì cái kia
có; cái này không vì cái kia không. Cái này sinh vì cái kia
sinh; cái này diệt vì cái kia diệt. Cái này như thế này vì cái
kia
như thế kia.’’ Đó là trí tuệ Vô phân biệt, Vô ngã,
Duyên sinh và Tương tức của kinh Pháp Hoa. Tuệ giác này
giúp chúng ta thấy được nhu yếu bảo vệ môi trường sinh thái của ta, bởi vì môi
trường sinh thái của ta cũng chính là ta. Khi ta thấy con người được làm
bằng những yếu tố không phải người, thì ta đạt được cái thấy chân thực về thực
tại.
Ý niệm thứ ba trong kinh Kim Cương mà Bụt dạy chúng ta
thực tập buông bỏ là ý niệm chúng sanh. Ở đây
chúng ta cũng thấy rằng chúng sanh được làm bằng những yếu tố không phải chúng
sanh. Các loài động vật được làm bằng các loài thực vật
và khoáng vật. Nếu ta tiêu diệt, phá hoại thế giới thực
vật và khoáng vật, thì các loài động vật cũng sẽ bị tiêu diệt, trong đó có loài
người. Sự thực tập này giúp ta đạt tới cái thấy của trí
vô phân biệt. Khi đứng trước một thân cây to lớn và tập
thở trong chánh niệm, quý vị sẽ thấy mình và thân cây Tương tức.
Biết rằng nếu thân cây không có mặt, mình cũng không có mặt.
Trí tuệ vô phân biệt có công năng đưa tới sự chấm dứt chiến
tranh và kỳ thị. Tất cả chúng ta - không phân biệt tôn
giáo, tín ngưỡng, chủng tộc... đều có thể thực tập vun trồng và phát triển loại
tuệ giác này. Hẳn nhiên trí tuệ vô phân biệt không phải để cho chúng ta
hý luận hay tôn thờ như một chủ thuyết, không phải để cho chúng ta sống chết với
nó, mà là loại tuệ giác chúng ta có thể chứng nghiệm được trong mỗi giây phút
của đời sống hàng ngày. Bằng sự thực tập nhìn sâu, bằng nghệ
thuật sống chánh niệm, chúng ta có thể chạm tới được thực tại Vô phân biệt trí
trong mỗi giây mỗi phút.
Khi ta tiếp xúc được với thực tại Vô phân biệt trí, thì sự giận hờn, kỳ thị
trong ta không còn sinh khởi nữa; lúc đó lời nói, hành động của ta sẽ có công
năng xây dựng hòa bình, hạnh phúc và thương yêu trong mối liên hệ giữa con người
với con người, con người với mọi loài chung quanh, giữa tôn giáo với tôn giáo,
giữa các quốc gia với quốc gia...
''Tôi đang thở vào và quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của
vạn pháp. Tôi
đang thở ra và quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn
pháp.'' Có thể
chúng ta tham cầu tiền tài, nghĩ rằng nếu không có nhiều tiền thì mình không thể
hạnh phúc được. Có những người có rất nhiều tiền và họ
biết những thứ ấy mang lại cho họ rất nhiều khổ đau, tuyệt vọng, cô đơn và xa
cách. Như vậy, tiền tài không phải là yếu tố của hạnh phúc chân thật.
Ta nghĩ rằng có tiền là ta có sức mạnh, có uy quyền. Thứ uy quyền ấy có thể đem
lại cho ta một ít niềm vui, an ninh và niềm tự hào, nhưng chúng luôn luôn mang
theo trong nó chất liệu của cay đắng, khổ đau, chia rẽ, sợ hãi và bất an, bởi vì
chúng được phát sinh trên những ý niệm về ngã, về sự kỳ thị, ảo tưởng và vô
minh. Nhìn sâu vào đối tượng của sự mong cầu, thèm khát của ta, ta thấy rằng
chúng thật sự không phải là đối tượng đáng để theo
đuổi.
Nếu là một người nghiện rượu, ta sẽ nghĩ rằng mình không thể
sống được nếu không có rượu. Ta cần phải nhìn sâu vào bản chất của rượu
để thấy nó được chế tạo như thế nào. Rượu sẽ đem lại cho ta và những người
chung quanh ta những kết quả gì? Nó sẽ gây tác hại như thế nào đến
tim, gan, phèo, phổi... cảm thọ và tâm thức của ta? Nó sẽ gây tác hại gì
đến môi trường sống và ảnh hưởng như thế nào đến nạn đói của con người?
Nếu nhìn kỹ vào bản chất của nó, ta sẽ thấy rằng đối tượng của sự thèm khát về
rượu của ta không phải là yếu tố hạnh phúc đích thực, không đáng cho ta tham
cầu.
Biết rằng rượu và các chất độc tố khác có thể tàn phá trầm trọng đến sức khỏe và
tâm thức của ta, ta có thể chết vì nó hoặc gây ra thương đau cho những người
khác, ấy vậy mà ta vẫn cứ chạy theo
nó không biết nhàm chán.
Năm Giới,
nên bà đã cứng rắn trả lời với ông ta: ''Không, em không thể thiết lập liên hệ
tình cảm với anh được.'' Tuy nhiên trong thâm tâm, bà vẫn rất muốn tiếp tục mối tình giữa hai
người.
Cuối cùng, sau khi mãn khóa, ông trở về nước của ông; bà cảm thấy rất cô đơn. Vì
cô đơn, bà đã sinh tâm hờn ghét Năm giới, nhất là giới thứ ba. Bà than rằng:
''Năm giới đã cản trở tình yêu của tôi. Năm giới đã cản trở tôi liên hệ với người đàn ông mà tôi yêu quý
nhất. Cả hai chúng tôi đều có lương tâm, muốn sống chung với nhau.
Giới thứ ba thật đáng ghét.'' Thật tội nghiệp.
Tôi tin chắc là nếu bà tiếp tục tiến tới và thiết lập liên hệ với ông ấy, thì bà
đã tạo ra rất nhiều khổ đau cho chính bà, cho ông và cho nhiều người khác. Bà chưa bao giờ nếm cái khổ ấy nên bà ghét luôn giới thứ ba của Năm
giới cũng là chuyện dễ hiểu; đó gọi là giận cá chém thớt.
Chúng ta phải nhìn sâu vào đối tượng tham cầu của ta để thấy cho được nó sinh
khởi như thế nào, nó sẽ có tác động lên ta và những người chung quanh ta ra sao.
Nếu có được cái thấy xác thực về nguồn gốc và hậu quả của nó, ta sẽ không ưa
thích nó, vì biết rằng nó sẽ đem lại rất nhiều khổ đau, sự tan nát, đổ vỡ cho ta
và cho những người ta thương.
Tư niệm thực là loại thức ăn thứ ba trong kinh Tứ Thực
mà chúng ta đã được học. Đức Thế Tôn chia sẻ hình ảnh của một người đàn ông bị hai lực sĩ dìu
vào hố lửa. Người đàn ông ấy rất muốn sống. Ông
ta kêu la thảm thiết: ''Xin đừng, xin đừng. Xin đừng liệng tôi
vào hố lửa. Tôi không muốn chết! Tôi không muốn chết!''
Thế nhưng hai lực sĩ vẫn mặc nhiên lôi kéo ông ta và liệng ông
ta vào hố lửa.
Đức Thế Tôn nói rằng hai lực sĩ ấy chính là sự thèm khát, là ý
muốn của ta.
Ta không muốn chết, không muốn khổ, nhưng vì sự thèm khát, tham cầu của ta mà bị
kéo vào hầm hố của khổ đau. Nhìn sâu vào bản chất của đối tượng thèm khát, tham
cầu, vướng mắc với năng lượng chánh niệm và chánh định, ta sẽ khám phá ra được
bản chất đích thực của nó, ta không còn chạy theo nó
nữa. Đó gọi là thiền chỉ (dừng lại) và thiền quán (nhìn sâu).
Thời bây giờ người ta dùng những con mồi được chế tạo bằng nhựa để câu cá.
Người ta không dùng loài côn trùng như xưa nữa. Con cá thấy con mồi rất
hấp dẫn, hấp dẫn hơn cả mồi thiệt. Nhưng khi nó đớp vào thì bị
dính câu. Nó không biết rằng trong con mồi nhựa được trang bị với những
màu sắc rực rỡ, hấp dẫn ấy có ẩn chứa một lưỡi câu rất nhọn, sắc bén và ghê rợn.
Lối hành xử của ta cũng không khác gì những con cá kia.
Ta có một nhận thức rất sai lầm về đối tượng của sự thèm khát, tham cầu và vướng
mắc của ta. Ta nghĩ đời sống sẽ không có ý nghĩa, rằng ta không thể hạnh phúc
được nếu không có những thứ này, thứ kia; nghĩa là
không có năm thứ dục lạc: tiền tài, danh lợi (quyền hành), sắc dục, thức ăn ngon
và ngủ nhiều. Có hàng triệu cách để ta có thể có hạnh phúc,
nhưng vì ta không biết cách mở lòng để đón nhận, để cho niềm vui và hạnh phúc
đến với ta. Ta chỉ biết chạy theo những đối
tượng của dục lạc, thèm khát và tham cầu mà thôi. Nhiều người trong chúng ta đã
đi qua kinh nghiệm đó và thấy được sự thật là càng chạy theo
đối tượng của sự thèm khát, tham cầu ta càng khổ đau da diết.
Ở đây tôi xin kể một câu chuyện nói về đời sống của một dòng suối để giúp quý ví
hiểu rõ về vấn đề này.
Hơi thở
nuôi dưỡng và trị liệu
Nguồn: Làng Mai.