Tại sao bố mẹ và con cái cần tiếp tục nói chuyện

Carl E. Pickhardt, Ph.D.
Why Parent and Adolescent Need to Keep Talking
Nguyễn Thị Thanh Hằng dịch.

Lý do tại sao bố mẹ và con cái tuổi teen cần tiếp tục nói chuyện là vì những chuyện có thể thường xuyên xảy ra khi họ không, sẽ không, hoặc không thể nói. Khi không thông báo đủ thông tin cho người kia thì sự không biết có thể trở thành một rắc rối khi nỗi lo lắng và trí tưởng tượng bắt nguồn từ việc không biết tạo ra những giả định sai và những hiểu lầm có thể làm cho một mối quan hệ đang lạnh nhạt và căng thẳng tồi tệ hơn. Nói với nhau là một cách chủ yếu để bố mẹ và con cái có thể hiểu nhau, biết được chuyện gì đang diễn ra và giữ được sự kết nối.

Sự không biết trong những mối quan hệ là vấn đề tồn tại mãi mãi của con người mà nói thành lời là phương tiện để vượt qua.

Đây là một vấn đề đang xảy ra vì sự thay đổi luôn luôn tạo ra những nhu cầu về thông tin mới. Nó liên tục làm con người đi từ trạng thái kinh nghiệm và hoàn cảnh cũ đến mới, giống nhau đến khác nhau, từ biết đến chưa biết. Do đó, sự thay đổi mang tính phát triển yêu cầu những người trưởng thành tiếp tục thay đổi mối quan hệ bố mẹ/con cái theo những cách cần được thảo luận nếu họ được hiểu. Vì nói chuyện quan trọng nên nó đáng được suy nghĩ thêm lí do tại sao.

Hãy xem xét việc nói chuyện theo một cách được đơn giản hoá.

Giả sử bây giờ tôi đang đứng trước mặt bạn, và tôi hỏi bạn 3 câu rất đơn giản. Thứ nhất, “Bây giờ tôi đang có cảm nhận gì?” Bạn có thể đoán, nhưng trừ khi tôi nói cho bạn, bạn thực sự sẽ không biết một cách chắc chắn. Thứ hai, “Bây giờ tôi đang nghĩ gì?” Bạn có thể đoán, những trừ khi tôi nói cho bạn, bạn cũng sẽ không thể biết một cách chắc chắn. Thứ ba, “Bây giờ tôi đang làm gì?” Bạn có thể trả lời vì khi tôi hành động ở đây bạn có thể nhìn thấy. Nhưng nếu tôi sửa câu hỏi và hỏi “Tôi đang làm gì cách đây 1h?”, trừ khi tôi nói cho bạn, bạn thực sự sẽ không biết câu trả lời.

Ngay cả nếu tôi là một người bạn biết rất rõ và yêu rất nhiều – một người bố, mẹ, một đứa con, một người yêu, một người bạn thân – ở bất kì thời điểm nào, chúng ta vẫn là một bí ẩn đối với người kia. Chúng ta là những người xa lạ với những gì đang diễn ra trong cuộc sống của người kia. Không có sự giúp đỡ của họ, chúng ta thậm chí không thể trả lời những câu hỏi cơ bản nhất về người khác – họ đang cảm nhận điều gì, họ đang nghĩ gì, họ đang làm gì? Chúng ta chỉ biết những câu trả lời nếu chúng ta được nói cho biết và thậm chí sự hiểu biết thực sự phụ thuộc vào việc được kể cho nghe sự thật. Do đó, lỗi cốt yếu trong truyền thông/nói chuyện là bóp méo thông tin – nói dối.

Vậy, một định nghĩa đơn giản của nói chuyện là quá trình thông qua đó con người, trong trường hợp này là bố mẹ và đứa con tuổi teen, trao đổi thông tin bằng lời. Họ liên tục thu thập thông tin trong mối quan hệ của họ: “Bạn đang cảm nhận như thế nào?” “Bạn nghĩ gì về điều này?” “Chuyện gì đang diễn ra?” Những câu hỏi là một cách chủ yếu để họ thu thập thông tin họ cần.

Khi bố mẹ hoặc con cái từ chối chia sẻ thông tin (nói) hoặc khi bố mẹ hoặc con cái từ chối nhận thông tin (nghe), thì khi đó 2 nhu cầu chính trong mối quan hệ không được thoả mãn – nhu cầu hiểu/biết và nhu cầu được hiểu. Kết nối với những nhu cầu đó là hai trách nhiệm khó đối với bố mẹ và con cái. Thật khó để nói về những điều bạn không thích nói hoặc biết rằng người khác không muốn nghe. Và thật khó để nghe khi bạn đang mệt hoặc bận, hoặc có thể bất đồng với những điều người kia đang nói.

Ví dụ, nhu cầu hiểu có thể thúc đẩy một người bố kiểm tra câu chuyện của đứa con để xác minh thông tin mà đứa con đã chia sẻ. “Bố đã nói chuyện với mẹ của bạn con và họ nói con không ở nhà họ tối qua.” Và bây giờ đứa con nổi giận vì sự xâm phạm quyền riêng .

Hoặc nhu cầu được hiểu có thể thúc đẩy người con chia sẻ về khuynh hướng tình dục đồng giới với bố mẹ, sự tiết lộ này đòi hỏi sự dũng cảm. Và truyền thông, chia sẻ thông tin không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Nhưng điều gì xảy ra khi thông tin quan trọng không được chia sẻ, thông tin mà một bên cần biết và bên kia thì không nghĩ hoặc không muốn hoặc gặp rắc rối để chia sẻ? Ví dụ, khi tôi 15 tuổi, tôi ở ngoài suốt đêm với một người bạn lần đầu tiên. Kỳ vọng của mẹ tôi là tôi sẽ ở nhà trước 10:30. Vì tôi biết nơi tôi ở suốt đêm đó và ở trong một công ty an toàn nên tôi không có lý do để lo lắng nên tôi không báo cho mẹ biết. Gần 11:00 bà bắt đầu lo lắng. Gần 12:00, bà tưởng tượng rằng tôi bị hại và từ 1:00 – 5:00 bà hoảng sợ trước những cảnh tượng kinh khủng mà bà tưởng tượng. Do đó, khi tôi về, tôi ngạc nhiên khi thấy mẹ vì bà chưa bao giờ thức khuya hoặc dậy sớm. Bà nổi giận để đáp lại sự từ chối của tôi đối với nhu cầu muốn biết của bà là tôi đã ở đâu và tôi có ổn không, bà đã trải qua một đêm kinh khủng và tưởng tượng những điều xấu nhất. Khi thiếu thông tin quan trọng họ cần biết, con người thường sẽ tự nghĩ ra thông tin tiêu cực. Giữ lại thông tin mà một người nào đó cần biết và sự lo lắng của họ có thể gây ra phản ứng tức giận đối với bạn.

Tất nhiên, hầu hết thông tin truyền thông mà chúng ta dựa vào trong những mối quan hệ quan trọng là kiểu thông tin không lời – tiếp xúc mắt, giọng nói, điệu bộ cơ thể, đôi tay, vẻ mặt…Những cái đó có thể là nguồn tiết lộ thông tin, dù chúng ta có thể hiểu sai ý nghĩa thật sự của chúng. Và bây giờ chúng ta có những giả định sai để đương đầu với sự không biết (điều chúng ta nghĩ chúng ta biết thì thực tế không phải vậy) có thể gây ra nhiều rắc rối.

Ví dụ, một bà mẹ vừa ly dị đợi đứa con trai học trung học đang về nhà sau 1 tuần thăm bố. Đằng sau cánh cửa, bà mẹ đang sẵn sàng với một nụ cười tươi, một cái ôm, những lời chào đón nhưng đứa con với khuôn mặt nhăn nhó, chỉ liếc nhìn mẹ, đi vào phòng và đóng cửa. Không lời nào được nói ra, nhưng rất nhiều thông tin được truyền tải vì hành động có sức mạnh lớn hơn lời nói. Dựa vào nỗi sợ xấu nhất của bà, đây là ý nghĩa mà bà suy ra: đứa con cảm thấy không hạnh phúc khi gặp bà, nó đang nghĩ làm thế nào mà bố nó xây được một ngôi nhà tốt hơn, và nó muốn nói về mong muốn được sống lâu dài với bố.

Đi đến những kết luận đau lòng đó, bà vào phòng con trai và nói đầy giận dữ: “Nếu con muốn sống với bố và không thích gặp mẹ, chúng ta có thể thay đổi!” Đứa con hoảng hốt nhìn mẹ và bà có thể thấy đứa con đang khóc. “Mẹ, mẹ đang nói gì vậy? Con chỉ là vừa có một chuyến thăm bố không vui và con cần chút thời gian ở một mình để quay trở lại bình thường. Con vui khi gặp mẹ. Con thực sự hạnh phúc khi ở nhà!” Và bây giờ khi họ bắt đầu nói chuyện, mối kết nối thoải mái giữa họ được tái thiết lập.

Là nạn nhân của sự không biết của mình, nhu cầu muốn biết của người mẹ được thoả mãn bằng cách giả định điều con trai bà đang cảm nhận, suy nghĩ mà không xác minh bất kì giả định nào của bà.

Vậy, bài học là: khi bạn không biết chuyện gì đang xảy ra với người khác nhưng cần biết, thì trước khi tạo ra những giả định của riêng bạn về những điều người đó có thể cảm nhận, suy nghĩ hoặc ý định, và trước khi đi đến những kết luận gây tức giận của bạn, hãy kiểm tra những giả định của bạn. Tự hỏi bạn cần biết điều gì.

Và đừng giả định rằng chỉ vì bạn đang cảm thấy tồi tệ sau một ngày nặng nề nên người đó (dù là bố mẹ hoặc con cái) sẽ biết điều gì thực sự quan trọng mà bạn không phải nói về nó. Trong những mối quan hệ yêu thương, khi người này hành động một cách bực tức, thật dễ dàng để người kia xem nó như vấn đề cá nhân, phản ứng quá mức và bắt đầu tưởng tượng điều xấu nhất. Và bây giờ việc đọc ý nghĩ bắt đầu và họ thường đoán sai. Con đường dẫn bố mẹ và con cái đến nhiều mâu thuẫn được lát bằng những giả định sai.

Để chặn trước những điều đó, hãy xác minh những giả định của bạn trước khi phản ứng, tôn trọng nhu cầu muốn hiểu và nhu cầu được hiểu của bạn và người khác, và tiếp tục nói, ngay cả khi, đặc biệt khi, những vấn đề đó là khó thảo luận. Tiếp tục chia sẻ thông tin về những cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của một người, không phải là một cách hoàn hảo để giữ cho mối quan hệ vận hành tốt, nhưng đó là một trong những phương tiện tốt nhất mà chúng ta có.

Nguồn
Why Parent and Adolescent Need to Keep Talking
Communication problems between parent and teenager start when they stop speaking
Published on August 12, 2013 by Carl E. Pickhardt, Ph.D. in Surviving (Your Child’s) Adolescence
PsychologyToday
 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle