o
Emma M. Seppala, Ph.D.
The Brain’s Ability to Look Within: A Secret to Well-Being
Nguyễn Thị Thanh Hằng
dịch.
Hai con đường của sự chú ý: Bên ngoài & Bên trong
Sự
khác nhau giữa việc chú ý nhịp điệu nhanh của 1 bài hát nổi tiếng trên radio và
chú ý nhịp tim của bạn khi bạn nhìn thấy người yêu của bạn là gì? Giữa việc chú
ý mùi thơm của lát bánh mì nướng và chú ý thấy bạn đang hết hơi là gì? Cả hai
đòi hỏi sự chú ý. Tuy nhiên, hướng của sự chú ý đó là khác nhau: nó hoặc là
hướng ra ngoài, hoặc là hướng vào trong.
Từ lâu các nhà khoa học cho rằng sự chú ý – bất kể là gì – chủ
yếu bao gồm vỏ não trán trước, vùng trước trán của não bộ chịu trách nhiệm cho
suy nghĩ phức tạp và độc nhất ở con người và những loài động vật có vú cấp cao.
1 nghiên cứu bởi Norman Farb nêu ra 1 quan điểm hoàn toàn mới: có những cách chú
ý khác nhau. Trong khi vỏ não trán trước có thể được chuyên môn hoá để chú ý đến
thông tin bên ngoài thì những phần não cổ hơn bao gồm thuỳ nhỏ ở não trước và
hồi đai có vẻ như được chuyên môn hoá để chú ý “phong cảnh nội tâm” của chúng ta.
Hầu hết chúng ta ưu tiên hướng sự chú ý ra bên ngoài.
Khi chúng ta nghĩ về sự chú ý, chúng ta thường nghĩ về việc tập trung vào 1 điều
gì đó nằm ở bên ngoài bản thân chúng ta. Chúng ta “chú ý” đến công việc,
TV, người yêu, giao thông, hoặc bất kỳ điều gì thu hút
các giác quan của chúng ta. Tuy nhiên, có 1 thế giới hoàn toàn khác tồn tại mà
hầu hết chúng ta ít nhận thấy: 1 thế giới nội tâm, với những cảm xúc, cảm giác
khác nhau. Nhưng thường thì thế giới nội tâm quyết định liệu chúng ta có 1 ngày
tốt đẹp hay không, liệu chúng ta hạnh phúc hay không hạnh phúc. Đó là lí do tại
sao chúng ta có thể cảm thấy tức giận mặc cho môi trường tươi đẹp xung quanh
hoặc cảm thấy hạnh phúc mặc cho đang bị kẹt xe. Có lẽ
vì lí do này, phát hiện mới về con đường của sự chú ý này có thể nắm giữ chìa
khoá để đạt được sự thoả mãn lớn hơn.
Dù thế giới nội tâm của những cảm xúc và cảm giác này chi phối nhận thức ở những
đứa bé, thì nó dần trở nên xa lạ và xa cách khi chúng ta học cách dành ưu tiên
cho thế giới bên ngoài. Vì chúng ta không chú ý nhiều đến thế giới nội tâm của chúng ta nên
nó thường làm chúng ta ngạc nhiên. Chúng ta thường chỉ chú ý đến cơ thể
của chúng ta khi nó rung hồi chuông cảnh báo – đó là khi chúng ta rất đói, khát,
kiệt sức hoặc đau đớn. 1 cơn tức giận, 1 cảm giác buồn bã hoặc sự ấm áp của tình
yêu ở trong ngực của chúng ta thường xuất hiện 1 cách đột ngột.
Sự chú ý chuyển vào bên trong có thể giúp xoa dịu lo lắng và làm tăng sự
thoả mãn
Cộng tác với các giáo sư Zindel Segal và Adam Anderson (University of Toronto),
nghiên cứu so sánh sự chú ý kích thích từ bên ngoài (tập trung ra bên ngoài) với
sự chú ý tập trung vào bên trong trong não bộ. Những người
tham gia được hướng dẫn hoặc là tập trung vào cảm giác của hơi thở của họ (chú ý
bên trong) hoặc tập trung chú ý vào những từ trên 1 màn hình (chú ý ra bên ngoài).
Trái ngược với giả định thông thường cho rằng tất cả sự chú ý dựa vào thuỳ trán
của não, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy điều này chỉ đúng với sự chú ý ra bên
ngoài; sự chú ý vào bên trong sử dụng những phần tiến hoá cũ của não bộ liên kết
với cảm giác và sự tích hợp của kinh nghịệm thể lý.
Sự chú ý bên ngoài dựa vào những thuỳ trán trước của vỏ não,
lớp ngoài tiến hoá mới nhất của não bộ của chúng ta, phân biệt giữa loài người
với những loài khác. Còn sự chú ý bên trong dựa vào những vùng não liên kết vỏ não với hệ
viền, 1 hệ thống não cổ hơn mà chúng ta giống với nhiều loài động vật khác.
Những kết nối hệ viền đó có thể hỗ trợ cho việc tiếp cận trực tiếp hơn đến những
cảm xúc và cảm giác thể lý, trong khi vỏ não chịu trách nhiệm nhiều hơn cho 1 ý
thức về bản thân. Bằng cách tuyển chọn những vùng như thuỳ nhỏ ở não
trước và hồi đai, 1 người sử dụng sự chú ý bên trong có thể phớt lờ vỏ não trước
trán, trực tiếp chạm vào nhận thức cơ thể, thoát khỏi sự đánh giá xã hội hoặc sự
tự đánh giá bản thân.
Những phát hiện đó có những ngụ ý quan trọng cho hạnh phúc.
Những tình trạng của tâm trí như lo lắng, trầm cảm và tức giận thường
thu hút vỏ não trước trán. “Tôi không thể làm tâm trí mình yên lặng” – 1
câu mà phần lớn chúng ta có thể liên hệ trong những lúc bị stress.
Cố gắng yêu cầu bản thân trở nên ít lo lắng hoặc tức giận thường là 1 việc làm
vô ích. Tâm trí đơn giản là gặp khó khăn với việc yêu cầu bản thân nó làm
việc gì đó.
Dan Wagner ở đại học Harvard mô tả điều này như 1 “quá trình
trớ trêu”. Khi chúng ta cố chống lại 1 ý nghĩ hoặc hành động nào đó (ví
dụ, cố gáng không ăn vặt khi bạn đang ăn kiêng, hoặc cố không nghĩ về 1 người
nào đó khi bạn vừa chia tay họ) thì nỗ lực đó có thể phản tác dụng dưới tình
huống stress. Trong điạ hạt của tâm trí, điều chúng ta chống
lại được duy trì. Thật đáng buồn, 1 số người kết thúc bằng cách chuyển
sang rượu và thuốc như 1 phương sách cuối cùng để làm yên lặng tâm trí họ.
Tuy nhiên, những phát hiện của Farb cho thấy những hệ thống
thần kinh của sự chú ý vào bên trong có thể đem lại 1 hệ thống tách biệt khỏi
tâm trí trí suy nghĩ để giúp chúng ta tìm thấy sự bình tĩnh.
Chúng ta không thể kiểm soát tâm trí của chúng ta với tâm trí của chúng ta,
nhưng với sự nhận thức bên trong, chúng ta có thể thoát khỏi những suy nghĩ chạy
nhanh của chúng ta. “Hít 1 hơi thật sâu” trong lúc tức
giận hoặc sợ hãi là câu nói phổ biến, trực tiếp chạm vào khả năng sử dụng nhận
thức bên trong của chúng ta.
Huấn luyện nhận thức bên trong của chúng ta
Yoga, tập thở và tập thiền được thiết kế để làm tăng sự nhận thức bên trong của
chúng ta. 1 nghiên cứu bởi Jocelyn Sze (đại học California Berkeley) cho thấy
người tập thiền có sự nhận thức bên trong lớn hơn những người nhảy, dù họ cũng
đã huấn luyện sự nhận thức về những cử động/động tác của cơ thể họ, và có lẽ ít
hiểu rõ những trạng thái cảm xúc của họ.
Đối với 1 số người, chuyển sự chú ý vào bên trong có thể làm
họ đau khổ, vì nó có thể làm chúng ta trở nên nhạy cảm với những cảm xúc không
thoải mái. Tuy nhiên, liên tục làm bản thân chúng ta sao lãng bằng cách chuyển
sự chú ý ra bên ngoài sẽ không loại bỏ được những cảm xúc nằm bên dưới đó.
Bằng cách dấn thấn vào chúng thông qua nhận thức bên trong, chúng ta có thể trải
nghiệm những dấu hiệu của sự chữa lành đầu tiên. Nghiên cứu do tôi thực
hiện với những cựu chiến binh bị sang chấn cũng cho thấy điều này là đúng. Mặc
dù lúc đầu các cựu chiến binh thấy những cảm xúc và kí ức có thể xuất hiện trong
buổi tập yoga, tập thở và tập thiền đầu tiên của họ, họ thông báo là theo thời gian, những kinh nghịệm nội tâm đau khổ đó bắt đầu
suy yếu và được chữa lành. Họ cảm thấy có sức mạnh.
Họ không còn dựa vào thuốc hoặc 1 nhà trị liệu tâm lý, họ đã học được cách sử
dụng hơi thở của họ để lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống của họ.
Học cách hiểu rõ cơ thể của chúng ta có thể có những lợi ích
khác. Chúng ta đã quá quen với việc hướng sự chú ý của chúng ta ra bên
ngoài đến nỗi chúng ta thậm chí không thực sự thưởng thức đồ ăn vì chúng ta đang
quá bận để xem Tv
hoặc làm bản thân bị sao lãng bằng những cách khác. Tuy nhiên,
nghiên cứu cho thấy những lúc hạnh phúc nhất của chúng ta là những lúc chúng ta
dấn thân trọn vẹn vào 1 tình huống. Nếu chúng ta bị sao lãng, chúng ta đang tước đi 1 số nguồn hạnh phúc
lớn nhất của chúng ta.
Lần tới khi bạn thấy mình đang điên cuồng suy nghĩ và những cảm xúc của bạn bị
mất kiểm soát, thay vì cố gắng nói với bản thân thoát ra khỏi tình huống hoặc
uống 1 cốc rượu, hãy ngồi xuống và hít vài hơi thật sâu và hiểu rõ cơ thể của
bạn hoặc đi đến 1 lớp tập yoga hoặc thiền. Nghiên cứu của Farb
cho rằng chúng ta vốn có 1 khả năng làm bản thân bình tĩnh lại.
Chúng ta chỉ cần 1 hơi thở sâu.
Nguồn: The Brain’s Ability to Look Within: A Secret to Well-Being
Published on December 10, 2012 by Emma M. Seppala, Ph.D. in Feeling It
PsychologyToday
Nguồn: PSN