Nguyên Minh
Mỗi chúng ta ai cũng chỉ có một cuộc
đời để sống. Điều quan trọng là, trong thực tế
chúng ta không có sự lựa chọn sống hay không sống, mà chỉ có sự lựa chọn sống
như thế nào.
Cho dù ta chọn cách sống như thế nào thì cuộc sống chắc chắn
rồi cũng qua nhanh, phút cuối đời rồi sẽ đến. Khi quay nhìn lại bao thăng
trầm sướng khổ, điều còn lại trong ta không phải là những ảnh hưởng tốt xấu về
mặt vật chất hay cảm xúc - tất cả những thứ ấy đều đã qua đi - mà chính là nhận
thức của ta về đời sống thông qua bao kinh nghiệm thăng trầm sướng khổ đó.
Tôi viết những dòng này sau khi đã vượt qua độ tuổi “tri thiên mệnh”, nên có thể
sẽ phần nào xa lạ với những bạn trẻ đang hăm hở xông pha trên những “chiến tuyến”
khác nhau của cuộc đời. Nhưng tôi sẽ không khuyên các bạn quay
về nhà ngồi trầm ngâm bên tách trà để suy ngẫm về ý nghĩa cuộc đời, vì điều đó
chắc chắn cũng không mang lại chút giá trị thực sự nào cho cuộc sống của các bạn.
Hãy tiếp tục những gì mình đang làm với tất cả bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ - và
hãy tin tôi, đó cũng chính là điều tôi đã làm từ hai, ba mươi năm trước - nhưng
hãy nhớ dành cho chính mình đôi chút thời gian để trả lời câu hỏi: Bạn đang sống
theo cách như thế nào?
Và nguyên nhân gây khổ đau cho mỗi
chúng ta thật ra không phải bất kỳ điều gì đến từ bên ngoài hay người khác, mà
chính là những cảm xúc tai
hại vốn thường được âm thầm nuôi dưỡng trong lòng ta như tham lam, sân hận và si
mê. Từ những khuynh hướng xấu đó, chúng ta nảy sinh vô số những thói hư tật xấu,
những ý tưởng, hành vi và lời nói gây hại cho bản thân
và người khác.
Bởi vì chính cách sống như thế nào
của bạn - chứ không phải bất kỳ sự thành công hay những giá trị tích lũy lớn
lao nào - sẽ quyết định việc bạn nhận hiểu về đời sống này. Nếu bạn cũng
từng trăn trở giống như tôi và bao nhiêu người khác trong nhân
loại từ xưa nay, thì thắc mắc đầu tiên khi bước vào đời sẽ chính là ý nghĩa hay
mục đích sự có mặt trong đời của bạn. Chúng ta nhìn thấy và nhận biết dòng thời
gian không ngừng cuốn trôi mọi con người và nhấn chìm tất cả dần dần vào quá khứ.
Mỗi chúng ta đến và đi trong dòng thời gian vô tận ấy với tất cả những vui buồn
sướng khổ để rồi mất hút đi trong quá khứ mịt mờ. Như nhà thơ Trần Tử
Ngang vào hạ bán thế kỷ 7 đã từng thốt lên:
Người xưa nay chẳng thấy đâu,
Mai sau ai đến vẫn màu mang mang.
Ngẫm trời đất rộng thênh thang,
Bỗng nhiên rơi lệ riêng mang dạ sầu.
Trong mối thương cảm mênh mang trước dòng đời, chúng ta không khỏi nhiều khi
thấy sự có mặt của bản thân mình như hoàn toàn vô nghĩa, bởi tất cả những thành
công hay thất bại của mỗi chúng ta khi ném vào dòng thời gian bất tận đều thực
sự trở thành vô nghĩa:
Thông minh tài trí anh hùng,
Ngu si dại dột cũng chung một gò...
Và trong cái vô nghĩa đó, chúng ta đêm ngày hì hục quay quắt, vun đắp điều này,
kiếm tìm điều nọ... Chẳng có điều nào trong số đó giúp ta đưa ra được câu trả
lời về ý nghĩa đời sống! Cho đến một lúc, bằng vào chính những trải nghiệm của
bản thân, ta bất chợt nhận ra được rằng cuộc sống thật ra không hoàn toàn vô
nghĩa như ta vẫn tưởng, và rằng ý nghĩa đời sống không nằm ở đâu xa mà là trong
chính sự cảm nhận như thế nào của ta về cuộc sống trong từng phút giây hiện tại.
Chính trong ý nghĩa này mà khi bạn chọn một cách sống mang lại
lợi lạc cho bản thân và người khác, bạn sẽ thấy cuộc đời này ngày càng trở nên
có ý nghĩa hơn.
Ngược lại, khi để mình bị cuốn trôi theo những bon chen dục vọng, không ngừng
đối nghịch và mang đến khổ đau cho bản thân cũng như mọi người quanh mình, thì
cho dù bạn có thành công trong việc tích lũy được những giá trị vật chất lớn lao,
điều chắc chắn là bạn cũng sẽ cảm thấy cuộc sống ngày càng trở nên vô nghĩa.
Trong thực tế, đã có không ít người chọn cách tự kết liễu đời
sống của mình ngay trên đỉnh cao danh vọng, chỉ vì trong nội tâm họ luôn tồn tại
và phát triển một sự bế tắc, giày vò. Họ không cảm nhận được bất kỳ ý
nghĩa tích cực nào về sự có mặt của họ trong cuộc đời này!
Ngài Yongey Mingyur, một cao tăng Phật giáo Tây Tạng, khi được mời viếng thăm
các tòa kiến trúc rất lớn ở phương Tây như Empire State, đã hết sức ngạc nhiên
khi nhìn thấy trên tầng cao nhất của tòa nhà người ta thiết lập những hàng rào
chắn và có các đội lính canh nhằm ngăn cản những người lên đó để... nhảy xuống
tự vẫn. Những bế tắc trong đời sống nội tâm là có thật, và khi
không cảm nhận được ý nghĩa sự có mặt của mình trong cuộc đời này, người ta sẽ
dễ dàng chọn cách chấm dứt đời sống như một phương thức để trốn chạy sự bế tắc
trong tư tưởng.
Vì thế, chúng ta phải luôn nhớ rằng, chính cách sống như thế nào của ta mới là
điều quan trọng nhất, chứ không phải là những gì ta đã thu
gom được trong cuộc sống của mình. Và cũng vì thế mà ý nghĩa đời sống không nằm
trong những triết lý cao siêu hay học thuyết uyên bác, cho dù những người xây
dựng nên các triết lý hay học thuyết ấy có đưa ra câu trả lời, thì đó cũng không
phải câu trả lời dành cho bạn. Mỗi người luôn phải tự tìm ra
câu trả lời thực sự cho mình, và phương cách để có được câu trả lời ấy chính là
một cách sống có ý nghĩa, luôn mang lại lợi lạc cho bản thân và người khác.
Khi bạn sống theo cách thực sự có ý nghĩa, bản thân bạn sẽ dần dần cảm
nhận được ý nghĩa của cuộc sống này.
Và chính vì muốn sống một đời sống có ý nghĩa, có thể mang lại
lợi lạc cho bản thân và người khác, nên bạn không thể không chú ý đến sự thực
hành bố thí như một phương thức tu tập, rèn luyện. Một nếp sống chia sẻ là phương cách hữu hiệu nhất để bạn hòa nhập
với cộng đồng và cảm nhận được ý nghĩa của đời sống, thông qua những niềm vui
chân thật mà bạn có được cũng như mang đến cho mọi người.
Khi bạn thực sự dứt trừ được những nguyên nhân gây khổ đau, bạn sẽ nhận ra được
tính chất quý giá của từng giây phút mà bạn đang sống, đơn giản là vì khi ấy bạn
sẽ luôn được sống trong sự an vui và hạnh phúc.
Và nguyên nhân gây khổ đau cho mỗi chúng ta thật ra không phải bất kỳ điều gì
đến từ bên ngoài hay người khác, mà chính là những cảm xúc tai hại vốn thường được âm thầm nuôi dưỡng trong lòng ta như
tham lam, sân hận và si mê. Từ những khuynh hướng xấu đó, chúng ta nảy sinh vô
số những thói hư tật xấu, những ý tưởng, hành vi
và lời nói gây hại cho bản thân và người khác.
Khi thực hành nếp sống chia sẻ, chúng ta xóa dần đi những nếp
nghĩ, những thói quen sai lầm từ bao đời đã làm ta đau khổ.
Buông xả dần giá trị vật chất hiện có để chia sẻ với những người thiếu thốn, ta
đánh thẳng vào lòng tham lam cố hữu, phá trừ tâm vị kỷ cũng như thói quen bủn
xỉn, keo kiệt của chính mình. Hướng về lợi lạc của người khác thay vì
bo
bo ôm giữ những gì đã thu góp được, ta mở rộng không gian quanh mình tương xứng
với tâm nguyện vị tha, phá vỡ lớp vỏ bọc chật hẹp bao đời của lòng ích kỷ.
Và chính từ đó cũng như thông qua đó mà mỗi chúng ta mới thực
sự cảm nhận được ý nghĩa đích thực của cuộc đời này.
Hình ảnh: chùa hoằng pháp