Bắt
chuyện, có lẽ là một
cái “tài” của người Việt mình. Rề rà dây cà
dây muống lại còn tài
hơn. Đấy là
bệnh “thèm” nói, một trong những triệu chứng của người rảnh rỗi, thừa mứa thời gian, cố tình nói
cho thỏa mãn cái ấm
ức bấy lâu. Đang lúc thèm nói, bắt được thằng nào thì bắt
nó ngồi yên đấy mà nghe.
Ngày trước người
ta hay bảo rộn như cái chợ. Và mọi thứ
ví von đều lấy từ cái chợ ấy:
đứa nào lắm mồm bị gọi là con mẹ hàng cá, đon
đả xởi lởi thì bị
ví như bà thím bán
rau. Ngày nay, một hình thức chợ đã lan
đến các... công sở. Nhưng chợ này giống
kiểu chợ đêm, không ồn ào náo
nhiệt như chợ thường, âm thầm thôi,
ba bốn người một chợ. Nước sẵn đấy,
uống đi mà nói. Nước chè mới pha
dành để tiếp khách hoặc tiếp dân, nhưng khách khứa và dân chúng
thi thoảng mới có một
người, thành ra nước ta tự pha
rồi ta tự uống để ta tự nói và
ta tự sướng.
Cậu nào mới chân
ướt chân ráo vào cơ
quan thì lát sau đã
có người đến xoa đầu, bảo cậu học gì mà về
đây. Dạ, trường
này lớp này nơi này
năm này.
Ừ, thế tốt
rồi, con tôi cũng tuổi với cậu đấy, nó học nước này nói ngoại
ngữ này giờ làm chỗ
này lương thế này này.
Là bắt đầu khoe. Khiến cho cái cậu chân ướt chân ráo mất đi
ngay niềm kiêu hãnh ngày
đầu nhiệm sở, tự thấy mình kém cỏi. Ông kia thấy cậu này im, chăm
chú lắng nghe, tưởng nó đang khâm
phục cha con mình, lại khoe tiếp thêm vài đứa con nữa cho nó
phục sát đất luôn. Vậy là sự
khoe của mình tự dưng
làm nhục người khác.
Nơi công sở ai
cũng tỏ ra bộ mặt
quan chức, nghiêm nghị. Tay lúc nào cũng
vân vê tờ
báo hoặc vài tờ công
văn. Rằng ta
đây bận lắm nhé, việc ngập đầu nhé, dân có muốn
ý kiến ý cò gì thì cũng
thưa thưa thôi nhé. Thế là anh
cán bộ càng rỗi rãi. Chà, không có việc gì làm
cũng buồn.
Buồn
thì đi buôn... dưa lê. Cầm nguyên tờ báo ấy vo lại thành cái ống,
gõ gõ vào
bàn tay
kia,
rồi tìm một phòng nào có người
để tán hươu tán vượn.
Đây rồi, phòng này có thằng
hút thuốc, thể nào mình
vào nó
chả
mời một điếu. Y chang, cậu trong phòng kia
cũng còn trẻ, theo phép lịch sự rút bao
thuốc Mèo ra nói mời
chú hút
với
cháu một điếu cho vui. Ừ, thằng
này xem
ra
biết điều,
thay vì
cảm
ơn, chú xin tặng cho mày một
vài bài
học.
Này thì làm ở đây cố phấn đấu kiếm cái ghế cháu ạ, êm cái đít
đã mới chắc cái bụng.
Ông kia
vừa nhấp thuốc vừa nhả khói vừa nói. Chuyện gì chẳng ra chuyện gì nhưng cứ
tuôn cái đã. Anh chàng đang
ngồi làm việc không thể tập trung, vẫn cứ cặm cụi giả vờ đang say sưa. Thì ông cũng nói
say sưa. Lát sau đã có thêm vài
ông tương tự vào góp
chuyện. Anh có chuyện nhà, tôi có
chuyện xóm, anh có chuyện
con, tôi có chuyện vợ, anh có chuyện
xe hơi,
tôi có
chuyện
nhà lầu... tất tần tật đem vào góp để
thành cái chợ.
Anh cán
bộ
trẻ không thể đuổi những người kia được,
toàn bậc cha chú cả, và
cũng không thể bỏ phòng mình được.
Thôi thì ngồi yên đấy, cố gắng đừng góp thêm chuyện
và cũng đừng để lọt tai chữ
nào cả. Nhưng xem ra khó
mà tách
mình
ra khỏi cái chợ ấy.
Vì thể nào người
ta cũng lôi anh vào
một câu chuyện nào đó. Chẳng hạn mách nước cho anh đi chỗ
này chỗ kia làm.
Đi đi, tớ không phải đuổi cậu đâu, tớ muốn tốt cho cậu thôi.
Bằng
cấp như cậu về ngồi đây nó phí lắm.
Cậu trẻ ngồi yên, nãy giờ
đã nhịn không nói thì
cứ im luôn, mặc người ta nói gì cũng
gật đầu cho xong. Im lặng cũng là một cách
trả thù - cậu nghĩ. Nhưng cái ông cán bộ
thâm niên nghĩ khác, nó im lặng
có nghĩa là nó đồng
ý. Vậy thì nói tiếp, tớ chỉ cho đường này đường nọ mà chạy.
Dạy đời không tốn một đồng xu, cố mà nghe
đi con. Nhưng lớp
trẻ không cần dạy khôn kiểu ấy, họ cần được dạy về những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chứ không phải thứ mánh khóe vặt vãnh.
Mỗi ngày đến cơ quan nhà
nước không phải để nghe, người ta cần được
làm việc, cần được phục vụ nhân dân để
thấy xứng đáng với đồng lương của mình. Chỉ khổ cho mấy
cái anh
tre
trẻ thèm khát làm việc,
họ đâu có ngờ một
nửa thời gian phải dành để lắng nghe, họp hành và họp chợ.
Vẫn phải thế thôi. Chạy đâu cho thoát.
HOÀNG CÔNG DANH