Chuyển hoá kết quả của hành động
chuyen hoa
Nguyễn Duy Nhiên dịch
Từ thuở
ban đầu, đạo
Phật bao giờ cũng quan tâm đến
sự an vui của người khác, và sau
này mối quan tâm ấy
đã trở thành năng lượng cho sự tu tập
của ta, với một lời nguyện vì muốn mang
sự lợi lạc đến cho mọi chúng
sinh. Dù vậy, ý thức này vẫn chỉ chú trọng muốn thanh lọc phần nguyên nhân của hành động, tức ý định hay là động cơ thúc đẩy của nó, hơn
là trực tiếp xử lý
kết quả của hành động ấy, tức những hư hại đã xảy ra do bởi tham, sân và
si. Trong thời đại ngày nay, người học Phật chúng ta quan
tâm đến vấn đề chuyển hóa khổ đau một cách trực tiếp hơn, chúng ta muốn có
một phương pháp tu tập
nhập thế, phụng vụ người khác một cách cụ thể hơn.
Trên con đường
tu học, tập quán chiếu nhìn sâu vào những
kinh nghiệm của ta trong
từng giây phút sát-na
biến
đổi, để
thấy được
những ham muốn và ghét bỏ
đã biểu hiện ra thành
những khổ đau trong tâm thức ta như thế
nào, là
một
điều rất
hay. Nhưng ta cũng nên
nhìn sâu sắc hơn, theo dõi để
thấy chúng lan rộng ra theo những
mối tương quan liên kết
của chúng ta như thế
nào, chúng tạo nên những
vướng mắc và rối rắm
ra sao,
thấy
được lòng ái dục đã
ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người và mọi vật
chung quanh ta như thế
nào. Làm được điều
ấy là ta cũng đã
thực hiện được Sự Thật Mầu Nhiệm thứ hai là Tập
đế, tức thấy được nguyên nhân của
khổ đau một cách trọn vẹn.
Và muốn
thực hiện được Sự Thật Mầu Nhiệm thứ ba là Diệt
đế, tức sự chấm dứt khổ đau, chúng ta phải thực
tập cả hai phương diện: không những làm sao để dập tắt những nguyên nhân của ái dục bên
trong tâm mình thôi, mà
còn luôn cả những sự việc bên ngoài ta,
chung quanh ta, những hậu quả của ham muốn và ghét bỏ
trong cuộc sống mà chúng
ta đã vô ý thức tạo nên.
Andrew Olendzki