Đức Phật phê phán nặng nề những tu sĩ xa hoa, lợi dưỡng

 

Minh Thạnh

 

Ngày nay, biểu hiện của xa hoa lợi dưỡng trong nếp sống tu hành của người tu Phật giáo vượt xa thời Đức Phật tại thế. Ngày xưa lợi dưỡng, xa hoa của người tu Phật giáo chỉ sự thọ nhận cúng dường vượt trội so với những người tu khác, từ đó, được sự cung kính, danh vọng, nể trọng, tự cao.

 

Ngày nay, cũng sự cung kính, danh vọng, tự cao, được nể trọng, nhưng từ việc sử dụng những phương tiện cao cấp, đắt tiền, phô trương sự xa xỉ, giàu sang, hơn người. Từ đó, người tu lợi dưỡng cảm thấy tự phụ danh vọng, sự vượt hơn mọi người do nếp sống xa hoa, lợi dưỡng mang lại.

 

Trong Kinh Tương Ưng Bộ, Đức Phật đã nhiều lần phê phán những trường hợp tỳ kheo lợi dưỡng, tự phụ do danh vọng, do sự cung kính từ lợi dưỡng đem lại. một loạt kinh nói về việc này.

 

đây, chúng tôi xin chọn giới thiệu một bài kinh tiêu biểu nhất về vấn đề nói trên, trong đó Đức Phật phê phán rất mạnh mẽ (1).

 

Tuy việc lợi dưỡng để thủ đắc sự cung kính, danh vọng, sự nể trọng, phát sinh tự cao, tự phụ về biểu hiện, ở hai thời đại sự khác nhau, nhưng đều cùng những nét bản: được sự hơn người về điều kiện vật chất thể số lượng, thể chất lượng, phô trương, tự cao về điều đó, coi thường những người đồng tu không được như mình.

 

phê phán mạnh mẽ của Đức Phật thể hiện trong dụ ngài sử dụng. Lợi dưỡng được như phân. Người thủ đắc lợi dưỡng như trùng ăn phân, Đức Phật gọi đó kẻ ngu si”, thủ đắc lợi dưỡng cung kính, danh vọng, bị những thứ đó chi phối sẽđem lại bất hạnh, đau khổ lâu dài”.

 

Dưới đây toàn văn bài kinhTrùng phẩn” (Tạp, Đại 2, 346a) (S.ii, 228)

1)     Tại Sàvatthi

2)     - Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng, thật đắng cay, ác độc, chướng ngại pháp để chứng đắc thượng an ổn, khỏi các khổ ách.

3)     như, này các Tỷ-kheo, một con trùng phẩn, ăn phân, đầy những phân, tràn ngập những phân, trước mặt một đống phân lớn.

4)     khinh miệt các con trùng phẩn khác nói: "Ta ăn phân, đầy những phân, tràn ngập những phân, trước mặt ta, đống phân lớn này".

5)     Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào làng hay thị trấn để khất thực. Vị ấy tại đây đã ăn uống no đủ, lại được mời vào ngày mai, bình bát của vị ấy được tràn đầy.

6)     Vị ấy đi đến ngôi vườn (tịnh ) giữa chúng Tỷ-kheo khoe khoang như sau: "Ta ăn uống no đủ, lại được mời vào ngày mai, bình bát này của ta tràn đầy. Ta nhận được các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bịnh. Nhưng các Tỷ-kheo khác công đức ít, ảnh hưởng ít, không nhận được các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh".

7)     Vị ấy bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, khinh miệt các Tỷ-kheo chánh hạnh khác. Này các Tỷ-kheo, như vậy sẽ đem lại bất hạnh, đau khổ lâu dài cho kẻ ngu si ấy.

8)     Như vậy khổ lụy, này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng , thật đắng cay, ác độc, chướng ngại pháp để chứng đắc thượng an ổn, khỏi các khổ ách.

9)     Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

 

(1)  Kinh tương ưng bộ, tập II, Việt dịch: Hòa thượng Thích Minh Châu, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1993.

Chia sẻ: facebooktwittergoogle