Thực vật cũng biết lắng nghe?
Thực vật
có thể phản ứng với mùi hóa
chất và với ánh sáng,
nhưng liệu thực vật có thể “lắng
nghe” được nhau không? Theo một nghiên cứu gần đây, các hạt
giống ớt có thể cảm
nhận được
các cây
khác,
ngay cả khi các cây
này được đặt trong hộp kín.
Theo New Scientist, thực vật được cho là “sở hữu”
nhiều “giác quan” của con người: chúng có thể cảm
nhận được
sự thay đổi mức độ ánh sáng, mùi của
hóa chất trong không khí
và “hương vị” trong đất. Cây cối, thậm
chí, có
khả
năng cảm nhận được những đợt gió mạnh.
Các nhà khoa học phát hiện, các hạt giống ớt có thể
cảm nhận được các cây khác.
Ảnh: WordPress
Tuyên bố về việc cây cối biết
lắng nghe đã được đề cập tới từ thế kỉ 19. Kể từ
đó, một vài nghiên cứu
đã cố chứng minh thực vật có phản
ứng với âm thanh.
Một nhóm các nhà nghiên
cứu, dẫn đầu bởi Monica Gagliano tại Đại học Western Australia ở
Crawley đã đặt
các hạt giống ớt vào chiếc đĩa petri sắp xếp thành một vòng tròn xung
quanh những cây thì là.
Những cây thì là giải
phóng các hóa chất vào không khí
và đất, làm giảm sự tăng trưởng của các cây khác. Trong một
số thử nghiệm, cây thì là được
đặt trong một hộp kín, ngăn chặn việc giải phóng các hóa chất
của nó tác động tới các hạt
giống. Các thử
nghiệm này đều được
diễn ra trong một hộp cách âm để ngăn chặn những tín hiệu từ bên ngoài.
Kết quả
cho thấy, các hạt giống
ớt tiếp xúc với cây
thì là
nảy
mầm chậm hơn so với những hạt bình thường. Điều ngạc
nhiên là, ở trường hợp cây thì là
được đặt
trong hộp kín thì các
hạt giống ớt lại nảy mầm nhanh nhất.
Gagliano lặp
lại thí nghiệm này với 2.400 hạt giống trong 15 hộp và thu được cùng một kết quả. Các hạt giống
có phản ứng với một tín hiệu
mà Gagliano cho rằng giúp các hạt
giống ớt dự đoán được sự xuất hiện của các hóa
chất làm chậm sự tăng trưởng của chúng. Nhà khoa học này cũng cho
biết một trong những điều gây ra tín hiệu
này có
thể
là âm
thanh.
Cô cũng muốn tiến hành nhiều thí nghiệm hơn nữa để đi tới kết luận về khả năng “nghe thấy” của thực vật.
Hà Nguyễn
http://vietnamnet.vn