Hoằng dương
tư
tưởng và những giá trị văn hóa, sự nghiệp vĩ đại của Phật hoàng Trần Nhân Tông ra thế giới chính là thông điệp
tại hội thảo giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải yêu thương.
Hơn 50 nhân sĩ trí thức, học giả có uy tín đã tới tham dự và
thảo luận sôi nổi, tâm huyết như nhà văn hóa Việt Phương, Giáo sư Hoàng Tụy, Phó
Giám đốc Đại học quốc gia Hà nội Vũ Minh Giang, nhà sử học, đại biểu Quốc hội
Dương Trung Quốc…Đặc biệt, hội thảo có sự hiện diện của bà Vaira Vike –
Freiberga, cựu Tổng thống Latvia, một chính khách nổi tiếng thế giới, được ghi
nhận vì đã đưa Latvia gia nhập thành công Liên minh châu Âu và NATO.
|
Bà Vaira Vike –
Freiberga- Cựu Tổng thống Latvia. Ảnh: Nguyễn Hoàng
|
Với mong muốn ứng dụng những tư tưởng cao đẹp và xây dựng
hình ảnh, nhân cách của dân tộc Việt Nam đầy trí tuệ và lòng nhân ái trong thế
kỷ 21, Viện nghiên cứu toàn cầu về Trần Nhân Tông ( Tran Nhan Tong Academy ) sẽ
được thành lập tại Boston, Hoa Kỳ. Dự kiến từ năm 2014, Giải thưởng quốc tế Trần
Nhân Tông về Hòa giải và Yêu thương sẽ được trao định kỳ hàng năm vào ngày Hoà
giải và Yêu thưong 9/9 cho những nhân vật xuất sắc có thành tựu, cống hiến , dấn
thân trong sự nghiệp Hòa giải và Yêu thương giữa các quốc gia, giữa các tôn giáo,
giữa các dân tộc tại Boston . Cùng với Lễ trao giải sẽ là Hội nghị Quốc tế Trần
Nhân Tông .
Hòa nhạc Hòa giải và Yêu thương được tổ chức tháng 8 hàng năm
tại Boston theo sáng kiến của nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Tổng biên tập
VietNamNet cũng sẽ được chính thức đổi tên thành Hòa nhạc Trần Nhân Tông về Hòa
giải và Yêu thương.
|
Hội thảo giải thưởng
quốc tế Trần Nhân Tông. Ảnh: Nguyễn Hoàng
|
Cựu Tổng thống Latvia – bà Vaira Vike – Freiberga đã chia sẻ
sự trân trọngvới ý tưởng tổ chức giải thưởng này và cho biết bà sẽ tham gia tích
cực vào quá trình vận động cho giải thưởng: “Tôi rất thích thú với chủ đề này
bởi tôi có một sự đồng cảm đặc biệt với Việt Nam. Lịch sử đất nước các bạn đã
trải qua nhiều cuộc chiến tranh đau thương trong khi đất nước chúng tôi cũng
trải qua không ít bi kịch chiến tranh như các bạn. Tôi hiểu được niềm tự
hào của dân tộc Việt Nam khi có một vị vua lãnh đạo đánh thắng quân xâm lược
hùng mạnh nhất thế giới thời đó 3 lần trong 1 thế kỉ. Tôi mong muốn có cơ hội
tìm hiểu sâu sắc hơn về nhân vật Trần Nhân Tông. Tuy ông chưa được thế giới
biết đến nhưng tôi tin rằng những hoạt động này sẽ góp phần đưa tên tuổi
Trần Nhân Tông đến với thế giới. Đó không chỉ là giá trị ông đã lưu lại cho Việt
Nam mà còn là đóng góp cho cả nhân loại”.
Nữ chính khách nổi tiếng thế giới cũng chia sẻ ấn tượng lớn
nhất qua qua tìm hiểu của bà về Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông khi đang ở đỉnh
cao quyền lực nhưng ông sẵn sàng từ bỏ để sống cuộc sống của một người tu hành
bình thường, trở thành một nhà tư tưởng. Thực tại cho thấy nhiều vị lãnh đạo khi
có quyền lực trong tay họ không muốn rời khỏi quyền lực để rồi họ đã trở thành
vật cản cho sự phát triển của đất nước.
Giáo sư Hoàng Tụy lại nhìn nhận ở góc độ khác. Ông hi vọng
giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông sẽ là cơ hội để kêu gọi tinh thần hòa giải
yêu thương trên cơ sở bao dung.
“Đất nước ta rất cần không khí hòa giải yêu thương. Vấn đề
này đã đặt ra ngay từ khi thống nhất đất nước nhưng những năm sau chúng ta thực
hiện chưa tốt và mấy chục năm nay luôn luôn nhắc đến tinh thần ấy, cho đến giờ
này vấn đề này rất cần thiết và có thể nói nếu không có được không khí hòa giải
yêu thương thì đất nước chúng ta sẽ thế nào?!” –
Giáo sư Hoàng Tụy trăn trở.
Hoàng Lan
Theo Tuanvietnamnet