Tác giả: Phan Chánh
Dưỡng
Ngày xuân, có đôi điều mạn đàm về ý nghĩa chữ “nhân”, qua đó người viết hy vọng
đưa ra được một nội dung rèn luyện đạo đức cá nhân cho mỗi
người mà trong xã
hộingày
nay dường như
nhiều người
đãquên lãng.
Xưa nay người ta thường nhận xét về một con người rằng ông ấy rất
"nhân từ", thể hiện sự tôn kính,
mến mộ, rằng đó là một người
sống lương thiện, thương người, cảm thông với nỗi khổ đau của người khác. "Nhân" là
phạm trù đạo đức của Nho gia
và "từ" là tinh thần
yêu thương mọi sinh linh của nhà Phật.
Chữ "nhân" của Nho gia
theo nghĩa
hẹp và cụ thể được Khổng Tử diễn giải cho các học trò
của mình được sách vở ghi lại
như sau:
Nhân là
kìm chế mình để trở về với lễ (khi trả lời
Nhan Hồi).
Nhân là
điều gì mình không muốn
thì đừng áp đặt cho người khác, "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân" (khi trả lời
Trọng Cung).
Nhân là
yêu người (Khi trả lời
Phàn Trì).
Khổng Tử nói "có thể
làm được năm điều dưới đây với thiên hạ là có
nhân" đó là: Cung kính,
khoan dung, giữ chữ tín, chăm chỉ siêng năng, ra ơn cho
mọi người.
Ngoài ra, ông nói: Người
có nhân, muốn thành đạt thì cũng giúp cho người thành đạt.
Tất cả
câu trả lời trên đều cụ thể cho từng
người, nội
dung hàm chứa tính giáo dục
con người cụ
thể. Chữ "nhân"
theo nghĩa hẹp rất rộng, do đó người nhà Nho sau này
giải thích chữ "nhân" là lý của
yêu thương, là đức của tâm hay là làm điều
nhân là
giữ
toàn tâm đức v.v...
Theo nghĩa rộng, chữ "nhân" được Khổng Tử, Mạnh Tử xem như tư
tưởng cốt lõi của Nho
giáo (giáo ở đây không phải là tôn
giáo, mà là giáo hóa
con người). Do đó
đạo đức
của Nho giáo cũng có thể gọi
là đạo của chữ nhân, khi nói
"nhân giả nhị nhân giả" (chữ "nhân" chiết tự ra gồm
chữ "nhân" là "người" và chữ "nhị" là "hai"). Nghĩa là: Nhân là
mối quan hệ giữa người và người. Đây chính là mọi
quan hệ của con người trong xã hội.
Nếu xử lý hài
hòa các
mối
quan hệ trên thì xã
hội sẽ trật tự, trên dưới hài hòa, và
con người được
sống trong cảnh thái bình. Do đó nhân chính là
đạo làm người vậy.
Từ luận
giải chữ "nhân" nghĩa rộng trên, chúng ta thấy
mối quan hệ giữa người và người đầu tiên phải được xử lý, phải được quy phạm đó là con cái và
cha mẹ. Chúng ta ai cũng biết
khi chào đời người gần gũi
lo toan cho ta là đấng
sinh thành (cha mẹ). Do đó, theo Nho
giáo đây là mối quan
hệ đặc biệt ưu tiên trong mọi
mối quan hệ xã hội.
Những quy phạm
về mối quan hệ này
Nho giáo gọi là "đạo hiếu" (Theo
Nho giáo, bách hạnh hiếu là đầu,
làm người phải đặt chữ hiếu lên trên hết).
Tiếp theo
là mối quan hệ với
anh em là
chữ "đệ",
mối quan hệ với bạn bè là
chữ "nghĩa",
mối quan hệ với vua là chữ
"trung" v.v... Từ đó triển khai ra các phạm
trù đạo đức khác để tu thân, để rèn luyện đức tính con người: lễ, nghĩa, liêm, sỉ, trí, nhân (nghĩa hẹp), dũng v.v...
Thật ra những phạm trù đạo đức nêu trên (trung,
hiếu,
nhân, nghĩa, lễ, trí, tín v.v...) chỉ
là tên
gọi
của các mối quan hệ hay những thái độ, cư xử, quan điểm, lẽ sống của con người trong xã hội.
Nhưng nội dung hàm chứa bên trong của
nó tùy theo thời đại khác nhau lại có ý nghĩa khác nhau. Ví
dụ chữ "hiếu" là một phạm trù đạo đức nói lên mối quan
hệ giữa con cái và cha mẹ.
Phạm trù này vĩnh viễn
tồn tại trong mọi xã hội từ
xưa đến nay
và cả mai sau, nhưng
nội dung của chữ "hiếu" thì theo
từng thời đại khác nhau có những
nội dung khác nhau. Nhưngày xưa hiếu
là luôn
vâng
lời cha mẹ, nuôi dưỡng cha mẹ, phải sinh con cái để
nối dõi tông đường.
Khi cha mẹ qua đời, con phải cư tang bằng hình thức sống quanh mộ đói rét ba năm
không được đi đâu, không được vui vẻ để
tỏ nỗi khổ đau thương nhớ mẹ cha... Nhưng cũng có nhà
Nho cho
rằng
"đại hiếu
là làm
rạng
rỡ tông đường, kế đến là không làm gì
nhục gia tông, thứ ba mới đến
nuôi nấng cha mẹ"... Cònngày nay, chúng ta phải
có nội dung phù hợp cho
chữ "hiếu".
Chữ "trung"
cũng thế, không thể giữ nội dung là trung với
vua mà
phải
là trung với nước, trung với dân v.v...
Ngày xuân, có đôi điều
mạn đàm về ý nghĩa chữ "nhân", qua đó người viết hy vọng
đưa ra được một nội dung rèn luyện đạo đức cá nhân cho mỗi
người mà trong xã
hộingày
nay dường như
nhiều người
đãquên lãng.
Theo Doanh nhân Sài Gòn
Cuối tuần