Tổng thống Mã Anh Cửu đắc cử, Phật giáo Đài Loan hoằng pháp thuận lợi tại Hoa lục
Minh Thạnh
Tổng
thống Mã Anh Cửu, ứng cử viên Đảng Quốc Dân, đã đắc cử nhiệm kỳ 2 tổng thống Đài Loan.
Tổng
thống Mã Anh Cửu là
người chủ trương hòa dịu với Trung Quốc, được coi là người dẫn đầu tích cực cho quan điểm
này trong Đảng Quốc Dân. Tổng
thống
Mã Anh
Cửu
cũng là người ủng hộ mạnh mẽ hoạt động Hoằng pháp của Phật giáo Đài Loan tại lục địa Trung Quốc.
Ông Mã Anh Cửu (áo cổ đỏ) tuyên bố
tái thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan năm 2012
Chúng
ta đều biết, nhiều vị cao tăng
của Phật giáo Đài Loan là người đại lục, đến Đài Loan trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, và
quý tôn
túc
Đài Loan luôn hướng về đại lục, nơi từng là xứ sở
Phật giáo một thời,với vô số chùa
chiền, tượng
Phật, di tích Phật giáo…
Nhưng
làm sao
hoằng
pháp tại đại lục trong bối cảnh Đài Loan chia cắt với Trung Quốc.
Từ
những năm 1960, Đại sư Tinh Vân, vị
tôn đức khai sáng Phật
Quang Sơn, đã sử dụng phương tiện phát thanh. Khi dùng
sóng ngắn SW, có thể phủ sóng toàn Trung
Quốc.
Vì
vậy, trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa, một số Phật tử Trung Quốc lục địa thuần thành vẫn có thể nghe
thuyết pháp từ sóng radio phát từ Đài
Bắc, âm thầm tu tập
theo đúng chính pháp.
Khi
kỹ thuật truyền hình vệ tinh phát
triển (cuối thập niên 1990), thì Phật Quang Sơn là tông phái
đi đầu trong việc hoằng pháp tại lục địa Trung Quốc bằng truyền hình vệ tinh.
Vệ tinh được Phật Quang Sơn sử dụng đầu tiên là JCSAT, có
vùng
phủ sóng băng C bao gồm Trung Quốc.
Sử
dụng đến truyền hình vệ tinh, tức là nhằm
vào đối tượng khán giả Trung Quốc. Vì nếu
chỉ phục vụ Phật tử Đài Loan, thì Phật Quang Sơn không cần thuê vệ tinh.
Diện tích Đài Loan nhỏ hẹp, nên một vài trạm
tiếp phát mặt đất cũng thỏa mãn yêu cầu
phủ sóng, toàn đảo đều thu
xem được truyền hình Phật giáo.
Hiện
nay, đã có khoảng 5 kênh truyền hình nhiều tông phái của Phật giáo Đài Loan phát sóng vệ tinh
xuống Trung Quốc để hoằng pháp.
Đây là cách lựa chọn bắt buộc và hiệu
quả, vì dù việc đi
lại giữa 2 bờ eo biển
dễ dàng, thì không tìm
ra đâu cho đủ số tăng ni Đài Loan đủ cho nhiệm vụ hoằng pháp đến 1,4 tỷ người Trung Quốc Đại Lục. Số kênh truyền
hình Phật giáo gia tăng
cũng cho thấy đây là giải pháp
hoằng pháp từ xa đúng
đắn.
Một
số thông tin cho biết, tại một số địa phương cơ quan có thẩm
quyền của Trung Quốc cho phép các
hệ thống truyền hình cáp khu vực
tiếp phát một vài kênh
Phật giáo.
Điều này có 2 lý do:
-
Có
thể nhà chức trách một số địa phương ở
Trung Quốc dễ dãi với
việc truyền bá Phật giáo.
-
Để
tránh việc khán giả lắp anten thu các đài
truyền hình Phật giáo từ vệ tinh ST-2, mà
trên
đó cũng phát kênh NTD (tên Trung Quốc là Tân
Đường Triều
điện thị, một kênh chống phá chính phủ Trung Quốc mạnh mẽ, được điều
hành bởi tổ chức Pháp Luân Công).
Như
vậy, nếu nói về việc
hoằng pháp bằng truyền hình, thì trước
hết phải kể đến Đài Loan, mà trước hết là BLTV của Phật Quang Sơn.
Với
bối cảnh tổng thống Mã Anh Cửu
tái đắc cử tổng thống, quan hệ 2 bờ eo biển Đài
Loan phát triển việc hoằng pháp tại Trung Quốc đại lục bằng truyền hình của các tông phái
Phật giáo Đài Loan sẽ tiếp tục tiến triển mạnh mẽ. Số tín đồ
Phật giáo tại Trung Quốc rất khó thống kê với nhiều
báo cáo
sai
biệt rất lớn, nhưng điều chắc chắn là số
Phật tử thông hiểu Phật học tại Trung Quốc ngày càng gia tăng
với việc xem nghe những
bài thuyết pháp phát hình
từ Đài Loan.
MT