Kính dâng Bác Tâm Thành
Phạm Đăng Siêu
Nam mô bổn
sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Bác Siêu,
vâng bác Siêu! Cái tên gọi thân thương ấy các giới
Phật tử và dân chúng
Huế không một ai là
không biết.
Riêng tôi,
mỗi lần nghĩ đến bác là trước
mắt hiện ra hình ảnh
một người đàn ông gầy
gò với gương mặt hiền lành, với đôi mắt sáng và chiếc miệng gần như lúc nào
cũng cười với mọi người. Y phục giản dị nhưng nghiêm túc trong nếp
lễ nghi dân tộc với
chiếc áo dài bằng vải lương đen đã bạc màu theo
những chuyến đi bất kể nắng mưa, chiếc quần trắng cũng ngả màu, xe đạp
cà khổ, thế là quá
đầy đủ
cho chân dung của một người mang hạnh nguyện xả thân vì
đạo, vì đời, một gạch nối giữa hai đầu cho – nhận, một người vì mọi người. Một sứ giả của tình thương và của niềm
vui …
Bác là bạn thân của thầy mẹ tôi từ hồi
nào tôi
không
rõ, phần tôi chỉ thật
sự thân gần với bác vào những
năm đầu của thập niên 60 (thuộc thế kỷ XX). Số là thời gian
này thầy mẹ tôi phát
nguyện cúng dầu lửa, hương và gạo cho các
chùa hẻo lánh ở miền quê và bác
Siêu nhận làm khâu chuyển
tiếp. Mỗi tháng
3 lần bác đến nhà chúng tôi nhận
hàng mà
tôi
là người giao, thế là bác cháu
tỉ tê trò chuyện. Tôi khâm phục và mê hạnh
nguyện vì đạo pháp, vì chúng sanh
của bác. Bác thường kể chuyện về bản thân, về những niềm vui, về những
trở ngại bất hợp lý trên bước
đường hành thiện, và lúc nào bác
cũng kết luận rất lạc quan, tự tin và tự tại:
- Phải cố vượt mọi cản ngăn con ạ, những
cản ngăn vô lý là
những thử thách, hãy biết
ơn những người phá phách ta bởi
chính họ là những thiện hữu tri thức của chúng ta, nhờ
họ mà ta hành được
hạnh nhẫn nhục.
Hai bác
cháu thân thiết được
6 năm thì tôi theo
chồng xa Huế.
Năm 1973, tôi đưa
đứa con trai đầu lòng lên 5 tuổi về hầu kỵ, tôi được
gặp lại bác sau một
buổi kỳ siêu tại gia đình. Hai bác cháu
ôm nhau
mừng
rỡ, tôi khoe:
- Bác ơi!
Con trai con thuộc hết bài “Sám nguyện” và tôi biểu
cháu đứng trước mặt bác đọc rõ từng câu
đến hết bài. Bác vui
mừng bảo:
- Hai mẹ
con cùng giỏi lắm, làm mẹ là phải
hướng dẫn
con cái đến với đạo pháp càng sớm
càng tốt, “cô mẹ trẻ”
giỏi lắm!
Đó là
lần gặp bác sau cùng
của tôi, trong buổi chia tay
bác có
hẹn
là sắp tới nếu thuận duyên bác sẽ có
một chuyến đi Quy Nhơn
và sẽ đến nhà tôi ở mấy ngày. Lời hẹn chẳng bao giờ thực
hiện bởi bao biến cố riêng chung …
Thời gian
sau 1975 tôi không về Huế nhưng tôi được một bác ở khuôn hội Phú Lâu nhà
ở đường Bà
Triệu thường
vào Quy
Nhơn
và tôi
biết
tin tức của bác Siêu qua
bác
đạo hữu này.
Biết rằng chẳng
ai thoát khỏi luật sinh tử, song làm sao tránh
được ngậm
ngùi thương tiếc khi nghe tin bác ra
đi.
Vì địa lý
ngăn cách, thêm bao vướng
bận của đời sống phàm phu, hoặc
vì hết duyên gặp gỡ nên tôi
không có mặt trong ngày tang lễ bác. Vì thế tôi nguyện:
với nghề nghiệp mình tôi sẽ viết
về bác với tất cả lòng ngưỡng
mộ, đồng thời muốn đưa việc làm ý nghĩa của bác đến
với chúng ta và các
thế hệ mai sau – với
ước vọng sẽ có người
nối tiếp việc làm của bác, ngỏ hầu trên đền bốn ơn nặng, dưới đem lại niềm vui và no ấm cho bao kẻ
bất hạnh xung quanh.
Với tâm niệm
ấy, lần về Huế vừa rồi (2/1997) tôi cố tìm
một ít tư liệu về bác để
được đầy
đủ cho một bài viết.
Chưa thực hiện được cuộc tìm kiếm thì tôi gặp chú
Tuấn đang hành “Điệu” ở chùa Từ Hiếu
giới thiệu hai vị đạo
hữu mà theo lời chú Tuấn là cùng nhóm
HƯỚNG THIỆN với bác Siêu. Tôi
đã gặp hai anh chị
ấy và tha thiết trình bày
nguyện
vọng của mình, … Hai vị
ấy hứa sẽ cho tôi
đầy đủ
tư liệu, tôi mừng rỡ và gác
chuyện về các khuôn hội
như Tịnh Bình, Phú Lâu,
An Lạc để gặp các bạn
chí cốt của bác Siêu.
Về Quy Nhơn tôi
mòn mỏi đợi chờ bởi hai vị
ấy hứa sẽ gởi vào nhà tôi
bằng đường
bưu điện.
Tôi có
gởi
thư về
đường Nhật
Lệ Huế, song không được hồi âm.
Bác Siêu thương
kính.
Bác ơi!
Dù không có tư liệu
con vẫn viết về bác với
tất cả sự tôn vinh
bởi con trộm nghĩ cuộc đời của bác, hành trạng
của bác là tấm gương
sáng mà
lớp
lớp hậu duệ cần thiết phải làm theo, bác
là niềm tự hào chung
của hàng cư sĩ Phật tử mọi thế hệ mà không
là sở hữu của riêng ai… (!)
Đây chưa
phải là một bài viết
đúng như con hằng ấp ủ mà chỉ là
sự khởi đầu cho một niềm nhớ thương vọng tưởng, sẽ có một
bài viết mang tính sử
liệu đầy đủ khi con đã có đủ
tư liệu thật rõ ràng.
Một nén
tâm hương với tất cả lòng ngưỡng
vọng kính dâng lên anh linh
bác, trong mùa Tự tứ
báo ân để
thể hiện chút lòng hiếu
kính của con – một Phật tử đã và mãi
mãi xem
bác
là một vị Bồ Tát giữa cõi Diêm Phù
Đề này.
Quy Nhơn mùa báo hiếu
Phật lịch 2541
Cư sĩ Trừng Hòa Ninh Giang
Thu Cúc