Huế Của Một Thời


http://www.dactrung.com/css/images/greendot.gifHuy Phương


Huế không bao giờ là của tương lai, nơi đó là quá khứ, là những gì đã yên nghỉ, cùng với những linh hồn oan khuất chưa siêu thoát.
Trong giọng nói, có một cái gì đó gọi là rất Huế, đối với Quảng Nam-Ðà Nẵng, cách nhau một ngọn đèo thì có khác, cũng là điều đương nhiên, nhưng với Quảng Trị, cách mấy mươi cây số đường đồng bằng, giọng Huế không lẫn vào đâu được. Dạ, dạ thưa tiếng nói nhỏ nhẹ dịu dàng.

 


Vì phải sống trong một hoàn cảnh đặc biệt nên phải kềm giữ sự yên tĩnh, nho nhã theo cung cách quý tộc, quan liêu hay bình dân thôn giã cũng phải nhu mì, gia giáo. Theo các nhà nghiên cứu về thổ âm thì cho rằng, “Ở nơi nước trong thì tiếng nhỏ, ở nơi nước đục thì tiếng tho.ạ” Ðiều rất Huế trong giọng nói này, lâu hóa thành thói quen, được xem là một phong thái lịch sự đặc bi t không đâu có. Làm sao người ta quên được cái tiếng dạ lạ kỳ của người con gái Huế, dạ để khỏa lấp, dạ để từ chối, dạ để đồng ý hay dạ có nghĩa là không gì hết. Làm sao anh chàng trong Quảng ra thi có thể hiểu hay chịu đựng nổi một lối trả lời vô thưởng vô phạt, nhưng nhỏ nhẹ, không thể trách vào đâu của một người con gái Huế mà anh ta muốn làm quen.

-Em tên chi? Dạ!
-Nhà em ở đâu? Dạ!
-Tôi có thể làm quen với em được không? Dạ!

Phải chăng ở nhà trước khi đi Mạ đã dặn không ăn trầu người, đừng để người lân la, trước ngoài sân sau lần vô bếp, tốt hơn hết là cứ dạ cho nhỏ nhẹ, cho lễ phép, cho tới khi mô hết dạ nổi thì thôi. E lệ, khép nép là những đặc tính của người con gái Huế mỗi khi nàng gặp khách lạ như thi sĩ Ðinh Hùng đã ghi lại, “Cô gái Huế đa tình, vành nón nghiêng khép nép.”

Người con gái Huế gặp người lạ, tay thì níu vành nón, sẵn sàng làm mạng che, tay thì quấn tà áo, vừa phòng thủ, vừa tránh những làn gió vô duyên quái ác. Cái thời áo trắng quần trắng đã làm cho bao nhiêu chàng trai phải xốn xang r5ng rời trước cái mờ mờ ảo ảo, nửa che mà nửa không của cái sương khói mờ nhân ảnh đó. Bạn cũng biết là nữ sinh Huế không bao giờ mặc quần đen, cái màu không tinh khiết, tội lỗi đó, có gì thì cũng phải che đậy, ngụy trang cho tới cùng.
Tính cách Huế thường là che dấu hay tự chế những cái phàm tục, bao gồm cả trong cách nói năng, ăn mặc, ứng xử. Khách đến nhà, thì gia chủ hay con cái trong nhà, phải quấn lại mái tóc, mặc vội chiếc áo dài, mới dám bước giáp mặt khách, dù thân hay sơ.

Tội nghiệp cho những người con gái Huế phải sinh ra trong những hoàn cảnh bần hàn, với một hai chiếc áo mà phải thay đổi luôn luôn, cứ bước ra khỏi cổng nhà là phải lên áo dài, bất kể đi đâu. Ngày nay phải chăng sự thanh lịch đó còn lại nơi chiếc áo dài, dù là chiếc áo dài cũ, bạc màu, vá víu của người con gái gánh một mớ bông thọ ra chợ, hay nơi bà bán đậu hũ trên vĩa hè, dù chân thì đi đất, miệng còn bập bập điếu thuốc Cẩm Lệ sâu kèn.

Cái ăn, cái ngủ là cái rất riêng tư của người Huế, nhiều khi phải giấu giếm đến mức sợ sệt, chớ có đột nhập nhà người ta vào cái thời điểm ấy. Cái nghèo muốn giấu đã đành, cái sang trọng, người Huế cũng không muốn cho ai biết. Cũng có khi cái nghèo mà nghèo kiểu cách, nghèo cái kiểu mệ chém củ khoai, buổi sáng trên chiếc mâm đồng chỉ có mấy chén cháo trắng thì gọi là “thời” cháo hoa.

Cái ăn không còn là cái khoái trá có thể hả hê trưng bày ra ngoài mà hình như phải giấu kín đi mới gọi là người nho nhã. Cơm đường, cháo chợ, cách đây vài mươi năm, trong xã hội Huế còn được xem là thứ tầm thường, hèn hạ. Bạn có biết là ngồi quán cà phê cụ Phấn là một sự cách mạng lớn trong xã hội Huế vào những thập niên năm mươi không? Ðến như khi cái xe nước mía từ Saigon du nhập ra Huế quả là đã thay đổi nhiều lắm. Ngay cả vào những năm 1950, Huế cũng chưa bao giờ có cái cảnh ăn đứng góc đường như chúng ta thB 0ờng thấy ở khu Pasteur-Lê Lợi Saigon.

Dân Huế ngày xưa thời phong kiến là vua chúa, quan lại, viên chức triều đình, binh lính và thư sinh, một thời sau đó là quân nhân, công chức và học sinh, sinh viên, không thấy có mấy ngành nghề công nghệ hay thương mãi, con buôn hình như không được trọng vọng mấy trong xã hội nho nhỏ này, cái lối xếp hạng sĩ nông công thương. Các ngành tiểu công nghiệp như chằm nón, đóng khăn, đóng giày, dệt lụa có khi được tuyển chọn từ các địa phương trong cả nước về kinh đô để phục vụ cho giới vua quan, sau đó ra cả cho thứ dân, nhưng không thấy có cơ hội phát triển ra rộng lớn.

Một nơi không có kỹ nghệ, không có nhà máy, không vận dụng nhiều đến cơ khí, thì cũng là một nơi yên tĩnh, nhịp sống lặng lẽ, chậm chạp. Thành phố mang một vẻ cổ kính hiền hòa, và không khỏi đượm một vẻ nghèo khó. Cũng như những thành phố cổ xưa, nhỏ bé khác, Huế như trong một chòm xóm nhỏ mà người dân hầu hết đều biết nhau, và vì sự giao thông hạn chế, chỉ có một chiều ngang theo quốc lộ, một mặt thì ngăn bởi biển, một mặt thì chặn bởi núi, ở đó thành kiến còn nặng nề, cố chấp, ít chấp nhận được cái mới lạ, tân thời. Khoảng năm 1948-49, khi mệ Sen (con vua Thành Thái), một người đàn bà Huế, lần đầu tiên dám lái một chiếc xe hơi Simca Aronde, thì cả thành phố coi đó là một hiện tư ợng dị thường.

Ðến với Huế, người ta như đi trở ngược lại dòng thời gian, ở đây, quá khứ bao trùm lên tất cả. Ở đâu cũng thấy những dấu vết nhắc ta nhớ tới những ngày tháng đã qua. Cung đình, bia mộ, lăng miếu thời Thăng Long hiện hữu trong gần tám thế kỷ, nhưng đã cách xa ta chừng hai thế kỷ, một phần đã mai một theo thời gian. Kinh đô Thuận Hóa thì vẫn còn đây với những di tích, đền đài, lăng tẩm, với những ngàn thông reo, với những bờ tre xanh mướt bên dòng sông Hương lặng lẽ. Những người đã khuất mà hình như linh hồn còn ở đâu đây, phảng phất bóng tinh kỳ hay tiếng trống chiêng, bát nhã, sênh phách cầm ca. Nơi đây, những dấu ấn cB Ba lịch sử còn ẩn hiện trên mỗi bờ thành, góc phố, nơi tấm bia mộ hay trên những lăng tẩm. Nơi đây là dĩ vãng, là tháng ngày qua, người ta về đây là để hồi tưởng, để nhớ nhung. Ở đâu cũng đượm một vẻ buồn, mà người ra đi thường ray rứt muốn có một ngày trở lại. Quê hương là cái gì mà người ta nặng lòng với nó như thế tôi thấy ở đây sao buồn quá! (Ðinh Anh Dũng trong Nhớ Huế).
Quá khứ của Huế được ghi nhận nhiều nhất qua những công trình lăng tẩm mà các vua nhà Nguyễn trước khi băng hà đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ kiểu cách và xứng đáng của một bậc đế vương, từ địa thế, khung cảnh tĩnh mịch đến các kiến20trúc lộng lẫy. Nơi nào cũng là núi rừng bao la, có đại thụ, có hồ sen cùng với tiếng chim, tiếng suối, tiếng thông reo đem lại cái cảm giác dịu dàng thơ mộng và yên tĩnh cho tâm hồn con người.

Huế không những là vùng đất của quá khứ, mà Huế còn như bao phủ bởi những linh hồn quá vãng, là của hương trầm, là của chuông mõ luôn luôn nhắc nhở tới sự hiện diện của những linh hồn oan khuất. Ðó là những linh hồn chưa siêu thoát trong một bề dày của Huế tang tóc, chết chóc, tức tưởi, của những ngày thất thủ kinh đô, khi giặc Pháp tấn công Huế năm 1885, lúc voi ngựa cùng người dày xéo lên nhau thoát ra bốn cổng thành, của giặc giã thanh toán hận thù nhau qua thời đại t=E 1 nguyệt tam vương của Tường-Thuyết, của hàng ngàn cái chết oan khuất giữa ngày Tết Mậu Thân mà máu xương rải rác từ đồng bằng Phú Thứ cho đến khe sâu Ðá Mài, của thây chất thây trên bờ biển Thuận An dưới cơn mưa pháo 75, của hàng trăm thân xác cuốn theo dòng nước lũ của mùa Thu năm Kỷ Mão. Có chỗ nào âm u, sầu thảm hơn Huế với những địa danh Ngã Tư Âm Hồn, Miễu Âm Hồn, cồn chém An Hòa, Mả Ông Trạng hay cả đến cái quán cơm có cái tên ma quái không đâu có là quán cơm Âm Phủ.

Ban đêm, Huế có chỗ nào là không có lập lòe nén hương, xuýt xoa khấn vái, cầu nguyện. Sau tang tóc Mậu Thân, hãy về Huế mà nghe, nửa đêm về sáng, láng giềng, hàng x m vang dậy chuông mõ và tiếng tụng kinh cầu nguyện cho những người đã mất sớm được siêu thăng. Huế là nơi đã trải qua nhiều biến cố đau thương, Huế đã than khóc với những tang tóc và oan khuất sẽ không bao giờ phai lạt. Nơi mỗi khu vườn của Huế đều có mỗi am thờ cho những người khuất mặt, với hoa quả, một cành hoa phượng và một ngọn đèo leo lét. Linh hồn những người khuất mặt hình như vẫn còn lẩn khuất đâu đây.

Ngày xưa mỗi năm vào ngày hai mươi ba Tháng Tư Âm lịch, để ghi nhớ ngày thất thủ kinh đô trong lịch sử, khắp nơi, nhất là ở vùng chợ Ðông Ba, người ta đã dựng trai đàn, chẩn tế suốt một tuần lễ theo nghi thức Phật Giáo đ3 cầu siêu cho những linh hồn oan khuất chưa siêu thoát. Cũng như ngày lễ Vu Lan ở Huế có phần trọng đại hơn với những nghi lễ cúng cô hồn các đảng thập phương, phóng sanh, phóng đăng để hồi hướng công đức cho tất cả những người đã mất. Huế không bao giờ là của tương lai, nơi đó là quá khứ, là những gì đã yên nghỉ, cùng với những linh hồn oan khuất chưa siêu thoát.

Nói đến Huế, chúng ta liên tưởng đến những cảnh chùa chiền. Không đâu trên đất nước, trong một vùng đất nhỏ hẹp mươi chục cây số vuông, mà có tới trên một trăm cảnh chùa. Ðược cơ duyên như vậy là do từ gần bốn trăm năm trước. Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Ðế, tên húy Nguy ễn Hoàng trong khi vào Nam tìm Hoành Sơn nhất đái để dung thân, đã hạnh ngộ với một bà tiên (hay bụt) trong giấc mơ, chọn đất Hà Khê (Kim Long) để dựng chùa Thiên Mụ. Cho tới những đời vua sau, chùa chẳng những được trùng tu và xây dựng thêm (tháp Phước Duyên xây năm 1844 dưới thời vua Thiệu Trị) mà khắp đất thần kinh, chùa chiền được xây dựng thêm rất nhiều, khiến bây giờ Huế có những cảnh chùa rất đẹp, xét về mặt nguy nga tráng lệ, không thể so với lăng tẩm, nhưng không thiếu khung cảnh u tịch, nên thơ. Báo Quốc, Từ Ðàm, Diệu Ðế, Thuyền Tôn, Tường Vân và nhất là Linh Mụ, là những ngôi chùa đã ghi nhiều kỷ niệm trong lòng dân đất Thuận Hóa, Phú Xuân. Và trong tuổi ấu thơ của mỗi người Huế, ai không ghi dấu lại kỷ niệm của một=2 0ngày lên chùa?

Nhớ Huế làm sao khỏi nhớ đến những khu vườn. Vườn là khoảng không gian của thời thơ ấu của mỗi chúng ta, là bóng mát thời trẻ dại, là những nỗi hẹn hò, là những thứ trái cây ngọt ngào hay chua chát mà vẫn mang đầy hương vị của thời mới lớn. Những cây mít, những hàng ổi, những gốc thơm, những chùm khế. Nào nhãn lồng, nào vải trạng, nào là dâu. Có khi là bồ quân, có khi là lựu, có khi là đào. Tuổi ấu thơ và nhất là thời mới lớn, tuổi dậy thì, lòng ai không khỏi ngát hương hoa, trong một khu vườn tĩnh mịch nào đó, với nỗi lòng rung động thuở ban đầu còn trong suốt và đơn giản như những giọt sương mai.

Vườn của những vương phủ với giả sơn, hồ sen, thủy tạ, với những bức bình phong, tường ngăn trang trí bởi những mảnh sứ vỡ làm thành hình Long Lân Quy Phụng hay Mai Lan Cúc Trúc.

Những khu vườn đó đây ở Vĩ Dạ, ở Kim Long, ở Gia Hội, ở Ngự Viên, ở An Cựu là những khu vườn đã mang bao nhiêu lời thơ ý nhạc, mang bao nhiêu tình yêu thuở thiếu thời, là nơi của hẹn hò, mong đợi, thương nhớ

Có phải ngày xưa vườn Ngự Uyển
Là đây ho a cỏ giống vườn tiên
Gót sen nhẹ bước lầu Tôn Nữ
Ngựa bạch buông chùng áo Trạng Nguyên
(Nguyễn Bính)

Vườn Huế ngày Hè còn rộn tiến ve, nhắc nhở tới mùa thi cũng là mùa chia cách. Giữa những buổi trưa yên lặng mùa Hè, một tiếng ve cất lên khởi đầu, rồi muôn ngàn tiếng ve vùng lên phụ họa, tạo nên một khúc hòa tấu, âm thanh lan ra từng vùng rộng lớn. Cùng với hoa phượng nở trên những con đường xứ HuA, tiếng ve đã mang mùa Hè đến bao nhiêu lần trong quãng đời học trò, ghi lại bao nhiêu mối tình, bao nhiêu sum họp và chia ly.

Nhà ở Huế thường làm sâu vào giữa vườn, từ cổng vào nhà có khi phải qua một hàng rào bông cẩn (dâm bụt) hay chè tàu, thỉnh thoảng rắc bởi những sợi dây tơ hồng màu vàng rực. Cậu học trò mới lớn, còn rụt rè, nhút nhát muốn làm quen với cô bé trong nhà làm sao có đủ cam đảm để vượt qua cái con ngỏ dài hun hút đó, hay những đêm trăng, đành thơ thẩn qua lại nơi ngỏ ấy mà ôm mối tình si. Hương trong vườn Huế, có khi là hương bưởi, có khi là hương dạ lý, có khi là hương sói, hương lài, hương mộc lan, cũng có khi là hương sầu 1ông thơm ngát một khung trời thời trẻ dại. Và đêm vườn Huế làm sao có thể thiếu trăng. Trăng lặng lẽ soi những bóng cây trong vườn, trăng lên trên đọt cau, trăng ướt trên ngọn dừa. Và trăng trên sông Hương, trăng trên màu sáng bạc của cầu Trường Tiền, trăng trên mái thuyền, trăng vỡ dưới mái cheo và ánh trăng rung động theo âm thanh của những tiếng hò đêm trên sông.

Huế với những dòng sông chảy ngang dọc tạo cho Huế một vẻ đẹp tươi mát dịu dàng. Huế có con sông Hương lượn lờ qua Lăng Gia Long, Minh Mạng, qua Ðiện Hòn Chén, qua Văn Thánh, Linh Mụ, Kim Long, về Vỹ Dạ, Cồn Hến, Tây Thượng trước khi tới Thuận An. Huế có con sông đào xinh xắn từ cầu ngói Thanh Toàn, qua An CBu về Bạch Hổ nắng đục mưa trong, với con sông từ Gia Hội, ngang qua chùa Diệu Ðế qua Ðông Ba tạo nên cái cảnh “Ðông Ba, Gia Hội hai cầu, ngó vô Diệu Ðế bốn lầu hai chuông,” với con sông đào từ cầu Bạch Hổ, qua Phú Xuân, tới An Hòa. Tất cả dòng sông đó đã ôm ấp Huế, chảy qua những khu nhà vườn, những bậc tam cấp của những khu vườn ven sông, mang những tiếng cười trong trẻo của ai ngày đó vang qua tới bờ sông bên kia. Với những dòng sông như thế, Huế có những con thuyền bềnh bồng trên bến nước, những ngọn đèn hiu hắt bên sông và cả những câu hò vang vọng, mang mang theo sóng nước đi rất xa, và cả với những mối tình chia cắt của ngày nào khi mà “thuyền về Ðại Lược, duyên ngược Kim Long.”
Nhưng cùng theo với những dòng sông đó, mỗi năm cơn bão lụt đã gieo tai họa thảm khốc xuống Huế. Nghèo đói, tai ương hầu như triền miên trên mảnh đất miền Trung cằn cỗi, nhưng Huế chính là tâm điểm của hiểm họa thiên tai. Có nơi nào chịu nhiều nỗi bất hạnh, thống khổ như Huế. Những xác người trôi ra biển cùng với những mái tranh nghèo theo những cơn nước lũ, cơn đói đổ ập lên cả một vùng đất cằn cỗi trong nhiều ngày tháng. Có nơi nào chịu những cảnh chết chất chồng dày xéo, có nơi nào chịu cảnh chết thảm khốc trong những mồ tập thể như Huế. Phải chăng Huế chịu căn nghiệp của cha ông đã thôn tính, tàn sát, đồng hóa cả một Chiêm Quốc trong một thời Nam tiến.
Huế như một người con gái tài hoa mà bất hạnh. Huế là “nơi đi để mà nhớ, không phải ở để mà thương.” Người xa Huế như xa một mối tình không trọn vẹn, nhưng xa rồi, thương nhớ xót xa biết bao nhiêu. Huế là nỗi ám ảnh không rời, Huế là nơi gợi cho chúng ta những giấc mơ xưa không bao giờ thành, là nơi chúng ta thường mong ngày trở lại nhưng không bao giờ đúng hẹn. Chúng ta khó tìm lại những gì của Huế trong thời thơ ấu của chúng ta, như không thể “tắm hai lần trong một dòng sông,” như không thể tìm lại mùi vị của một món ăn ngày trước, hương thơm dịu dàng của một đêm trăng sáng trong vườn xưa, và một mối tình xa xôi đã mờ nhạt.


 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle