Phật giáo phương Tây, Những vấn đề cần bàn luận

Phật giáo tiếp cận con người và tồn tại cùng với nền văn hóa xã hội đó

Tuệ Giác

Phật giáo tiếp cận con người và tồn tại cùng với nền văn hóa xã hội đó. Phật giáo phương Tây là một hình thái được hình thành như vậy. Tuy nhiên, có một vài điểm khác nữa mới đủ phát họa Phật giáo ở đây rõ ràng, chi tiết tinh tế sáng tỏ và hoạt động tôn giáo hiện rõ. Ngày nay, Phật giáo đã truyền bá rộng rãi đến các nước phương Tây cũng với sự phát triển kinh tế xã hội.

Hiện nay, văn hóa phương Tây thể hiện rõ nét trong các hoạt động Phật giáo, nổi bậc nhất là sinh hoạt nghệ thuật tôn giáo ở Bắc Mỹ. Các tăng sĩ xuất hiện trên truyền hình với nghệ thuật văn hóa Phật giáo, như các vở kịch mang nội dung liên quan đến lịch sử đức Phật và các buổi hòa nhạc Phật giáo, xây dựng chùa, tháp ở Cali và New York. Ngoài ra, sách báo Phật giáo còn được trưng bày ở các hiệu sách, tầng lớp trung lưu thường tham dự các khóa tu thiền ngay trong khuôn viên các trường Trung học, Đại học. Tuy nhiên, một số người Mỹ và người Châu Âu cho rằng Phật giáo có ảnh hưởng văn hóa thời hiện đại, có nguồn gốc từ Châu Âu và không thích hợp với văn hóa của châu Á trong việc thực tập thiền quán. Đây là một điều nhầm lẫn, sai lệch với truyền thống Phật giáo? Vì thế, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ ràng về giáo lý của đức Phật trong lúc truyền bá Phật pháp ở phương Tây.

Phần lớn, người dân phương Tây xem đạo Phật như một tôn giáo, đặt biệt chú ý đến việc thực tập thiền định, dựa trên lòng từ bi với tâm lý khoa học thực nghiệm và sự khích lệ từ kinh nghiệm cá nhân, khi bàn luận đến triết lý và nền đạo đức Phật giáo.

Nghệ thuật Phật giáo cũng được khắc họa rất tinh xảo, như các bức tranh thời đức Phật còn tại thế, được trưng bày bằng nhiều hình thức khác nhau mang đậm nét truyền thống, vẫn còn tồn tại trong nhiều thế kỷ theo chiều dài của lịch sử. Hiện nay còn lưu hành trong một số kinh điển và truyền thống sinh hoạt Phật giáo ở phương Tây. Dĩ nhiên, đó chỉ là một hình thức mới của Phật giáo, là kết quả của tiến trình hiện đại hóa, Tây hóa, đưa sức sống vào sự tái sanh và nhiều cải cách mới đang xảy ra không chỉ ở các nước phương Tây, mà các nước Châu Á cũng ảnh hưởng.

Hình thức Phật giáo được cải cách do các tín đồ Phật giáo hiện đại phương Tây, đã hăng hái nhiệt tình tạo nên sự hưởng ứng tích cực đối với những vấn đề khó giải quyết mang tính hiện đại, như thuyết Đa nguyên, thuyết Hư vô, xung đột giữa khoa học và tôn giáo; chiến tranh và sự hủy diệt môi trường. Từ những nguyên nhân này đã nhanh chóng ảnh hưởng đến văn hóa xã hội, cá nhân, mà điều này chưa từng xảy ra. Hẳn nhiên, chính Phật giáo phải thay đổi, cải tạo và thanh lọc những yếu tố hoang đường, tưởng tượng và mê tín. Nhờ đó, Phật giáo mới có thể phổ biến nền giáo lý thích ứng với phương Tây bằng những nghi thức Phật giáo. Những sự kiện kỳ lạ trong văn chương Phật giáo cũng được ấn hành, như sắp xếp những hình ảnh thờ cúng, tính tương hợp giữa các tôn giáo, khoa học hiện đại, con người và lý tưởng dân chủ. Gần đây, có một vài cải cách Phật giáo không thích ứng hoàn toàn với những yếu tố truyền thống để thích nghi với một thế giới mới, ngoài sự tái tạo chúng.

Những suy nghĩ về hình thức Phật giáo hiện đại, Phật giáo phương Tây đã ảnh hưởng đến khoa học, triết học và tâm lý học dựa trên sự thay đổi của các sự kiện, cũng như tầm nhìn của những học giả phương Tây và người Châu Âu trên các chủ đề về tôn giáo. Thực tế, các học giả này đã đóng góp nhiều công trình nghiên cứu vô cùng quý giá đối với Phật giáo, bằng việc chọn lựa những phương pháp có phong cách riêng trong thuật ngữ Phật giáo, các hệ tư tưởng và dưới hình thức tường thuật về văn hóa riêng của họ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu phương Tây; nhiều yếu tố cần thiết được đề xuất trong quá trình này, là do những nhà cải cách có tầm nhìn rộng trong lãnh vực tư tưởng triết học Phật giáo như giáo sư Suzuki ở Nhật Bản, ngài Dalai Lama ở Tây Tạng, Thiền sư Thích Nhất Hạnh… Nhờ vậy, Phật giáo phương Tây được điều chỉnh hợp lý theo giáo pháp của đức Phật.

Hơn nữa, Phật giáo hiện đại phác họa một hoạt động quốc tế về việc cải cách những lề lối cũ xưa, trở thành những điều mới mẻ hợp với nguyên tắc của Phật giáo nói chung và người Phật tử phương Tây nói riêng trong thế giới ngày nay. Chẳng hạn như sinh hoạt tôn giáo ở các nước phương Tây như Mỹ, Canada… vào những ngày lễ quan trọng cũng như tổ chức các khóa tu: Đạo tràng niệm Phật, thọ Bát quan trai giới, các khóa tu thiền… đều phải tổ chức vào ngày cuối tuần (Chúa nhật), đây là cách truyền bá Phật giáo thích nghi với các nước phương Tây.

Có thể nói rằng, Phật giáo hiện đại là một sự đồng nhất thích đáng, nó được xem xét qua nhiều lãnh vực khác nhau. Có những giá trị văn hóa gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo, hiện nay, ở các nước phương Tây đang hoạt động rộng rãi, vượt quá những hệ thống giá trị cổ xưa. Chắc chắn rằng, nhiều người vẫn cần đến nghi thức Phật giáo trong việc cúng tế, đây cũng là phương tiện cần thiết để Phật pháp được lưu truyền ở phương Tây.

Ngoài lãnh vực văn hóa đã trình bày ở trên, điều cần thiết cho một nền Phật giáo hiện đại chính là vượt qua giới hạn của nền văn hóa quốc gia. Khi đức Phật đạt đến Đạo quả giác ngộ giải thoát, văn hóa chủ yếu là dựa trên lý trí, nhiều nghi thức mang tính văn hóa hiện đại vẫn đang tồn tại và trở thành thói quen của Phật tử phương Tây. Những chủ đề mang tính Phật giáo, tầm quan trọng của việc thực hành thiền quán có thể tạo ra năng lượng để xây dựng một xã hội cường tráng. Ngày nay, thế giới có những bước chuyển mới, nên Phật giáo cũng đang trên đà phát triển trong nhiều lãnh vực như giáo dục, kinh tế xã hội…

Ngày nay, chúng ta sống trong mối tương quan với cuộc đời, không thể tách rời cuộc đời, cho nên nói “Phật pháp bất ly thế gian giác.”
Khi tìm hiểu về đạo Phật, chúng ta đã hiểu rõ về giáo lý căn bản như Tứ Diệu đế, Bát Chánh đạo, Thập nhị nhân duyên…Theo truyền thống Đại thừa luôn đề cập đến hạnh nguyện Bồ-tát, tìm ra nguyên nhân gây ra đau khổ và hướng dẫn con đường đưa đến giải thoát khổ đau cho tất cả chúng sanh, trước khi quý ngài chứng đắc Đạo quả. Điều này nói lên giá trị vì lòng vị tha vô ngã luôn được đề cao trong giáo lý Đại thừa.

Tuy nhiên, đạo Phật cũng bị quyền lực của thời đại, bao gồm chủ nghĩa Duy vật, chủ nghĩa Thế tục, công nghệ kỷ thuật, hệ tư tưởng dân chủ, v.v… ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm hiện đại trong hoạt động tôn giáo ở các nước Phật giáo Châu Á dưới những hình thức của chủ nghĩa thực dân phương Tây, như Phật giáo Hàn Quốc, Nhật Bản, Sri Lanka và Thái Lan. Đặc biệt, ở Miến Điện và Sri Lanka ít sùng bái về nghi lễ thờ cúng, mà chủ yếu là thực tập thiền quán, đây là điểm chính yếu để cải cách xã hội và hoạt động theo truyền thống Phật giáo. Bên cạnh đó, một số nước xem Phật giáo là quốc giáo như Thái Lan... Một số khác cho rằng, Phật giáo như là tôn giáo khoa học, tương phản với các tôn giáo khác là nhấn mạnh đức tin và giáo điều.

Theo nghiên cứu của các học giả, Phật giáo hiện nay có hai nhóm khác nhau: (1) họ đến từ Bắc Mỹ; (2) đến từ Châu Âu, được xem là những người dân nhập cư thuộc Châu Á. Theo tình hình này, Phật giáo đã cung ứng một khái niệm văn hóa cộng đồng và truyền thống mới mẻ bằng nghi thức Phật giáo, hướng dẫn cho họ hiểu thêm về đạo Phật bằng cách tổ chức các lớp giáo lý căn bản, như giới thiệu đọc kinh sách Phật giáo, cũng như các khóa tu học giành cho người nước ngoài. Lại nữa, các hình thức phật giáo khác ở phương Tây như có một số người cải đạo sau khi hiểu được giáo lý của đạo Phật. Những người này rất mộ đạo, rất quan tâm và thường xuyên tham dự các khóa tu thiền định.

Như thế, chúng ta có thể nói rằng, đây là phong cách của Phật giáo nhập thế, được xem như là một truyền thống Phật giáo bằng sự giao hòa giữa các cộng đồng trong xã hội ngày nay. Trải qua nhiều thập niên, người Phật tử luôn thực hành lời dạy của đức Thế Tôn và họ đã lấy đó làm nền tảng cho việc cải thiện hoạt động xã hội do chiến tranh đe dọa, phân biệt chủng tộc, kinh doanh bất hợp pháp và sự phá hủy môi trường.

Quan điểm của người phương Tây về nền dân chủ, đặt nặng niềm tin và tự do dành lại quyền công dân, sự công bằng dưới quyền cai trị của luật pháp, hoạt động kinh tế và tự do ngôn luận. Chính niềm tin đã giúp người Phật tử có đời sống vững chải và luôn thực hành thiện pháp, lòng khoan dung, hỷ xả đối với tha nhân, từ đó năng lượng của sự tỉnh giác sẽ chuyển hóa ngay trong tâm thức của chính mình.

Bởi vì, thế giới ngày nay đang ở trong tình trạng báo động, giá trị đạo đức cũng bị giảm sút do ảnh hưởng của thế giới ngoại tại, quá chú trọng về vật chất và trưng bày vẽ hào nhoáng bên ngoài. Chính vì nguyên nhân thực tại hiển nhiên đó, đã khiến cho nền văn hóa, văn minh xã hội phương Tây ngày càng thay đổi và Phật giáo cũng biến chuyển theo thời đại khoa học tân tiến. Trong khoảng những năm cuối thế kỷ XX, một số triết gia và học giả theo khuynh hướng triết học đã suy nghĩ về Phật giáo với một hướng mới đầy triển vọng, sâu sắc, họ có thể đem tư tưởng Phật giáo phổ quát trong quan điểm của triết học phương Tây.

Phật giáo trong ngữ cảnh này, đã được thanh lọc bằng nền đạo đức và được thể hiện như là sự cân bằng dựa trên bản chất của Tự ngã hơn là học thuyết Vô ngã. Quan điểm này phản lại tư tưởng Phật giáo đại thừa, vì sự tinh tế của văn hóa và triết học được giải thích trong phạm vi của thời đại mới của phương Tây.

Theo cái nhìn khái quát về hình thái tôn giáo thời nay, có một vài đặc điểm chung, đó là tính đồng nhất trong việc tìm hiểu về bản chất, và để nhận biết một bản chất cao hơn qua kinh nghiệm trong quá trình hoạt động. Có thể nói rằng, Phật giáo phương Tây đã tiếp nhận nhiều thành phần trong xã hội, nhờ sự hội nhập bằng cách chọn lựa đa dạng về truyền thống sinh hoạt. Điều này liên quan đến sự nhận thức trên lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo như là một xu thế chủ đạo của xã hội phương Tây. Như vậy, Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn bởi văn hóa và giá trị tinh thần của người phương Tây. Một số người cho rằng, tư tưởng hiện đại trở thành thương mại hóa trong thương trường tôn giáo, phục vụ cho thị hiếu của văn hóa chủ nghĩa cá nhân. Phải chăng, chính nguyên nhân này đã ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo phương Tây.

Tuy nhiên, một số khác thật sự quan tâm đến truyền thống Phật giáo có thể tìm hiểu sâu sắc hơn, không phải nhìn từ một khía cạnh đơn thuần, mà họ nhìn một cách tổng thể. Phật giáo phương Tây ảnh hưởng với thời đại mới không thể phân xử bởi nhiều người trong việc xem xét hoặc tăng hoặc giảm trong sinh hoạt tôn giáo, cả những hoạt động tìm thấy trong chính họ đã bị tháo gỡ những phần thâm thúy và đã thừa nhận văn hóa của xu hướng chủ đạo. Phật giáo phương Tây cũng là một sự kết hợp của tâm lý hiện đại và tư tưởng Phật giáo truyền thống, điều đó được chú ý và nhận biết sự phát triển của Phật giáo như thế nào? Từ việc nghiên cứu này, hy vọng rằng sẽ có một sự đóng góp đang hiện hành những nguyên lý tối ưu trong Phật giáo phương Tây. Nhưng kế hoạch này chỉ thực hiện ở một số nước có số lượng tín đồ khả thi theo Phật giáo và có thể thích ứng với những người hâm mộ nghiên cứu Phật giáo để vươn tới một tầm nhìn xa hơn.



Nếu Phật giáo hiện đại xuất hiện ở phương Tây, thì truyền thống Phật giáo còn tồn tại hay không? Chúng ta cần phải nhận định rõ xu hướng hiện nay là gì? Đối với người Phật tử chân chánh thì càng hiểu rõ hơn, bởi Phật giáo phương Tây chỉ là một bước chuyển đổi mới, chứ không phải là điều chính yếu để chúng ta nương theo và xem đó là cứu cánh. Thực tế cho thấy, càng hiện đại bao nhiêu thì càng xa dần thế giới tâm linh bấy nhiêu và sẽ đánh mất niềm tin đối với Phật pháp. Bởi vì, niềm tin là một điều kiện thiết yếu của người Phật tử, đó là mối liên hệ chặt chẽ với giá trị của đời sống tâm linh. Hơn nữa, sự tồn tại của một con người hướng thiện và luôn thực hành điều thiện, đó là một cách sống đầy ý nghĩa đang được vun bồi, không những bằng niềm tin mà còn bằng những việc làm thiết thực.

Thiết nghĩ, bất cứ tôn giáo nào dù hoạt động dưới hình thức thiện hay bất thiện, họ luôn nghĩ rằng, việc làm đó sẽ mang lại hạnh phúc và bình an cho tín đồ. Đây có phải là tín ngưỡng cuồng si hay không? Bởi vì khi tâm chúng ta bị ám ảnh sự lo lắng, sợ hãi, bất an thì làm sao có được sự bình yên. Như thế, Phật giáo cũng không thể thay đổi được mọi sinh hoạt bình thường của con người, điều quan trọng là chúng ta phải biết duy trì sự bình an nội tại, đừng để tâm hướng ra bên ngoài. Hơn thế nữa, chúng ta phải luôn nuôi dưỡng lòng từ bi, khoan dung, độ lượng, tất nhiên hạnh phúc và bình yên sẽ hiện hữu ngay trong hiện tại.

Như vậy, Phật giáo không thể không đề cập đến phẩm hạnh đạo đức của con người, mang tính nhân đạo. Đây là một trong những thành tựu lớn nhất của nền văn minh thế giới và trở thành một sự xúc cảm mạnh mẽ đối với người phương Tây. Trong bất cứ lãnh vực nào, cho dù là Phật giáo hay phi Phật giáo trong thế giới ngày này, cũng không thể thiếu phẩm hạnh đạo đức mà chúng ta cần phải nuôi dưỡng. Bởi vì, đạo đức Phật giáo không thể dựa trên sự thay đổi những tập quán của xã hội để thành lập, mà chính là dựa trên sự tồn tại của tu tập, và giá trị của nó là một phần bản chất vốn có từ nhiều đời. Thực tế, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của con người, đó chính là luật nhân quả, tiếp nối và tạo ra những nguyên lý hữu ích, thỏa đáng trong sinh hoạt Phật giáo ngày nay.■

Tài liệu tham khảo:
• What Buddhists Believe by Venerable K. Sri Dhammananda Maha Thera
• A dialogue on the mind and consciousness by Gay Watson
•  Modern Buddhism in Asia And Buddhism In The West - Buddhist, Press, Religion, University, Western, and Cambridge.
• Religion in the Modern World by Steven Bruce
• http://science.jrank.org/pages/8496/Buddhism-Later-Developments-Modern-Buddhism-in-Asia-Buddhism-in-West.
• http://www.tharpa.com/uk

Nguồn Tập San Pháp Luân 80

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle