Hạnh Phương
Kể từ ngày
mẹ đi theo bố
dượng, cuộc
đời người
con chỉ còn một mảng trời chiều. Mảng trời chiều ấy tím ngắt một màu hoa
bằng lăng.
Tím đến vậy, buồn đến thế, nhưng chắc gì màu tím
hoa bằng lăng thẩm
tím bằng màu tím nỗi
buồn giữa lòng người con:
Trời
chiều
tím ngắt bằng lăng
Dẫu màu
tím ấy đâu bằng lòng con.
Bao nhiêu nỗi
phân vân, bao nhiêu niềm
khắc khoải, bao nhiêu niềm
đau tủi cồn cào tim
gan phổi cật, kể từ khi người
mẹ bước chân qua nhịp “cầu ván đóng đinh”
qua chiếc “cầu tre khấp khểnh” để về với một kẻ có cơ
ngơi khấm khá hơn, nhà
cao cửa rộng bề thế hơn, khiến cho người con mặc cảm mình là con nhà
nghèo,
và khi đi
ngang qua nơi ở mới của mẹ, luôn phải đi ngang qua với tâm trạng bâng khuâng,
khắc
khoải:
Ngược xuôi
nhà mẹ mấy lần
Nửa đi
nửa đứng ngại ngần làm sao
Nhà
dượng
mái ngói tường cao
Con
mẹ
nghèo khó nên vào hay
chăng?
Những nổi niềm
bâng khuâng! Những khắc khoải tra vấn? Một chút giận? Một chút hờn? Một chút tủi?
Chưa hẵn vì nội mình nghèo, ngoại mình khó. Tự nhận rằng
“con mẹ nghèo khó” chỉ là một
thoáng gợn tự ti mặc
cảm. Vì thực sự ngoại ta giàu có, nội
ta sang trọng, để cho người con có thừa kiêu hãnh có đủ
tư cách bước vào cánh cổng nhà bố dượng;
chắc gì người con yêu thương mẹ, vờ giận mẹ đấy, có thể có
những bước
chân hồn nhiên để ung dung bước vào cánh cổng
nhà đại phú gia “bố dượng".
Hay cứ mãi mãi phải sống trong trạng huống: “Ngược xuôi nhà mẹ
mấy lần, nửa đi nửa đứng tầng ngần…” chúng ta hãy
thử một lần đọc trọn vẹn bài thơ Giận
Mẹ của Vân Anh:
Ngược xuôi nhà mẹ mấy lần
Nửa đi nửa
đứng tần ngần
làm sao!
Nhà dượng mái
ngói tường cao
Con mẹ nghèo
khó nên
vào
hay chăng?
Trời chiều tím
ngắt bằng lăng
Dẫu màu tím ấy
đâu bằng lòng con.
Về thôi, về
lại lối mòn
Bước đi hụt
hẫng, mặc con bướm vàng
Thèm bàn tay mẹ đông sang
Nhưng nay mẹ chỉ
là hàng
xóm
thôi!
Thủ thuật kết
cấu dàn cảnh của Vân Anh cho
người đọc
cảm giác đang được xem một vở
bi kịch, chính bản thân tác giả là
nhân vật vở kịch ấy. Cha mất, mẹ bước thêm bước nữa, để con bơ
vơ khốn khổ. Thế nên, con giận mẹ, con hờn mẹ… có cái
lý cơ học của nó, có cái
lý của lý luận. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm
của tâm thức, người con vẫn lặng thầm thương mẹ, trong tận cùng ký ức người
con vẫn biết rằng mẹ vẫn thương mình. Thế nên người con vẫn cứ mãi âm thầm:
“thèm bàn tay mẹ đông sang”. Và cho dù
tác giả quả quyết, phủ phàng thốt lên: “Nhưng nay mẹ chỉ là hàng
xóm thôi”, tôi vẫn tin rằng, đấy không phải là định kiến vĩnh viễn tồn tại trong tâm thức, trong óc trong
tim của
người con.
Hai câu kết đắc
địa của bài thơ khiến
người đọc
xốn xang, nhức nhối. Rõ là Vân Anh
thành công về mặt nghệ thuật. Nhưng tôi tin, tôi vẫn mãi
tin rồi sẽ có lúc người
con ăn năn, hối hận rằng mình đã quá
lời với mẹ.
Trong tận cùng sâu thẳm
người con bao giờ cũng vẫn thấy thèm hơi ấm
bàn tay mẹ hiền
ủ ấm cho con giữa những tháng giá ngày
đông. Vẫn khát khao bàn
tay mẹ
đỡ nâng cho mình từng
bước trên đường đời.