Ði đến sự dung hợp giữa Thiền Phật
giáo
và Khoa Thần Kinh học
NGUYÊN CHÂU biên dịch
Mục Ðích Tổng Quát của Dự Án:
Mục đích tổng
quát của dự án
này là nắm được những cái nhìn thấu suốt mới về tác động của thiền đối với các chức năng cảm xúc và nhận thức cơ bản, cũng như cách thức vận hành của não bộ trong việc phục vụ những tiến trình này.
Thêm
vào đó, cuộc nghiên cứu này cũng được đề ra nhằm bồi dưỡng một sự hiểu biết về bản chất của thụ thức. Một vài tính năng
tinh thần tích cực vốn được tu dưỡng một cách tự giác trong Thiền quán Phật giáo, cụ thể như lòng từ bi, từ trước tới nay chưa hề là một
bộ phận trong cuộc nghiên cứu của khoa thần kinh học Tây phương liên quan đến khu vực tình cảm. Cuộc nghiên cứu này vì thế nhắm đến việc đưa các tính năng
tinh thần tích cực này thành một
chủ đề trọng điểm trong nghiên cứu khoa học. Thêm vào đó, bằng cách kết hợp giữa khảo sát trực tiếp và chính xác về
thụ thức được tu trì trong
thiền
quán Phật giáo với những khám phá của khoa thần kinh học Tây phương về những biểu hiện thần kinh và tế bào
thể của các trạng thái ý thức, những cái nhìn thấu suốt mới này có thể
chiếu dọi cho ta phần
nào tia sáng vào bản
chất của ý thức.
Mô Tả Dự Án Nghiên Cứu:
Dự án này bao hàm việc đo lường sự vận hành chức năng não bộ thông qua các
phương pháp biểu hình não bộ trên các hành giả Phật giáo có công phu tu tập
cao qua các tầng thiền. Những cuộc nghiên cứu này hiện đang được tiến hành
tại Keck Laboratory, University of Madison, Wisconsin và tại LENA laboratory
(CNRS, UPR 640), Hôpital de la Salpêtrière, Paris.
Chúng tôi đang tập trung nghiên cứu bốn trạng thái của tâm thức vốn đã
được mô tả khá rõ ràng trong tâm lý học Phật giáo, được biết đến như định,
xả (hay thiền tỉnh thức), quán tưởng và từ bi quán. Những kỹ thuật thiền
định này tạo ra các tính năng tâm thức khác nhau, mà một số đã không được
quan tâm đúng mức trong các tài liệu khoa học đương đại.
Ðịnh
(śamathā): hay Thiền Chỉ-tập trung vào một điểm-liên hệ đến việc chú tâm
bền bỉ vào một đối thể duy nhất không để cho tâm bị xao lãng đi nơi khác,
hay ngăn dứt các pháp bất thiện, lìa mọi ý niệm tà vạy, diệt trừ các phiền
não tán loạn để tâm đạt đến sự vắng lặng, tịch tịnh; ngoài ra, nó còn có
nghĩa khác là, duy trì được chánh niệm khi ta an trú ở nơi pháp bây giờ và ở
đây, tiếp xử với giây phút hiện tại một cách sáng suốt.
Xả
(upekṣā): đây là
một trạng thái hoàn toàn buông xả, tâm ở trạng thái an trú vững chãi không
còn thiên lệch, không còn bị vướng mắc vào bất cứ điều gì, hay nói rõ hơn,
là tâm luôn ở trạng thái không ghét bỏ, không ưa thích cũng không bất mãn.
Nó không quan tâm và bị ảnh hưởng bởi những tri kiến, hồi ức và tưởng tượng,
ngay cả cũng không hề có bất cứ ý định nào nhằm cản trở hay ngăn chặn chúng.
Quán tưởng
(vipaśyana): tâm tập trung vào một đối tượng nào đó để đối trị các vọng niệm như các
cảm thọ tham dục, khát ái... hoặc là một loại phương tiện quán cần phải hành
trì để đạt tới giải thoát và an lạc ngay trong giờ phút ta đang thực tập, và
bao gồm cả việc tạo dựng đồng thời với sự quán tưởng về những chi tiết hình
ảnh do tâm tạo ra.
Từ bi quán (maitrya-karuna): bao gồm sự tự nguyện vun trồng một trạng thái cảm xúc
tích cực mà hành giả Phật giáo coi là thiết yếu để chống lại những loại tình
thương đang vin theo khuynh hướng vị kỷ, hẹp hòi. Nó bao hàm cả việc tạo ra
một trạng thái, mà trong đó lòng yêu thương và từ bi chan hòa vào tâm thức;
thấy những cái đẹp nơi người khác hơn là cái xấu xa; ngoài ra không còn một
mối quan tâm nào khác, ngay cả lý trí hay những tư tưởng tản mạn. Đây là nét
đặc trưng cơ bản của Phật giáo.
Trong cuộc nghiên cứu mở đường
sơ bộ, chúng tôi đã khảo sát những trạng thái này không qua bất cứ một tác
nhân kích thích nào, trải qua sự trình bày các hình ảnh thấy được. Ba kỹ
thuật não hình khu trú có mật độ cao được dùng đến là điện-não-đồ (EEG),
từ-não-đồ (MEG), và chức năng từ trường cộng hưởng biểu hình (fMRI) (*). EEG
(hình 1) và MEG (hình 2) là hai kỹ thuật khá nổi tiếng được dùng để đo lường
cảm ứng từ trường ở bên ngoài đầu và những điện thế phóng thích ở mảnh da
đầu do hoạt động điện trong những tế bào thần kinh tụ hội.
Hai kỹ thuật này có một hoành
độ dung giải khá tuyệt hảo với biên độ khoảng một phần triệu giây có thể cho
phép ta khám phá được thời gian năng động hoàn hảo của tiến trình hoạt động
thần kinh trải qua các trạng thái thiền quán. fMRI hoạt động ở một thời độ
tương đối chậm hơn (biên độ 100 của mỗi phần triệu giây) nhưng vẫn có khả
năng sản xuất được một tung độ dung giải cao từ 1 đến 3mm. Kỹ thuật này ghi
lại được những thay đổi về chuyển động máu xảy ra trong tiến trình hoạt động
thần kinh. Khi tế bào thần kinh hoạt động, chúng gây ra
những thay đổi cục bộ trong lưu lượng máu và mức độ oxy hóa, có thể được
biểu hình như là một yếu tố tương liên của hoạt động thần kinh hệ (xem hình
3). fMRI còn cho ta những thông tin về kết cấu và chức năng của những cấu
trúc vỏ não và bán vỏ não được khởi động trong một trạng thái tâm thức nào
đó. (Xem hình 4-5)
Bằng cách kết
hợp những hoành độ và tung độ
dung giải của
những kỹ thuật nói trên, chúng
ta
hy vọng có thể nhận ra những cấu trúc của thần kinh được khởi
động qua các trạng thái thiền định này và đặc
điểm hóa dấu vết riêng của hệ thần kinh trong sự
phối hợp năng động của chúng. Thực vậy, một điều đã được chấp nhận khá rộng rãi rằng, trong não bộ,
bất kỳ tiến trình tâm thức phức tạp nào (cụ thể như nhận thức, hành động, tưởng tượng,
tình cảm, …) đều được
đặc điểm
hóa bởi hoạt động đồng bộ của các khu vực não bộ được phân bố, chuyên biệt hóa trong chức năng vận hành và tác
động lẫn
nhau một cách liên tục.
Bất cứ giả định nào về cơ sở của một khoảnh khắc ý thức phải giải thích được sự phối hợp của các thành tố khác biệt này, vì nó
vốn rất cần thiết trong việc hình thành
một
hoạt động
tổng thể của não bộ được thống nhất một cách tạm thời.
Cơ cấu vận hành cho sự phối hợp này có thể là dây thần kinh đồng vị, do
bởi vai trò được gán cho nó trong sự cấu thành những mạng lưới tạm thời nhằm
phối hợp những tiến trình của các khu vực não bộ thành những hoạt động ý
thức cao cấp có trình tự. Những kiểu mẫu kết hợp tạm thời như thế có thể
tiêu biểu cho bộ phận thần kinh tương ứng với kinh nghiệm chủ quan mà gần
đây người ta có thể ước tính được bằng các khí cụ toán học căn cứ trên các
dữ kiện do EEG/MEG cung cấp (xem hình 6). Những giả định có cơ sở của chúng
tôi như vậy là, trước tiên, các trạng thái thiền định đặc biệt có thể được
tương ứng với những dấu vết riêng của hệ thần kinh năng động trong những
kiểu mẫu đồng bộ này, và thứ hai, cái kiểu mẫu đồng bộ đó xảy ra ở một trạng
thái thiền định có thể được giữ lại bằng một phương cách khả tín, cái cấu
trúc tạm thời của những phản ứng thần kinh đối với kích thích về cảm giác.±
GHI CHÚ:
(*) Một số thuật ngữ chuyên môn nên liên hệ với Bác sĩ chuyên khoa thần
kinh để tìm những danh từ thích đáng đang được sử dụng tại VN, ví dụ như
MEG, fMRI, nhưng theo tôi, tốt nhất là cứ nên giữ nguyên những từ tiếng Anh
viết tắt này.
Hình ảnh trong bài:
Hình 1: EEG
Hình 2: MEG
Hình 3: Sự phát sinh những thay đổi cục bộ hóa trong từ trường và điện
trường bởi thần kinh hoạt hoá. (hình của Baillet S. et all. 2001).
Hình 4: Máy phân hình MRI và hình ảnh cấu trúc não bộ.
Hình 5: Những thí dụ về chức năng hoạt hóa (màu vàng và đỏ) tác động lên
những hình ảnh của cấu trúc não bộ do fMRI tạo ra.
Hình 6: Mã hiệu màu đỏ phân bố trên mảnh da đầu
cho thấy một sự gia tăng của sự đồng bộ hóa cục bộ được ghi lại bởi một điện
cực duy nhất. Những đường màu đen tương ứng với giai đoạn viễn-cách đồng bộ
xảy ra giữa hai nhóm thần kinh được ghi lại bởi hai điện cực khác nhau dao
động với một giai đoạn chính xác, mà mối liên hệ luôn bất biến trong suốt
một số lượng chu kỳ dao động nào đó (Lachaux et all. 1999). Sự nghiên cứu về đồng bộ và đông-học-không-tuyến
(*) trong cuộc nghiên cứu này sẽ sử dụng một số thuật toán do phòng thí
nghiệm
LENA, CNRS UPR 640, Paris, khai
triển.
Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc
với Jean-Philippe Lachaux
của nhóm nghiên cứu Neurodynamical này.³
|