Chiêu Hoàng
Nói về
mẹ.
Thực
tôi có
rất
nhiều điều
để nói. Nhưng tựu trung người mẹ nào trên
trái đất này cũng đều
giống nhau ở một điểm: Yêu thương con mình vô điều
kiện và chỉ mong cho chúng được
an vui.
Năm nay, mẹ
đã ngoài tám mươi rồi.
Vẫn còn rất minh
mẫn nhưng càng ngày mẹ
càng khó tính, hay hờn mát và thích
được chìu chuộng như một đứa con nít. Mẹ đã quy y Tam bảo, nhưng lại chẳng thích niệm Phật, chỉ thích đi đến
những nơi có người lên đồng, lễ lạy và được “Cậu” ban cho vài miếng bánh, vài đồng
được đựng
trong những phong bao lì
xì màu đỏ.
Những lúc đi dự những buổi lễ lên đồng như thế, mẹ mua rất
nhiều hoa, trái cây và
cúng nguyên một con heo quay sữa, nằm trên một cái mâm gỗ
đỏ rực.
Mẹ được những người bạn lên đồng khen là rộng
rãi, xinh đẹp, vì mẹ rất diện khi đến những nơi như thế.
Mẹ dành rất nhiều thì giờ - gần như cả ngày - để xem những phim bộ của Đại Hàn, Hồng Kông và Việt Nam. Có hôm tôi đến thăm, thấy mẹ vừa xem phim,
vừa chảy nước mắt, hoặc phẫn nộ vì những
vai xấu ác đang “hành
hạ” tâm thức mẹ. Sau đó thì
quay qua trách cứ các con không “tốt”, để mẹ lúc nào
cũng cô đơn. Tôi thường nhắc
nhở mẹ đi chùa và
niệm Phật mỗi ngày. Sợ mẹ nổi cáu, tôi chỉ nói
một cách nhẹ nhàng: “Chúng ta đã
quy y Tam bảo, đã là con của Phật thì nên đi
chùa, niệm Phật vẫn tốt hơn chứ!”
ảnh
minh họa: mẹ ôm con vào lòng
Bàn thờ
Phật của mẹ trang hoàng những tượng, những lẵng hoa, và nhiều món trang trí
đầy ngộn. Thỉnh thoảng đến thăm, tôi lại bỏ bớt đi những cái không cần thiết và ân cần dặn
dò rằng, bàn thờ chỉ
để thờ và tụng niệm
mỗi ngày, không phải để trang hoàng cho nhà
cửa thêm đẹp và nhất là nên
bớt thì giờ xem phim
bộ để tụng kinh sáng, tối, thì lúc đó
mẹ sẽ bớt có những
ý tưởng bi quan không có thật.
Tôi cho
mẹ
một chuỗi tràng đeo tay để
mẹ có thể niệm và đếm số. Trên bàn thờ Phật,
mẹ đã có ít nhất
là 3,4
chuỗi
treo lủng lẳng trên đó rồi. Nhưng những thứ đó hình như chỉ
để… trang hoàng chứ không phải để dùng, nên tôi ân
cần dặn dò rằng, đây là cái
mẹ cần đeo vào tay và
dùng
hằng ngày. Đừng cất trên bàn thờ Phật
nữa. Ban đầu
chỉ cần niệm một vòng thôi, sau
đó thì tăng dần lên. Niệm Phật rất
tốt, thứ nhất là trong
khi lần chuỗi thân không làm điều
gì bậy (thân thanh tịnh).
Thứ hai làm cho
miệng không còn thì giờ
nói những điều xấu, ác (khẩu thanh tịnh). Thứ ba là dù
trong lúc tạp niệm thì câu hồng
danh của Phật cũng là một hạt
mầm tốt trong tâm thức
để có thể gieo duyên thêm cho
những kiếp sau (ý thanh
tịnh).
Mẹ nhận chuỗi tràng của tôi đeo
vào cổ tay, sung sướng
mỉm cười. Cái cười hồn nhiên thấp thoáng của trẻ thơ. Cái cười của một người vẫn chưa biết được việc nào thực sự lợi ích cho mình,
việc nào không, nhất là ở trong tuổi gần đất xa trời này của Mẹ…
Vài ngày sau tôi lại
đến thăm. Thấy vòng chuỗi đeo tay
tôi cho
hôm
trước đã được nằm chung “số phận” với mấy chuỗi trước tôi cho được treo lủng lẳng trên bàn thờ rồi…
Ngày…tháng…năm…
Hôm nay Chủ
Nhật, tuần lễ thứ hai mà Q. hứa
đi chùa. Tuần trước rất…
ngoan, tuần này thì không
chịu đi nữa, viện đủ cớ để được
ở nhà. Tôi im lặng, có lẽ tôi phải
cầu nguyện và hồi hướng
thêm cho Q. Nhưng tôi cũng hiểu rất rõ một
điều, mỗi người mỗi nghiệp, khi nghiệp quả chín muồi thì chẳng ai có thể
biến đổi được. Mình chỉ
có thể tịnh hóa được những ác nghiệp khi nó chưa
trổ quả mà thôi.
Hôm qua bác
sĩ hoan hỉ báo tin Q. gần như đã trở lại bình thường. Đối với tôi đó là một
“phép lạ”. Có thể do sự ban ơn lành của thầy, của các bạn đạo
đã hồi hướng. Dĩ nhiên Q. rất
vui, và
cho
rằng mình… được phép sống lại đời sống cũ, cái lối
sống mà với tôi đã
đưa đến
sự bệnh hoạn cho Q. ngày nay.
Tôi phải
làm gì để
đem lại hữu ích cho
đời sống
Q. bây giờ? ...