Tuệ Sỹ
A-nan quả
thật bị
chấn động bởi những phát
biểu của Duy- ma-cật
về Phật thân, về
tính siêu
việt của Phật thân.
Nhưng
ngay sau
đó đã
tự trấn
tĩnh bằng
quan điểm
hiện thực: Thế
tôn Thích-ca xuất hiện trong thời đại năm ác trược, nên hiện
thân có
già, có bệnh
và có chết. Điều này có vẻ
gần như tín điều Thiên Chúa
nhập thế
trong
nhiều tôn giáo. Thượng
đế hiện xuống thân người
thì cũng chấp nhận thân phận con
người.
Trược, trong tiếng Phạn
là kaṣāya, nguyên nghĩa
chỉ cho
vị
chát; kế
đó, chỉ cho một loại màu
gọi
là hoại sắc, màu nâu
hay đỏ sậm, vàng đỏ, màu của
y tỳ-kheo thường
gọi
là màu áo ca-sa. Nghĩa được dùng trong ngữ cảnh này là “cặn bẩn”,
chỉ cho
hiện tượng suy thoái của thời đại.1
Luận Du-già nói, khi Bồ-tát tích lũy hành trang là các thành phần của
trí giác Bồ-đề,
một trong những điều kiện cần có là nhận thức về thời đại: “Bồ-tát nhận thức một cách
như thật
về thế giới Chúng sinh, hoặc đang thời
suy thoái hay tăng trưởng (có cặn
bẩn), và thời
đại suy thoái hay tăng trưởng
mà không
có
cặn bẩn. Sự suy thoái có năm: tuổi thọ, nhân
phẩm,
đạo đức, học thuyết, kỷ
nguyên.”2
Bồ-tát nhận thức
chính xác về thời
đại để cho sở
tri và sở
học thích
hợp,
thích ứng với các
chu kỳ tăng trưởng hay suy thoái của
nó.
Quan điểm về
sự xuất
hiện của
Phật Thích-ca,
hay các Phật khác, vào thời kỳ suy thoái trong chu kỳ tăng trưởng và suy thoái của
thế giới
phổ biến trong
Đại
thừa, và trong một số bộ
phái.3
Quan điểm càng về
sau trong
Đại
thừa càng tỏ ra là
nhận thức
bi quan về sự tồn tại
của Phật pháp.
Quan điểm
này không
được
tìm thấy trong kinh điển
Pāli. Trong các kinh điển Pāli, từ kasāya, hay đồng
dạng phổ
biến của nó là kasāva,4
được dùng theo nghĩa mục
nát, rỗng bộng.
Đoạn văn rất
tượng hình trong kinh Sacetana5
mô tả
như một
bánh xe không được làm tốt,
khi lăn hết sức đẩy ban đầu,
nó bị xoay và đổ. Trái lại, bánh xe được làm tốt,
khi lăn hết
sức đẩy ban đầu, nó dừng hẵn lại như
được
móc chặt
vào trục xe, không bị
ngã đổ. Bánh xe
đầu
được mô tả là gỗ
của nó có chỗ
cong, có
khuyết điểm, có chỗ
rỗng. Phật như người thợ
làm bánh xe thiện nghệ,
biết rõ gỗ cong, gỗ
hỏng, gỗ rỗng. Các
tỳ-kheo hay tỳ-kheo ni nào mà phẩm chất
đạo đức có chỗ cong, có chỗ
hỏng, có chỗ
rỗng sẽ rời
bỏ Thánh đạo,
không lăn theo đường chánh, và sẽ
trụy lạc,
như
bánh xe kia nhất định rơi
đổ.6
Đại
thừa Phật
giáo phát triển
chỉ sau
khi đế quốc Maurya được thống nhất bởi
Hoàng
đế A-dục
bị sụp
đổ; Ấn Độ chia thành nhiều
vương
quốc; tình trạng tranh giành
quyền lực
giữa các vua chúa là điều
tất nhiên. Ngay sau khi A-dục băng hà, Phật giáo
không còn được ưu đãi như trước nữa mặc
dù ảnh hưởng trong
quần
chúng
vẫn
tiếp tục. Tuy
vậy
không khỏi
gây trong tâm tư Phật
tử những hoài niệm
về một
thời kỳ
rực rỡ của nó.
Đấy
là ấn tượng về sự suy thoái của thế
giới.
Ngay cả
trong tình trạng hưng thịnh, từ
góc nhìn của
người bảo
thủ tư tưởng
bi quan về sự suy thoái cũng dễ
thành hình. Vì hình thức
giáo lý không
được thực hành
như
trước nữa mà
đã có nhiều
thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Người
ta biết chỉ sau Phật
Niết-bàn
khoảng 100
năm
nhóm tỳ-kheo
Bạt-kỳ ở Tỳ-da-li,
bản địa
của
Duy-ma-cật,
đã
quy định
những áp
dụng mới
mẻ cải
biến từ mười
điều luật
Phật chế.
Trước
nguy cơ
chia rẽ Tăng đoàn, một
hội nghị kết tập
lần thứ
hai đã diễn ra gồm 700
đại
biểu. Sau
khi thảo luận
về tính hợp
luật của
mười quy định
mới của nhóm tỳ-kheo Bạt-kỳ ở Tỳ-da-li, đại hội tiến hành thủ
tục hành xá-la, tức bỏ phiếu
để lấy
quyết
định đa
số. Kết
quả, đại biểu các Thượng tọa
bác bỏ mười
quy định
mới, trong
khi hàng
đại
chúng,
đông
hơn,
chấp
nhận. Tăng đoàn bắt đầu phân hai; Thượng tọa
bộ và
Đại chúng bộ.
Một nhà thơ
Trung Hoa đã
viết: “tại sơn
tuyền thủy
thanh, xuất
sơn tuyền thủy trược.” Nước
nguồn trong núi thì trong, nhưng ra khỏi núi, nước
nguồn thành
đục. Con suối
nhỏ hiền lành, trong vắt, trong rừng
núi
vắng vẻ,
không hề
bị người
hay vật
khuấy đục lên. Nhưng khi nó mở rộng thành con sông
lớn, tất phải mang theo nó vô số
rác bẩn, nhiều khi cả
cây trái
độc. Sự
phát triển đạo giáo không nhất
thiết như sông suối.
Dù
vậy, từ một góc
nhìn, vẫn có sự
tiếc nuối
về thời kỳ mà
Phật
pháp còn
là một vị
ngọt duy nhất; từ đó gây thành ấn
tượng về sự suy thoái. Phật
pháp tuy là ly
dục thanh tịnh, như
thân Phật
vốn vô lậu
vô vi, nhưng khi thể hiện giữa lòng
đời,
vẫn phải chịu
quy luật sinh diệt
của thế
giới.
Từ sự hoang mang bối rối
chỗ đến
khẳng định thực tế của A-
nan trước những lời
lẽ lạ lùng của Duy-ma-cật, ở
đó đã nói lên
khá rõ nét mối
xung đột nội
tâm khi quan sát bản thân
giáo lý nguyên thủy của Phật trong sự
phát triển của
thời đại
lịch sử.
Con người không thể tách mình ra khỏi thời đại, ra khỏi trào lưu
phát triển của
xã hội mà mình lớn lên trong
đó, để tự hành đạo.
Những cuộc
luận đạo của Duy-ma-cật với
các Đại
Thanh văn
đã giới thiệu Phật pháp trên cũng một
nền tảng giáo
nghĩa
nhưng được nhìn từ
hai góc độ khác
nhau,
trong hai bối cảnh xã hội khác
nhau. Để hoàn thiện nhận thức, Duy-ma-cật
tiến đến luận
đạo
với các Bồ-tát, trong một xu
hướng xã hội
khác trước.
Chú thích:
1.Kośa-bhāṣya,
p. 183: apakarṣasyādhas tāt pratyavarā āyurādayaḥ kiṭṭabhūtatvat, tuổi thọ bị
giảm xuống đến
mức rất
thấp, như
cặn bẩn.
Cf. Câu-xá,
tr.
64a18.
2 Bodhisattvabhūmi, 173: punaḥ sattvakokasyaiva kaṣāyotsadakālatāñ ca
yathābhūtaṃ prajānāti. niṣkaṣāyānutsadakaṣāyakātāñ ca yaduta pañca- kaṣāyanārabhya āyuṣka-ṣāyaṃ sattvakaṣāyaṃ kleśakaṣāyaṃ dṛṣṭikaṣāyaṃ kalpakaṣāyam. / Du-già
44,
T30n1579,
tr.
538a4.
3 Câu-xá, k. 94: khi tuổi thọ
con người bắt đầu giảm từ 84.000 tuổi xuống
đến 100 tuổi, các
Phật xuất hiện
trong khoảng thời
gian đó.
4 Pāli-Englísh Dictionary, PTS; Buddhist Hybrid Sanskrit Dictionary, F.
Edgerton.
5 Aṅguttara i.
112. Sớ giải: sakasāvāti pūtisārena ceva
pheggunā ca yuttā,
gọi là kasāva (kasāya), vì nó
được làm với
ruột bên trong mục
nát, chỉ có
vỏ bọc ngoài.
6 A. ibid.: yassa kassaci, bhikkhave, bhikkussa vā bhikkhuniyā
vā kāyavaṅko appahīno kāyadoso
kāyakasāvo, vacīvaṅko appahīno vacīdoso vacīkasāvo
manovaṅko appahīno manokasāvo, evaṃ papatitā
te, bhikkhave, imasmā
dhammavinayā.