Quách Thị Trang ơi
hồn em hãy nhận
Bỏ
hoa vàng dân tộc kính dâng em.
Trụ Vũ
Kể từ đêm hôm ấy, đêm 20 tháng 8 năm 1963, đêm của vô minh,
cường quyền, hận thù bạo lực… đêm tổng lực chế độ Ngô Đình xua quân tổng tấn
công tất cả chùa chiền trên toàn quốc, hòng dập tắt cuộc đấu tranh đòi hòa bình,
dân chủ, đòi độc lập tự do, đòi quyền bình đẳng tôn giáo, của Phật giáo Việt
Nam, phát động từ sau Đại lễ Phật Đản tại Thừa Thiên Huế, và đã lan rộng ra khắp
cả ba miền…
Kể từ cái đêm hôm ấy, tâm hồn trong sáng của cô thiếu nữ ở
độ tuổi tròn trăng, đã cảm nhận ra bóng tối bất công thù hận ám ảnh tâm hồn
trong trắng của mình. Cô thiếu nữ ấy là Quách Thị
Trang.
Trang sinh năm 1948, người làng Cổ Khúc, huyện Tiên Hưng,
tỉnh Thái Bình, trong một gia đình đượm nhuần truyền thống tín ngưỡng Phật giáo.
Năm 1954, sáu anh chị em Trang đã cùng mẹ vào Nam, sinh cơ lập
nghiệp ở khu vực Chí Hòa, mẹ của chị, một phụ nữ đảm đang, sớm hôm quang gánh
tảo tần buôn bán nuôi con ăn học. Và
chị Trang, thuở ấy là một cô gái ngoan ngoãn, hồn nhiên, ngay từ độ tuổi ấu thơ,
chị đã là một đoàn sinh Oanh Vũ, sinh hoạt ở Gia đình Phật tử Minh
Tâm.
Đang tuổi yên ả cắp sách đến trường, cô nữ sinh lớp đệ nhị
trường Trung học Trường Sơn đã thoang thoáng nghe ra lý tưởng tôn thờ Phật đạo
của mình, của gia đình mình đã bị xúc phạm, bị đàn áp… tám đoàn sinh Gia đình
Phật tử ở Huế đã bị bom cay, lựu đạn, xe tăng của chế độ cường quyền gia đình
chị bắn gục trước Đài phát thanh Huế, chỉ để quyền tự do tín ngưỡng, bảo vệ lá
cờ Phật giáo thiêng liêng, lá cờ của P.G quốc tế, lá cờ biểu tượng mà chế độ Ngô
Đình Diệm âm mưu triệt hạ triệt tiêu lá cờ thiêng liêng ấy ngay trong mùa Phật
đản Phật lịch 2507, năm 1963, bắt đầu từ cố đô Huế, nơi mà tín đồ Phật giáo
chiếm 80% dân số.
Và nhất là đêm 20.8.1963, cái đêm chế độ
cường quyền dốc toàn lực, tổng lực tấn công tất cả các ngôi chùa trên toàn lãnh
thổ họ cai trị. Cái đêm nhà thơ Trụ Vũ
đã từng mô tả :
“Ngày hai mươi
tháng sáu mươi ba
Bọn ác quỷ xông
vào trăm cửa Phật
Xá Lợi, Ấn Quang,
Từ Đàm, Báo Quốc…
Bắt hàng ngàn Phật
tử, tăng ni”
(Trụ Vũ - Hành Hương)
Kể từ cái đêm hôm ấy, chị Trang đã nức nở
hàng hàng giọt lệ. Chị từng than thở với
anh chị với các bạn đoàn sinh “các thầy
các cô bị bắt, bị giết, bị cầm tù… hết cả rồi” “Phật giáo mình đang bị bóp chết đây… Phật giáo chết thì em cũng chết”. Chị
đã bày tỏ quyết tâm quả cảm của mình.
Bất chấp mọi hiểm nguy, từ đó, chị đã cùng các anh chị em
Phật tử tham gia tuyệt thực, biểu tình, đấu tranh chống lại chính sách kỳ thị
của chế độ gia đình trị họ Ngô. Cả Miền Trung, Miền Nam, từ đồng
bằng đến cao nguyên… bừng bừng sục sôi khí thế đấu tranh, từ anh chị em tiểu
thương các chợ, học sinh sinh viên các trường từ trung học đến đại học… Quần chúng miền Nam Việt Nam đã nhất tề hợp lực, tất cả đã
đứng lên, tuyên ngôn không khuất phục cường quyền.
Sáng ngày 25 tháng 8 năm 1963, mặc cho các ngôi chùa trên
toàn quốc đã bị phong tỏa, mặc lệnh giới nghiêm đã được ban bố, chị Trang nhận
được thông tin sẽ có một cuộc biểu tình của Đoàn sinh viên học sinh Phật tử, với
quy mô lớn sẽ được phát động ngay trước chợ Bến Thành; chị đã cương quyết thể
hiện chí khí bảo vệ Phật pháp. Ngay từ tờ mờ sáng, từ Chí Hòa chị đã cùng các
bạn quy tụ về trung tâm thành phố. Chị cùng các bạn đang đứng đợi trước cổng chợ
Bến Thành… Từ nhiều ngã đường, từ các nhà, các phố, sinh viên học sinh kéo ra…
cờ Phật giáo được trương lên phất phới, biểu ngữ viết tay chữ đen nền trắng trương lên và tiếng hô: “Chúng tôi nguyền hi sinh để bảo vệ Phật
Pháp”. Và chị Quách Thị Trang đã hòa mình vào dòng chảy
ấy… chị lập tức có mặt trong đoàn biểu tình. Bất chấp súng đạn, bất chấp
bạo lực, chị cương quyết nói tiếng nói đòi quyền bình đẳng, đòi quyền tự do tín
ngưỡng…
Rồi tiếng súng gầm lên. Tiếng súng bạo lực điên cuồng đã gầm
lên, chỉa họng súng vào đoàn người đòi quyền được sống, đòi quyền được tôn thờ
đạo của mình, lý tưởng từ bi trí tuệ của mình.
Những bước chân đòi quyền tự do đi tới… Tiếng súng nổ đã
khiến mắt người trông lui, cúi xuống; Một thiếu nữ đã ngã xuống, máu hồng đã
nhuộm đỏ tà áo trắng nữ sinh. Chị Trang đã ngã xuống khi bên tai còn nghe tiếng
thét gào hùng lực “Hãy giết chúng tôi
đi” “Hãy giết chúng tôi đi vì chúng
tôi là những người con Phật” chị đã chết để cho người tôn thờ lý tưởng Đạo
Phật được sống.
Áo trắng chị đang nhuộm loang lổ máu đỏ, dưới ánh mặt trời,
hệt như tấm biểu ngữ hùng lực bất khuất đang được trương lên. Nhưng thế lực bóng
tối vẫn chưa chịu nhường bước, những viên cảnh sát đằng đằng sát khí, hậm hực ôm
súng xông vào cướp xác chị Trang; họ đã đem xác chị về chôn ở một nghĩa trang
quân sự, nghĩa trang của Bộ tổng tham mưu quân lực Việt Nam Cộng hòa, mục đích
họ nhắm tới là cố ém nhẹm cái chết lẫm liệt của một người con Phật, của một
người đòi quyền sống bình đẳng, tự do…
Nhưng tiếng nói của lương tri loài người
làm sao thế lực vô minh có thể ém nhẹm.
Chỉ sau một ngày Quách Thị Trang ngã xuống, báo chí quốc tế đã đồng loạt lên
án hành động dã man của chế độ độc tài. Từ Bruselle,
hội Thanh Niên Thế Giới, gởi công điện phản đối, lên án
chế độ Ngô Đình Diệm đã đàn áp, tước bỏ quyền tự do, dân chủ của học sinh sinh
viên Việt Nam, quần chúng
nhân dân Việt Nam.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, sau mười năm cai trị Miền Nam Việt
Nam, chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, các anh chị em đoàn sinh Gia Đình Phật tử,
cùng thân bằng quyến thuộc đã cải táng mộ phần chị Trang, đưa về an nghỉ trong
khuôn viên chùa Phổ Quang ở quận Tân Bình, nơi đây chị như được sớm hôm thân cận
cùng tổ chức Gia Đình Phật tử, từng chiều từng chiều như lắng nghe được câu kinh
tiếng kệ trầm lắng thanh thoát. Chị vĩnh thoát luân hồi trần
gian, nhẹ nhàng nơi cõi Tịnh độ Di Đà lạc quốc. Nhưng
sự hi sinh cao cả của chị mãi mãi được khắc ghi lên trang sử huy hoàng của Phật
giáo Việt Nam.
Gần nữa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày chị Quách Thị Trang
ngã xuống, hương linh vị thánh tự đạo đã an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng, và chúng tôi
vẫn ngậm mùi đọc lại nhưng vần thơ Trụ Vũ đã viết khi chị Trang vừa ngã xuống.
Những vần thơ như một chương sử thi khắc họa rõ nét sự hi sinh
cao cả của chị vào trường sử ca lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Em Trang chết
rồi
Một tiếng súng
nổ
Em Trang còn
đó
Mặt trời lên
ngôi
Hoa hồng muốn
đỏ
Cần máu chim
vương
Mặt trời muốn
tỏ
Cần máu em
tuôn
Em Trang nát
thay
Mặt trời còn
đó
Con chim gãy
cổ
Hoa hồng còn
đây
Trụ Vũ - Hoa Hồng Còn Đây
(Trích từ Hành
Hương – Lá Bối – 1964)
Và ngay từ năm 1964, Hội Sinh Viên Học Sinh Sài Gòn đã đứng ra và xây
dựng tượng đài tưởng niệm Quách Thị Trang, gần nơi vị trí chị đã ngã xuống, theo
mẫu thiết kế của họa sĩ Mai Ẩn. Từ đó, tại vòng xoay trước cổng chợ Bến Thành,
giao lộ của nhiều trục đường chính trung tâm Thành Phố Sài Gòn, nghiễm nhiên
người Sài Gòn đã gọi nơi ấy là công trường Quách Thị
Trang.
Phật Đản năm 1963, tám anh chị em đoàn sinh gia Phật tử
đã ngã xuống trước dài phát thanh Huế được ghi tên là Thánh tử đạo vào trang sử
Phật giáo Việt Nam. Gần nửa thế kỷ đã trôi
qua, hình ảnh của chị Quách Thị Trang khoác áo lam hiền, đính huy hiệu hoa sen
gia Đình Phật tử Việt Nam vẫn mồn một rõ nét trong tâm thức người Phật tử Việt
Nam. Chúng tôi thiết nghĩ, chị phải được Phật giáo Việt
Nam chính thức tôn vinh chị là Thánh
Tử Đạo.
Chúng tôi vẫn còn văng vẳng nghe thấy dòng nhạc nhạc sĩ Nguyễn Hiền viết
về chị:
Trang hỡi Trang em
là vì sao sáng
Giữa khung trời mây trắng với trăng thanh…
Hình hài mất, nét
tinh anh còn đây
Giữa muôn tim Trang còn mãi không phai.
HẠNH PHƯƠNG
3.2011