SGTT.VN -
Sự phát
triển về
số
lượng
cũng như
quy mô
của các
lễ hội
như hiện nay (kéo
theo hàng
loạt tệ
lậu) là do có sự
“tiếp tay”
của các
cấp chính
quyền, các vị
lãnh đạo
với vai
trò người
cấp phép,
chủ trì cũng
như rất
đông cán
bộ công
chức trong
vai trò
người tham
dự.
Mục đích
tốt đẹp
đã không
đạt được. Ai
mở đầu,
người đó
kết thúc.
Nhà nước
cần có thái
độ và
hành động
kịp thời
trước khi
tình hình
trở nên
không thể
cứu vãn.
Nhà
phê bình
văn học
Phạm Xuân
Nguyên:
Chấn
chỉnh toàn
hệ thống
từ trên
xuống
Có
một hiện
tượng là
hễ ngày
rằm, mùng
một và
các lễ
hội thường
luôn có
mặt nhiều
quan chức.
Chính phủ
đã từng
có lệnh
cấm quan
chức không
được dùng
xe
công vào
việc riêng.
Nhưng
xe “biển xanh”
vẫn xuất
hiện tại
những nơi
này, trong
những dịp
này. Hình
như, càng
làm to, càng
có quan
có chức,
người ta
càng hay lo lắng
đến việc
cúng bái,
cầu lợi,
cầu vinh.
Điều
này cần
chấn chỉnh,
và phải
làm nghiêm.
Theo tôi,
khi tham
gia lễ
hội, các
quan chức
văn hoá
cũng phải
tìm hiểu
về lễ
hội.
thậm chí,
phải tập
từ cách
chắp tay,
cách đi
đứng, sao
cho đúng.
Phải tìm
hiểu kỹ
lưỡng về
lễ hội,
chứ không
phải đến
đền này,
chùa
kia, đọc
những bài phát
biểu chung
chung do thư
ký soạn
thảo.
Việc tổ
chức rà
soát, thanh
lọc lại
các lễ
hội là
rất cần
thiết, và
có thể
thực hiện
được, ít
nhất là
trong phạm
vi các
lễ hội
cấp quốc
gia.
Không thể
để tồn
tại những
hiện tượng
như lễ
khai ấn
đền Trần
và thậm
chí là
lễ hội
đền Hùng.
Quốc giỗ
mà người
ta đua
nhau bày
ra những
trò điên
khùng như
làm cái
bánh
chưng thật to,
bánh giầy
thật lớn,
chiếc cốc
khổng lồ
để dâng
lễ. Tất
cả những
cái đó
là trò
gian dối,
chỉ nhằm
quảng cáo
thương hiệu
của ai
đó, chứ
không phải
là lòng
thành.
Đó
là sự
biến tướng,
hoàn toàn
đi ngược
lại với
truyền thống
của dân
tộc, tại
sao chúng
ta không
bài trừ
tận gốc?
Người Việt
mình thường
hướng tới
cái gì
khiêm nhường,
tuy nhỏ
bé mà
sâu lắng.
Người
ta tìm
đến đền
chùa, nhất
là chùa
không phải
là để
đua nhau
dâng hương,
dâng lễ
vật, mà
là tìm
một sự
yên tĩnh,
một sự
tĩnh tâm.
Ngày
nay, từ quan
chức đến
người dân,
mấy ai
đến chùa
mà hiểu
được điều
đó?
Mấy
ai đi
hội mà
hiểu cho
thấu đáo
về ý nghĩa,
tính chất,
lịch sử
của lễ
hội. Cho
nên, tôi
nhắc lại,
cái sai
của chúng
ta là
sai
theo hệ thống,
và để
chấn chỉnh,
cũng phải
chấn chỉnh
toàn hệ
thống từ
trên xuống.
Hoạ
sĩ Lê
Thiết Cương:
Mua
bán quan
chức làm ô
uế chốn
thần linh
Tắc
đường trên
núi Ba
Vì vì
chen nhau
vào đền
Tản Viên;
ngột ngạt ở
đền Bà
Chúa Kho
vì chen
nhau vào
xin xỏ
vay mượn; Chen
lấn xô
đẩy đến
ngất xỉu
để vào
xin đóng
ấn đền
Trần; tắc
đường chen
chúc để
đi Yên
Tử; Đợi
chờ mòn
mỏi để
đi lễ
chùa Hương
trên núi...
Nguyên
nhân vì
sao?
Phải
chăng vì
xã hội
quá bất
định, quá
thực dụng
nên người
ta mới
vô vọng
và hướng
tới một
thế lực
tâm linh.
Chúng
ta đã
từng rất
đau lòng
khi chứng
kiến bao
ngôi chùa
đã bị
tàn phá
dưới cái
mác “phục
chế, tôn
tạo”.
Thay vì
trùng tu
lại thì
người ta
lại “làm
mới” hoàn
toàn
theo cách
hiểu rất vô
văn hoá.
Nhưng
đó mới
chỉ là
sự xuyên
tạc về
vật chất,
hữu hình,
ai cũng
nhìn thấy.
Việc làm
sai lệch,
xuyên tạc
những giá
trị tinh
thần truyền
thống
theo chiều
hướng của một
lối sống
suy đồi
hiện nay như
lễ hội
khai ấn
đền Trần,
mà điển
hình ở đây
là việc
mua quan
bán chức
còn nguy
hiểm hơn
nhiều.
Mua quan
bán chức
không chỉ
ngang nhiên
tồn tại
trong xã
hội mà
còn làm ô
uế cả
chốn thần
linh. Đáng
lẽ phải
trùng tu
một giá
trị tinh
thần rất
đẹp của
người Việt
cổ thì
người ta
lại làm
mới nó
theo
cách sống
rất thực
dụng, vô
văn hoá
và hoàn
toàn không
mang tính
nhân văn.
Nhà
văn Võ
Thị Hảo:
Lễ
hội thành
nơi để
hối lộ
về mặt
tâm linh
Lễ
hội bị
biến tướng
quá nhiều so
với trước.
Thứ
nhất các
lễ hội
đã… rất
nhàm.
Thứ
hai, lễ
hội đã
trở thành
một nơi
để hối
lộ, hối
lộ về
mặt tâm
linh. Và
ngay chính
những đền
miếu, chùa
chiền, những
nơi tôn
nghiêm lại
xuất hiện
cơ chế
xin – cho,
trong khi, con
người ta
vốn đã
quá khốn
khổ vì
cơ chế
xin – cho
ngoài đời
thực rồi.
Đọc,
nghe, chứng
kiến những
gì xảy
ra tại
lễ khai
ấn đền
Trần vừa
rồi, tôi
thấy buồn,
và đau
xót. Những
nơi thờ
phụng, đền
chùa đáng
lẽ ra
phải làm
cho tâm
hồn con người
ta trở
nên thanh
thản, trong
sáng và
cao thượng
hơn, nhưng
tại lễ
hội của
chúng ta
thì ngược
lại. Tôi
cũng nhận
thấy, những
người trực
tiếp làm
công việc
chăm sóc,
giữ gìn
đền chùa
đang xúc
phạm chính
những nơi
tôn nghiêm
này, biểu
hiện ở chỗ,
những bảng
đề hòm
công đức
luôn được
đặt ở chỗ
dễ nhìn
thấy nhất,
thậm chí
lấn át
cả tượng
Phật. Đền
chùa đâu
phải chỗ
để lấy
tiền của
thiên hạ!
HƯƠNG LAN (GHI)
Theo: SGTT