Sự tương quan giữa Đức Phật Tỳ-lô-giá-na và Đức Phật A-di-đà
su tuong quan giua
SỰ TƯƠNG QUAN
GIỮA ĐỨC PHẬT TỲ-LÔ-GIÁ-NA VÀ
ĐỨC PHẬT
A-DI-ĐÀ
Thích Đồng Thuận
Đức Phật
Tỳ-lô-giá-na và Đức
Phật A-di-đà
là hai trong năm vị Phật tối quan trọng trong Mật tông. Trong giáo lý
Tam
thân thì Phật Tỳ-lô-giá-na được xem là bản thể, là pháp thân Phật, còn Phật
A-di-đà được xem là báo thân Phật. Hết thảy
chư
Phật trong thế giới này,
kể cả Đức
Phật Thích-ca
Mâu-ni,
đều được xem là hóa thân của bổn tôn Tỳ-lô-giá-na.
Hình tượng
Đức
Phật Tỳ-lô-giá-na và
Đức Phật
A-di-đà xuất hiện khá sớm trong văn điển Phật giáo Đại thừa,
đặc biệt
là vào thời kỳ giáo lý
Tam
thân thịnh hành khoảng thế kỷ
II-III TL.
Các bản kinh tiêu biểu nói về
Đức
Phật Tỳ-lô-giá-na và
Đức Phật
A-di-đà là
Phật thuyết
Vô lượng
thọ
kinh (TK
I TL),
Ban châu tam muội kinh (TK
II TL),
Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh (TK
II-III TL),
Phật thuyết A-di-đà tam da tam Phật tát lâu Phật đàn
quá
độ nhân đạo
kinh (TK III TL),
Phạm võng kinh (TK
IV TL)...
Đến thế kỷ thứ
VII TL,
khi các ngài Thiện Vô Úy,
Kim
Cương Trí và Bất
Không Kim Cương đem kinh Đại
nhật
truyền sang Trung Hoa thì tín niệm về Phật Tỳ-lô-giá-na phát triển cực thịnh,
sau đó lan rộng ra các nước Phật giáo Đại thừa.
Ở Nhật Bản,
Đức
Phật Tỳ-lô-giá-na được đông đảo tu sĩ và Phật tử hết mực tôn thờ và sùng bái.
Chúng ta thấy giữa
Đức
Phật Tỳ-lô-giá-na và
Đức Phật
A-di-đà có nhiều điểm tương đồng,
như sự tương
quan về ý nghĩa danh hiệu, cõi nước, tính biến hóa cùng khắp...
1.
Sự tương quan về ý nghĩa danh hiệu
Về danh hiệu,
Phật Tỳ-lô-giá-na còn
được gọi là
Đại Nhật Như Lai hay Quang Minh Biến Chiếu Tôn, đây là một vị Phật rất nổi tiếng
của Phật giáo Đại thừa,
đặc biệt đối với
Hoa nghiêm tông và Mật tông.
Theo kinh
Phạm võng,
Phật
Tỳ-lô-giá-na vốn là bản nguyên của mọi vật, là nguồn gốc của vũ trụ, là pháp
thân thanh tịnh của trăm ngàn ức hóa Phật: “吾已為本原,
名為盧舍那佛” (Vì
ta là bản nguyên, nên gọi là Phật Lô-xá-na).
Theo Phật
Quang
đại từ điển,
“Đại Nhật Như Lai dịch âm: Ma-ha Tỳ-lô-giá-na. Đức Phật bản tôn tối thượng
của Mật giáo. Cũng gọi là Tỳ-lô-giá-na Phật, Tối cao hiển quảng nhãn tạng, Biến
chiếu vương Như Lai, Quang minh biến chiếu, Đại nhật biến chiếu, Biến nhất thiết
xứ, Biến chiếu tôn. Tên hiệu của
Ngài
có ba nghĩa: 1. Ánh sáng soi khắp đánh tan bóng tối;
2. Thành tựu mọi việc;
3. Ánh sáng không sinh diệt”.
Từ điển Phật học
của Đạo
Uyển
giải thích ý nghĩa danh hiệu của Phật Tỳ-lô-giá-na như sau: “Đại Nhật Phật,
một trong ngũ Phật, hiện thân của Pháp giới. Khoảng thế kỷ
X, trong
giáo pháp Đại thừa người ta nói thêm về quan điểm Phật chuyển hóa siêu việt và
các vị Bồ-tát chuyển hóa liên hệ. Đại Nhật Phật là vị Phật đầu tiên được xem là
chuyển hóa từ pháp
thân”.
Trong
Phật học từ điển,
Đoàn
Trung Còn cũng giải thích với nội dung tương tự: “Tỳ-lư-xá-na Phật dịch nghĩa
Đại Nhật Phật. Một
Đức
Như Lai hào quang chiếu khắp các nơi như ánh sáng mặt trời. Ngài làm Pháp vương
ở cõi Tịnh độ Liên hoa đài tạng thế giới, thường có Văn Thù Bồ-tát và Phổ Hiền
Bồ-tát theo chầu hai bên”.
Trong
Vũ trụ quan Phật giáo triết học & nguồn gốc, Akira Sadakata đứng trên bình
diện ngôn ngữ học đã
giải thích danh hiệu của Phật Tỳ-lô-giá-na như sau: “Từ Vairocana có nghĩa là
chiếu sáng khắp nơi. Từ tố roc- có cùng xuất xứ giống như từ lux (ánh sáng)
trong tiếng La-tinh.
Khi Phật giáo Đại thừa đang phát triển, các tín ngưỡng về thần Mặt trời phổ biến
khắp Ấn Độ, phương Đông và châu Âu. Đức Tỳ-lô-giá-na được miêu tả như một vị
thần thái dương, và vào khoảng thế kỷ
VII TL,
Ngài
được triển hóa thành Đức
Phật bí mật Đại Tỳ-lô-giá-na, vị Phật trừu tượng, căn bản, siêu việt hình dung,
sắc tướng”.
Tựu trung, đa phần
các nhà Phật học đều đồng nhất giải thích ý nghĩa danh hiệu
Tỳ-lô-giá-na
hay Đại Nhật Như Lai có nghĩa gốc
là mặt trời
hoặc liên quan đến các đặc tính của mặt trời. Vị Phật này cũng gắn liền với các
đặc tính của ánh sáng. Chúng ta nên hiểu theo nghĩa đây là vị Phật có trí tuệ
như ánh sáng của mặt trời, có thể phá trừ mọi phiền não u ám và
soi sáng cùng khắp
hơn là nghĩa gốc ban đầu của nó.
Về danh hiệu Phật
A-di-đà,
tiếng Sanskrit
là
Amitābha-Buddha,
dịch nghĩa là Vô lượng
Phật. Về sau, dựa vào nghĩa gốc này các vị
Tổ
sư lại phát triển thêm và gọi Phật A-di-đà với
những
tên gọi khác như là Vô Lượng Thọ (無量壽)
và Vô Lượng Quang (無量光),
cũng có khi được biết đến với tên Vô Lượng Thanh Tịnh (無量清淨).
Điều này được nói đến rất nhiều trong các kinh sách Tịnh độ:
“舍利弗!彼佛光明無量,照十方國無所障礙,是故號為阿彌陀。又舍利弗!彼佛壽命及其人民,無量無邊阿僧祇劫,故名阿彌陀”
(Xá-lợi-phất! Đức Phật đó vì sao hiệu là A-di-đà?
Xá-lợi-phất!
Đức Phật đó hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười
phương không bị chướng ngại vì thế nên có hiệu là A-di-đà.
Xá-lợi-phất!
Đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, nên
hiệu là A-di-đà).
Phật
Quang đại từ điển
giải thích: “A-di-đà
Phật cũng gọi A-di-đa
Phật, A-nhị-đá
Phật, A-nhị-đả
Phật. Gọi tắt Di-đà.
Amita dịch ý: Vô lượng. Ngoài ra còn có tên Phạn
Amitābha,
dịch âm A-di-đa-bà,
A-di-đả-bà,
dịch ý Vô lượng quang. Về lý
do tại sao gọi là Phật A-di-đà,
cứ theo kinh
A-di-đà
do ngài Cưu-ma-la-thập
dịch thì Đức
Phật này có vô lượng ánh sáng và tuổi thọ vô lượng, cho nên gọi là Phật A-di-đà”.
Trong Tịnh độ
Đại thừa tư tưởng luận, Thích Đức Niệm cũng ghi với nội dung tương tự:
“A-di-đà thường được giải thích là Vô
lượng
quang
và Vô lượng
thọ...
Nghĩa căn bản của chữ A-di-đà dịch theo văn tự Trung Hoa là
Vô
lượng.
Thế cho nên A-di-đà Phật là Vô
lượng
Phật. Vô lượng có nghĩa là cứu cánh, viên mãn, biến khắp không có hạn lượng, hàm
nhiếp tất cả công đức lành. Chỉ cho ánh sáng Phật, thọ mạng, trí
tuệ,
nguyện lực, thần thông tất cả phước đức nhiều vô lượng”.
Ngoài danh hiệu Vô
Lượng Thọ, Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thanh Tịnh thì Phật A-di-đà còn có những
tên gọi khác như Vô Biên Quang, Vô Ngại Quang, Vô Đối Quang, Diệm Vương Quang,
Thanh Tịnh Quang, Hoan Hỷ Quang, Trí Tuệ Quang, Bất Đoạn Quang, Nan Tư Quang, Vô
Xưng Quang, Siêu Nhật Nguyệt Quang. Đây đều là những danh hiệu xuất hiện về sau
và dựa vào các phẩm chất của Phật A-di-đà được diễn giải trong các
bản kinh
mà đặt tên. Nhìn chung, các danh hiệu của Phật A-di-đà luôn gắn liền với các đặc
tính của ánh sáng.
Như vậy, ý nghĩa
danh hiệu của Phật Tỳ-lô-giá-na và Phật A-di-đà đều liên quan đến mặt trời hoặc
các đặc tính của ánh sáng. Một vị là Vô Lượng Quang tức ánh sáng vô lượng, một
vị là Quang Minh Biến Chiếu tức ánh sáng soi rọi cùng khắp. Xét về mặt ý nghĩa
danh hiệu thì giữa hai danh hiệu này tương đối giống nhau.
Tại sao ý nghĩa
danh hiệu của hai vị Phật này lại liên quan đến mặt trời hoặc các đặc tính của
ánh sáng?
Akira Sadakata trong Vũ trụ quan Phật giáo triết học & nguồn
gốc đã nhận định rằng, vào
thời kỳ đầu của Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng thờ
lửa
hay thờ thần Mặt trời phát triển cực thịnh.
Tín
niệm về Phật Tỳ-lô-giá-na và Phật A-di-đà cũng ra đời trong khoảng thời gian
này. Có thể trong bối cảnh lúc bấy giờ, niềm tin về thần Mặt trời đã phát triển
rất mạnh và ảnh hưởng cùng khắp trong đời sống xã hội. Quần chúng nhân dân có
đức tin về thần Mặt trời mãnh liệt, họ hướng về thần Mặt trời để cầu nguyện được
ban phước lành, tiêu trừ tật bệnh, đẩy lùi ma quỷ...,
cho nên việc Phật giáo trong giai đoạn này sử dụng danh hiệu của
các vị Phật có liên quan đến ánh sáng cũng là một cách để dễ dàng phổ hóa quần
chúng. Điều này cũng được thấy rõ trong lời nguyện của Phật A-di-đà trước khi
thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác:
設我得佛,光明有能限量,下至不照百千億那由他諸佛國者,不取正覺。設我得佛,十方無量不可思議諸佛世界眾生之類,蒙我光明觸其體者,身心柔軟超過人天;若不爾者,不取正覺.
(Khi con thành Phật, nếu ánh sáng còn có hạn lượng, chẳng chiếu đến trăm ngàn na-do-tha
cõi Phật con nguyện không thành chánh giác. Khi con thành Phật, nếu có vô lượng
các loại chúng sinh
ở khắp mười phương cõi Phật nào được ánh sáng của con chiếu đến, thân tâm liền
được nhu nhuyến vượt hơn cõi người, cõi trời.
Nếu không
được như vậy con nguyện không thành
chánh
giác).
Với lời nguyện như
trên, chúng ta có thể thấy tín niệm về ánh sáng có một sức mạnh rất lớn, chỉ cần
chúng sinh
nào thấy hay chạm vào ánh sáng liền được an lạc, khởi tâm làm điều lành và đặc
biệt là được sinh
về cõi nước an lạc.
Trong kinh Quán
Vô lượng
thọ
chúng ta cũng thấy các yếu tố liên quan đến mặt trời.
佛告韋提希:汝及眾生應當專心,繫念一處,想於西方。云何作想?凡作想者,一切眾生自非生盲,有目之徒,皆見日沒。當起想念,正坐西向,諦觀於日,令心堅住,專想不移。見日欲沒,狀如懸鼓。既見日已,閉目開目皆令明了。是為日想,名曰初觀作是觀者,名為正觀。若他觀者,名為邪觀.
(Đức
Phật bảo
Vi-đề-hi: Bà và chúng
sinh nên phải chuyên tâm buộc niệm một chỗ, tưởng nơi phương Tây. Tưởng niệm thế
nào? Tất cả chúng sinh, những người có mắt sáng mà chẳng phải là kẻ sanh manh
thì đều thấy mặt trời lặn cả. Phàm người tu tập quán tưởng nên phát khởi tưởng
niệm, ngồi quay thẳng hướng về phía Tây, quán kỹ chỗ mặt trời sắp lặn, khiến tâm
niệm trụ vững chuyên tưởng nhớ chẳng dời. Thấy mặt trời sắp lặn, dạng như mặt
trống đồng treo. Ðã thấy mặt trời rồi, nhắm mắt, mở mắt đều khiến phải sáng tỏ.
Ðây là Nhật tưởng, gọi là pháp quán ban đầu).
Nói tóm lại, thông
qua việc tìm hiểu về ý nghĩa danh hiệu của hai vị Phật này, chúng ta thấy được
danh hiệu ở hai vị Phật đều liên quan đến mặt trời hay
các đặc tính của ánh sáng mặt trời.
2.
Tính biến hóa cùng khắp
Mặc dù
Phật giáo Đại thừa
quan niệm có
nhiều vị Phật cùng tồn tại, thế nhưng hiếm có vị Phật nào được xem là pháp giới
thân như Phật Tỳ-lô-giá-na và Phật A-di-đà.
Ví dụ,
Phật Dược Sư dường
như chỉ nhắc đến ở thế giới Tịnh Lưu Ly, Phật Thích-ca ở
cõi
Ta-bà, Phật A-súc ở
thế giới Diệu Hỷ, Bồ-tát
Di-lặc cõi Tịnh
độ Đâu-suất...; riêng
Phật Tỳ-lô-giá-na và Phật A-di-đà lại có thể biến hóa cùng khắp.
Có thể nói pháp
thân của Phật Tỳ-lô-giá-na và Phật A-di-đà bao trùm cả vũ trụ. Hai vị này lấy
pháp giới làm thân, vũ trụ pháp giới tới đâu thì pháp thân Phật tới đó. Do vậy,
một vị được xưng tụng là Thanh tịnh pháp thân Tỳ-lô-giá-na Phật, một vị là Pháp
giới tạng thân A-di-đà Phật.
Kinh
Hoa nghiêm và kinh Phạm võng cho rằng vũ trụ này là do pháp thân
Tỳ-lô-giá-na hóa hiện ra, có tên gọi là Liên hoa đài tạng hay Hoa tạng thế giới.
Đây là một khái niệm bao quát nhất về vũ trụ quan Phật giáo
Đại
thừa. Trong đó, tam thiên đại thiên thế giới, kể cả thế giới Ta-bà cũng chỉ là
một phần rất nhỏ trong thế giới Liên hoa đài tạng này. Và
Đức
Phật Thích-ca Mâu-ni cũng là hóa thân do Tỳ-lô-giá-na Phật hiện ra.
“我化為千釋迦據千世界後就一葉世界,復有百億須彌山、百億日月、百億四天下、百億南閻浮提、百億菩薩釋迦坐百億菩提樹下”.
(Ta hóa thành nghìn vị Phật Thích-ca trong nghìn thế giới. Sau đó, một thế giới
lại có trăm ức núi Tu-di, trăm ức mặt trời, mặt trăng, trăm ức bốn châu thiên
hạ, trăm ức cõi Nam Diêm-phù-đề, trăm ức
Bồ-tát
Thích-ca ngồi dưới trăm ức cội bồ-đề).
佛身普遍諸大會,
充滿法界無窮盡...
寂靜解脫天人主,
十方無處不現前.
(Thân Phật phổ biến
các đại hội/
Đầy khắp pháp giới
không cùng tận,
Như Lai tịch tĩnh
bậc giải thoát/
Hiện khắp mười
phương không chỗ sót).
Tất cả thế giới hải
đều là do pháp thân Tỳ-lô-giá-na hóa hiện ra, thậm chí ngài có thể hóa hiện ra
ngàn vị Phật Thích-ca đang nói pháp ở cõi Nam Diêm-phù-đề. Tại sao
Đức
Phật Tỳ-lô-giá-na lại có năng lực siêu việt như vậy?
Về điều
này,
chúng ta nên đứng trên lập trường của Hoa nghiêm tông mà giải thích. Hoa nghiêm
tông cho
rằng vũ trụ pháp giới này là do duyên sinh, do vậy chủ trương pháp giới duyên
khởi. Tất cả mọi sự vật, sự việc trong thế giới này đều có tính liên đới với
nhau theo công thức do cái này có mặt cho nên cũng dẫn tới sự có mặt của cái
kia.
Nhưng tinh thần
duyên sinh ở Hoa nghiêm lại có sự đặc biệt hơn
khi cho rằng
pháp giới này là tịnh tâm duyên khởi chứ không phải do vọng tâm duyên khởi. Do
vậy, bản thể của thế giới vốn là thanh tịnh, hay nói cách khác thế giới này là
do chơn tâm thanh tịnh lưu xuất,
mà chơn tâm
thanh tịnh ấy cũng chính là Phật tánh và Phật tánh đó chính là tánh thanh tịnh
của Tỳ-lô-giá-na Phật. Do vậy mới nói tất cả thế giới này là do tánh biến hóa
cùng khắp của Phật Tỳ-lô-giá-na hóa hiện ra, điều này cũng
được giải
thích bằng Thập
huyền môn.
“Mười pháp môn
này nương tựa nhau tạo thành sự biểu hiện của thế giới lý tưởng và duyên khởi
luận như vậy được gọi là
Thập
huyền duyên khởi. Duyên khởi luận này được gọi khác, như ta đã thấy ở trên, là
Pháp giới duyên khởi. Duyên khởi ấy thật ra là
duy
tâm duyên khởi,
nghĩa là duy tâm thuần túy. Nhưng lý thuyết duyên khởi đặc biệt của tông này chỉ
cho sự tương y toàn diện, tương quan phổ quát, nhân và quả kết dệt lẫn nhau khắp
mọi nơi. Như thế từ khởi thủy nó tạo thành một thể toàn vẹn không có một sự thể
đơn độc cô lập nào cả. Tất cả mạn-đà-la bao quát và chu kỳ của làn sóng thường
hằng đều hoàn toàn rực sáng do đức đại bi Đại Nhật Như Lai”.
Như vậy,
Tỳ-lô-giá-na là Phật bản thể bất sanh bất diệt, là pháp giới thân biến nhất
thiết xứ tức
biến hóa cùng khắp không hạn lượng và ở trong tất cả mọi hiện hữu quanh ta:
“Tỳ-lô-giá-na là Phật pháp giới, thân của ngài thì lớn vô cùng và đời sống của
ngài thì dài vô tận... Tỳ-lô-giá-na là Đại Nhật Như Lai, mà ánh sáng của ngài
chiếu sáng vào khắp mọi nơi trong vũ trụ”.
Về tính biến hóa
cùng khắp của Phật A-di-đà, như phần ý nghĩa danh hiệu đã nói, sở dĩ gọi là Phật
A-di-đà vì ngài có hào quang vô lượng và thọ mạng vô lượng. Pháp thân của Phật
A-di-đà bao trùm cả không gian và thời gian. Không gian thì biểu hiện qua quang
minh vô lượng vô biên, thời gian thì biểu hiện qua thọ mạng vô cùng vô tận.
Trong kinh Quán
Vô lượng
thọ
ghi rằng: “諸佛如來是法界身,
遍入一切眾生心想中;是故汝等心想佛時,是心即是三十二相、八十隨形好。是心作佛,是心是佛”.
(Vì chư Phật Như Lai
là thân pháp giới vào khắp trong tâm tưởng của tất cả chúng sinh. Cho nên, lúc
tâm ngươi quán tưởng Phật, tâm ấy tức là ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp,
tâm ấy làm Phật, tâm ấy là Phật).
Qua đoạn kinh trên,
chúng ta thấy pháp thân Phật biến hóa cùng khắp pháp giới và khắp trong tâm
tưởng của chúng sinh.
Đoạn kinh đã truyền tải một thông điệp triết lý sâu sắc của Phật giáo
Đại
thừa, đặc biệt
là Tịnh độ tông. Với triết lý tức tâm tức Phật, niệm Phật thành Phật, Phật giáo
Đại
thừa đã đưa Đức
Phật trở lại thế gian và gần gũi với tất cả chúng sinh.
Đức Phật của Phật giáo
Đại
thừa đã không còn thuộc về phạm trù vật lý, bị giới hạn trong một thân thể sinh
học, mà Đức
Phật đã hóa thành tánh đức thiêng liêng và biểu hiện ở trong tất cả mọi người,
mọi loài. Chỉ cần trong tâm tưởng có Phật là ngay khi đó
Đức
Phật hiện diện. Chúng
ta nên hiểu tính biến hóa cùng khắp ở nghĩa này sẽ phù hợp hơn. Như Phật hoàng
Trần Nhân Tông trong Cư trần lạc đạo phú đã viết:
“Tịnh độ là lòng
trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương
Di-đà
là tánh sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực lạc”.
Nhìn chung, giữa
Phật Tỳ-lô-giá-na và Phật A-di-đà đều có tính biến hóa cùng khắp như nhau. Với
Phật Tỳ-lô-giá-na cũng gọi là Biến nhất thiết xứ hay Phật A-di-đà cũng được biết
đến với tôn xưng Pháp giới tạng thân. Về mặt ý nghĩa cơ bản thì Biến nhất thiết
xứ và Pháp giới tạng thân
đều
mang nội hàm ý nghĩa như nhau. Do vậy mới nói Tỳ-lô-giá-na dịch là khắp tất cả
chỗ. Khắp tất cả chỗ cũng là biểu hiện nghĩa Vô
lượng
thọ.
Xét theo nghĩa này thì hai vị Phật hoàn toàn giống nhau.
3.
Cõi nước
Kinh Hoa nghiêm
đã trình bày về cõi nước của Phật Tỳ-lô-giá-na vô cùng chi tiết,
và dường như
chưa có bản kinh nào trong Phật giáo trình bày về vũ trụ quan Phật giáo một cách
tường tận, cụ thể như kinh Hoa nghiêm.
Cõi nước của Phật
Tỳ-lô-giá-na có tên gọi là Hoa tạng thế giới hải hay Liên hoa đài tạng. Cõi nước
này được hình thành là do nhân địa tu tập và nguyện lực của Phật Tỳ-lô-giá-na từ
vô lượng kiếp tạo thành.
諸佛子!
此華藏莊嚴世界海,
是毘盧遮那如來往昔於世界海微塵數劫修菩薩行時,
一一劫中親近世界海微塵數佛,
一一佛所淨修世界海微塵數大願之所嚴淨.
(Chư Phật tử! Hoa tạng thế giới hải này
được nghiêm tịnh là do
Đức
Tỳ-lô-giá-na Như Lai thuở xưa lúc tu hạnh
Bồ-tát
trải qua thế giới hải vi trần số kiếp, trong mỗi kiếp gần gũi vi trần số Phật,
nơi mỗi Phật tu tập vô số đại nguyện thanh tịnh).
Hoa tạng thế giới
được miêu tả có nhiều lớp phong luân. Phong luân dưới cùng tên Bình đẳng trụ,
phong luân kế tiếp bên trên tên Xuất sanh chủng chủng bửu trang nghiêm...,
và phong luân trên cùng tên Thù thắng oai quang tạng. Đặc biệt trong số các
phong luân thì phong luân trên cùng có biển Hương thủy, trong biển này có một
hoa sen lớn tên Chủng chủng quang minh nhụy hương tràng và Hoa tạng thế giới nằm
bên trong đóa sen này.
諸佛子!彼須彌山微塵數風輪,
最在上者,
名:
殊勝威光藏,
能持普光摩尼莊嚴香水海;
此香水海有大蓮華,
名:
種種光明蘂香幢.
華藏莊嚴世界海,
住在其中,
四方均平,
清淨堅固
(Chư
Phật tử! Lần lượt đến Tu-di sơn vi trần số phong luân trên hết tên Thù thắng oai
quang tạng có thể nhiếp trì biển Hương thủy phổ quang ma-ni
trang nghiêm. Biển Hương thủy này có liên hoa lớn tên Chủng chủng quang minh
nhụy hương tràng. Hoa tạng thế giới hải trụ trong tràng đó, bốn bên bằng thẳng
thanh tịnh kiên cố).
Như vậy, cõi nước
của Phật Tỳ-lô-giá-na là một đóa sen nằm giữa biển Hương thủy. Đóa sen này có
nghìn cánh và trên mỗi cánh sen là một thế giới và mỗi thế giới đều có một vị
hóa Phật do Tỳ-lô-giá-na hóa hiện ra. Điều này cũng được ghi lại trong kinh
Phạm võng: “初捨凡夫成等正覺,
號為盧舍那,
住蓮花臺藏世界海其臺周遍有千葉,
一葉一世界為千世界”.
(Ban đầu Ta
xả bỏ phàm phu liền thành
chánh
giác, hiệu là Lô-xá-na trụ nơi biển thế giới Liên hoa đài tạng. Đài này chung
quanh có nghìn cánh, mỗi cánh là một thế giới, làm thành nghìn thế giới).
Thế giới Liên hoa
đài tạng này cũng được diễn tả như các thế giới Tịnh độ khác trong Phật giáo
Đại
thừa. Thế giới ấy hoàn toàn trong sạch, thơm tho, đất đai được làm từ thất bảo
trang nghiêm, cây báu, ao hồ, hoa trời, mưa pháp và dân chúng đều là các bậc
Thánh
giả.
香水分流無量色,
散諸華寶及栴檀,
眾蓮競發如衣布,
珍草羅生悉芬馥.
無量寶樹普莊嚴,
開華發蘂色熾然,
種種名衣在其內, 光雲四照常圓滿
無量無邊大菩薩,
執蓋焚香充法界.
(Hương
thủy chảy xen vô lượng sắc/
Rưới những
bửu hoa và chiên đàn
Hoa sen đua nở khắp
mọi nơi/
Cỏ thơm trải đất hương ngào ngạt.
Vô lượng cây báu
khắp trang nghiêm/
Hoa nở nhị đơm màu sáng rỡ.
Y phục xinh đẹp ở
trong đó/
Mây sáng bốn phương thường viên mãn.
Vô lượng vô biên
đại Bồ-tát/
Cầm lọng, thắp hương đầy pháp giới).
Hình ảnh về Hoa
tạng thế giới được hình thành từ một đóa hoa sen nổi lên trên mặt biển, có vẻ
đây là một mô-típ
khá quen thuộc trong vũ trụ quan tôn giáo Ấn Độ. Theo truyền thống Vệ-đà
thì Phạm thiên
cũng được sinh
ra từ một đóa hoa sen mọc trên rốn của
Thần
Vishnu. Phạm thiên
đã ngồi trên hoa sen và tạo lập nên thế giới. Điều này cũng khá tương đồng với
quan niệm Phật Tỳ-lô-giá-na tạo lập nên Hoa tạng thế giới, và thế giới ấy nằm
trong một đóa sen nổi lên trên mặt biển.
Về cõi nước của
Phật A-di-đà được giới thiệu ở phương
Tây,
cách thế giới Ta-bà mười muôn ức cõi Phật. Thế giới này được hình thành cũng do
nhân địa tu hành của Phật A-di-đà, tiền thân là
Tỳ-kheo
Pháp Tạng đã phát ra 48 lời nguyện trong khi tu hành để tạo nên cõi Tây phương
Cực-lạc. Điều này cũng giống như thế giới Liên hoa đài tạng do công đức và
nguyện lực tu hành của Phật Tỳ-lô-giá-na tạo nên.
Thế giới Cực lạc
của Phật A-di-đà cũng được diễn tả khá giống như cõi Liên hoa đài tạng. Trong
cõi ấy đất đai bằng phẳng, được làm từ thất bảo như vàng bạc, lưu ly, trân châu,
mã não...;
cây cối, chim muông diễn nói pháp màu và Thánh
chúng số nhiều vô lượng.
又舍利弗!
極樂國土有七寶池,
八功德水充滿其中,
池底純以金沙布地.
四邊階道,
金,
銀,
琉璃,
頗梨合成
上有樓閣,
亦以金,
銀,
琉璃,
頗梨,
車𤦲,
赤珠,
馬瑙而嚴飾之.
池中蓮花,
大如車輪,
青色青光,
黃色黃光,
赤色赤光,
白色白光,
微妙香潔.
(Xá-lợi-phất! Cõi nước Cực
lạc
có ao bằng bảy chất báu, trong ao đầy dẫy nước đủ tám công đức, đáy ao thuần
dùng cát vàng trải làm đất. Vàng bạc, lưu ly, pha lê hợp thành những thềm, đường
ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác, cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc,
lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não. Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe:
hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh
sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sánh trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch).
Điểm đặc biệt là
thế giới Cực lạc này được diễn tả giống như một hồ nước rộng có những đóa sen
nổi lên trên mặt nước (liên
trì) và chúng sinh
đều được sinh
ra từ hoa sen. Chi tiết này cũng khá giống với hình ảnh Hoa tạng thế giới được
bao bọc bởi biển Hương thủy. Có thể thấy hình ảnh hoa sen được xem như hình ảnh
chủ đạo của thế giới Cực lạc.
Trong phép tu của
người tu Tịnh độ, có một phép quán về hoa sen. Hành giả liên tục quán tưởng về
hình ảnh hoa sen, từ tổng thể đến chi tiết, từ bên ngoài vào sâu bên trong,
chuyên tâm nhất ý, dần dà hành giả sẽ đạt được tam muội và thấy Phật A-di-đà
cùng Tây phương Thánh
chúng và đặc biệt
khi lâm chung sẽ được vãng sinh.
佛告韋提希:
欲觀彼佛者,
當起想念於七寶地上作蓮花想,
令其蓮花一一葉作百寶色.
有八萬四千脈,
猶如天畫
一一脈有八萬四千光,
了了分明,
皆令得見.
(Phật bảo bà Vi-đề-hi: Muốn thấy
Đức
Phật kia cần nên khởi niệm quán tưởng,
ở trên mặt đất thất bảo tưởng
có hoa sen, trên mỗi mỗi cánh hoa tưởng màu bá bảo, có tám vạn bốn ngàn đường
gân dường như bức họa cõi trời, mỗi đường gân có tám vạn bốn ngàn ánh sáng tỏ rõ
rành rẽ đều được thấy cả).
Tóm lại, cõi nước
của Phật Tỳ-lô-giá-na và Phật A-di-đà có nhiều điểm tương đồng như đều từ nguyện
lực mà hình thành, các cõi nước đều liên quan đến hoa sen, các đặc điểm diễn tả
như đất đai, cây cối, ao hồ, nhân dân... đều giống nhau. Rất có thể, do sự giao
thoa qua lại giữa các truyền thồng Phật giáo với nhau, và sự ảnh hưởng giữa Phật
giáo với các tôn giáo
đương thời
với nhau, cho nên việc diễn tả các cảnh giới của chư Phật cũng rất giống nhau: “Thuyết
của Tịnh độ thì căn cứ vào luận Tịnh độ của ngài Thế Thân mà chủ trương rằng thế
giới Cực lạc của
Đức
Phật A-di-đà
tức là Liên hoa tạng thế giới. Còn thuyết của tông Đông mật ở Nhật Bản thì lấy
Tịnh độ của Báo thân Phật A-di-đà
làm thế giới Liên hoa tạng của thân Gia trì, lấy trú xứ của
pháp
thân Đại Nhật
Như lai làm thế giới Liên hoa tạng của thân Bản địa, lấy Hãn-lật-đà của chúng
sinh làm thế giới Liên hoa tạng của thân hành giả”.
Từ những phân tích
trên, phần nào chúng ta có thể thấy được sự tương quan mật thiết giữa hai vị
Phật này. Một vị là giáo chủ cõi Liên hoa đài tạng, một vị là giáo chủ cõi Cực
lạc cũng lại gắn liền với hình ảnh của hoa sen (liên
trì). Một vị với danh hiệu có ý nghĩa là Biến nhất thiết xứ,
và một vị là Pháp giới tạng thân. Một vị dịch nghĩa là Vô
lượng
quang
còn vị kia lại là Quang
minh
biến
chiếu.
Quả thực, sự tương quan này không hề nhỏ nếu không
muốn
nói là hoàn toàn
giống nhau.
Phật
Tỳ-lô-giá-na ở trong chẳng ở ngoài.
Chân thật
Tỳ-lô-giá-na, tự tánh tâm,
Trí pháp giới
thể tánh lìa hý luận phân biệt,
Bản tánh vô
minh, hằng thanh tịnh...
Phật A-di-đà ở
trong chẳng ở ngoài,
Chân thật
A-di-đà, trí diệu quan sát
Không tánh, đại
lạc, đồng hư không
Bản tánh tham
dục, hằng thanh tịnh.
Akira Sadakata, Vũ trụ quan Phật giáo triết học & nguồn gốc, Trần
Văn Duy dịch và chú thích (2020), NXB.Tri
Thức, Hà Nội, tr.225.
CBETA, T.12,
No.366,
p.347a26-29.
佛說阿彌陀經,
卷 1.
Thích
Quảng Độ (dịch), Phật
Quang
đại từ điển,
tập 1, NXB.Phương
Đông, 2014, tr.75.
CBETA, T.24,
No.1484,
tr.997c7-10,
梵網經,
卷 1.
CBETA, T.12,
No.365,
p.343a19-21,
佛說觀無量壽佛經.
Thích Thanh Từ, Hai quãng đời của
Sơ
tổ Trúc Lâm,
NXB.Tôn
Giáo, Hà Nội, 2002, tr.31.
Thích Đức Niệm, Tịnh độ
Đại
thừa tư tưởng luận,
NXB.Tôn
Giáo, Hà Nội, 2006, tr.35.
CBETA, T.24,
No.1484,
p.997c5-7,
梵網經,
卷 1.
CBETA, T.12,
No.366,
pp.346c16-347a5,
佛說阿彌陀經,
卷 1.
CBETA, T.12,
No.365,
p.342c22-26,
佛說觀無量壽佛經.
Thích Quảng Độ, Sđd,
tr.3168.
Lê
Mạnh Thát, Tuệ Sỹ (chủ biên), Phật điển phổ thông, Đường vào
tuệ giác Phật, NXB.Hồng
Đức, 2019, tr.240.