Kinh Phật Đã Nói Về Dân Chủ Từ Ngàn Năm Xưa? | Phan Tấn Hải
kinh phat
Chỉ vài ngày nữa, là Ngày Bầu Cử của Hoa Kỳ. Cử
tri Hoa Kỳ trong ngày 5 tháng 11/2024 sẽ bầu phiếu để chọn lên một tân
Tổng Thống, từ hai ứng cử viên của hai Đảng Cộng Hòa và Dân
Chủ với hai chính sách dị biệt nhau. Lựa
chọn này có thể sẽ định hình những chuyển
biến tương lai cho cả thế
giới khi cách nhìn của hai ứng cử viên, bà Kamala Harris và ông Donald
Trump, đã lộ rõ trái nghịch nhau hoàn
toàn về cuộc chiến ở Ukraine, trái nghịch nhau một phần về cuộc chiến
Trung Đông, xung
khắc nhau về cách kềm
chế Trung
Quốc, và về cam kết ở Biển Đông.
Đó là chưa nói tới trong lá phiếu cũng kèm theo các cuộc trưng cầu dân
ý về chính sách thuế, giáo
dục, tư pháp… tại các tiểu bang. Nghĩa là, năm 2025, nước Mỹ sẽ không
giống năm 2024, dù là bà Harris thắng cử, hay ông Trump lên
ngôi. Nơi đây, chúng
ta nêu câu hỏi, rằng từ rất là xa xưa, đã có những lựa
chọn dân
chủ nào chưa?
Thực tế, bầu cử trong hình
thức dân
chủ, tự
do và công
bằng ở Hoa Kỳ có lẽ chưa từng xảy ra ở đâu trong thời cổ
sử của nhân
loại. Vì ở Mỹ, lá phiếu các công dân có giá
trị bình
đẳng nhau, tuy sức
mạnh thực
tế có khác; thí
dụ, nếu bạn đang cư trú trong 7 tiểu bang chiến trường, lá phiếu của một cử
tri gốc Việt chắc
chắn có sức
mạnh hơn lá phiếu của một cử
tri gốc Việt ở California (nơi biết chắc rằng bà Harris sẽ thắng áp
đảo) và mạnh hơn lá phiếu của một cử
tri gốc Việt ở Texas (nơi Cộng Hòa ảnh
hưởng lớn). Nhưng rải rác, trong truyện cổ
tích Việt
Nam và thế
giới, và cả trong Kinh Phật, cũng có một số hình
thức phần nào gần như bầu cử dân
chủ, hoặc là trưng cầu dân
ý.
Nổi bật nhất trong
lịch sử dân tộc là Hội
nghị Diên Hồng, một hội
nghị được tổ chức năm 1284 tại kinh thành Thăng Long do Thượng hoàng Trần
Thánh Tông triệu họp các bô lão trong cả nước về trước thềm điện Diên Hồng để
trưng cầu dân
ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm
lược Việt
Nam lần thứ 2. Thực
tế, lòng dân là muốn chống quân phương Bắc, vì đã thoát được ngàn năm lệ
thuộc, nay không cớ gì phải chịu nô dịch lần nữa.
Đại Việt
sử ký toàn thư, bản kỷ toàn thư quyển 5, viết: "Thượng
hoàng triệu phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh
giặc. Các phụ lão đều nói "đánh", muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ
một cửa miệng."
Như thế, Hội
nghị Diên Hồng là cuộc trưng cầu dân
ý lớn nhất của dân tộc, để hỏi về chính sách, về cách đối
phó với quân Nguyên Mông, thể
hiện sự đồng thuận và tham
gia của người dân (các bô lão) về hướng đi của đất nước. Nhưng Hội
nghị không phải là một cuộc bầu cử dân
chủ vì không bầu chọn ai, cũng không phải trưng cầu dân
ý như chúng
ta hiểu theo khái niệm hiện
đại. Vì không có bỏ phiếu kín như thời nay. Nhà vua và triều đình lắng
nghe và tôn
trọng ý
kiến của các bô lão, thể
hiện tinh
thần hòa
hợp giữa vua và dân, dù quyết
định cuối
cùng vẫn thuộc về vua và triều đình. Người dân tin
tưởng và trao toàn quyền cho vua.
Chúng ta nhìn thấy một thực
tế trong
lịch sử nhân
loại rằng các vị vua minh
quân rất hiếm. Cứ ngay như chuyện Sơn Tinh và Thủy
Tinh là thấy rồi, hễ bị thất cử hay thua phiếu là giận
dữ, gầm
thét, gọi mưa, hú gió, gây bạo loạn, đưa binh tôm, tướng cá quậy phá.
Không biết là có cô Mỵ Nương nào trong sự thực lịch
sử đã từng bị quý ông chồng bạo
hành hay không, nhưng hiển
nhiên là tìm một người quân
tử, chính
trực, rất là hiếm.
Cốt truyện kể về một con heo rừng muốn làm vua. Heo rừng này nói
dối để cảm
thấy mình to lớn. Những lời
nói dối của heo rừng này lúc
đầu rất nhỏ nhặt. Khi trời mưa, heo rừng này nói rằng trời khô ráo. Heo
quá tự phụ đến nỗi nói rằng mình giỏi bất cứ việc gì. Và heo rừng này bắt nạt
những con thú khác để khiến mình cảm
thấy tốt.
Mặc dù những con vật khác nhìn thấu hành
vi vô
lý của con heo rừng, chúng vẫn im
lặng và không làm gì để ngăn
cản con heo rừng trở
thành vua. Khi đã nắm quyền, vua này đã ăn
cắp để làm đầy túi và gọi những con thú lương
thiện, trung
thực nhất là bọn gian
lận. Heo rừng này biến những thần dân trung
thành của mình chống
lại nhau cho
đến khi không con thú nào tin vào con thú nào nữa.... Đọc sơ như thế, là chúng
ta giựt
mình rồi. Xin nhắc lại, nơi đây không muốn nói chuyện thời nay. Thêm nữa,
truyện thiếu
nhi của Beard chủ yếu là những bài học về sự chính
trực, trung
thực, đáng
tin cậy và công
bằng. Và cho trẻ em thấy, nói
dối là điều không thể chấp
nhận được.
Dĩ nhiên, chúng
ta không hài
lòng với các vị vua bất tài và kém đức, nhưng vẫn
có những trường
hợp nhà vua biết “quay đầu là bờ” để lắng nghe các vị đại thần can
gián để chọn cách làm việc thực sự là vì dân. Trường
hợp này cũng nhiều. Như được kể trong Truyện Bổn Sanh thứ 396, về một
kiếp xa xưa của Đức
Phật. Truyện này do Đức
Phật kể khi ngự tại tu
viện Jetavana, về những lời
khuyên răn cần
thiết cho một vị vua.
Truyện rằng ngày xửa ngày
xưa, khi Quốc
Vương Brahmadatta đang trị vì ở Benares, Bồ
tát (tiền
thân của Phật) là cố
vấn của vua về những vấn
đề thế tục và tâm
linh. Nhà vua đã đi
theo con
đường tà
đạo, cai trị vương quốc của mình một cách bất chính và thu thập của
cải bằng cách áp
bức dân chúng. Bồ
tát muốn khuyên răn vua bằng chuyện ngụ ngôn. Lúc đó, phòng ngủ của nhà
vua chưa hoàn
thành và mái nhà chưa hoàn
thành: những thanh xà đỡ một đỉnh nhưng chỉ vừa mới được đặt vào đúng vị
trí. Nhà vua đã đi và vui
chơi trong công viên: khi về đến nhà, vua nhìn lên và thấy đỉnh tròn: vua
sợ nó sẽ đổ xuống mình, ông đi ra ngoài, rồi nhìn lên lần nữa, ông nghĩ "Đỉnh đó
nằm như thế nào? và các thanh xà
thế nào?" và hỏi ý Bồ
tát.
Bấy giờ, Bồ
tát nghĩ rằng bây giờ là lúc đưa ra một câu
chuyện ngụ ngôn để khuyên răn nhà vua, đọc một bài thơ, giải
thích rằng ba mươi thanh gỗ làm xà uốn cong, bằng gỗ sāra, đặt đều nhau,
bao quanh đỉnh, giữ chặt, được dựng thẳng và vững
chắc. Cũng y
như người khôn ngoan được bạn bè trung
thành bảo
vệ, được cố
vấn kiên
định và trong
sạch, như các xà nhà giữ cho đỉnh mái nhà an
toàn. Nhà vua tỉnh
ngộ, nghĩ rằng đỉnh nóc không đứng vững nếu
không được xà nhà giữ; nếu xà nhà gãy, đỉnh sẽ sụp đổ: và cũng vậy, một
vị vua tệ hại, không giữ được bạn bè và bộ trưởng, quân đội, và sẽ rơi khỏi quyền
lực của mình.
Câu chuyện thêm một số diễn
tiến nữa, và cuối
cùng, sau khi nghe
lời khuyên răn của Bồ
tát, nhà vua đã cai trị vương quốc của mình một cách chính
trực, và làm những việc
thiện, làm từ
thiện và những việc khác, phù
hợp luật
nhân quả để sẽ lên cõi
trời. Kể xong, Đức
Phật nói rằng nhà vua Brahmadatta là kiếp xa xưa của Ananda, và quan cận
thần cố
vấn đó chính là tiền
thân của Đức
Phật.
Tuy nhiên, chúng
ta thường thấy rằng, trong các cuộc tranh cử, hầu hết (nếu
không phải tất cả) các ứng cử viên đều nói
dối, không nhiều thì ít. Vấn
đề là, vua chúa thời
xưa thì không ai chất vấn, vì vua luôn luôn được miễn truy
tố, dù là lúc đó không hề có Tòa Tối
Cao nào và cũng không có Hiến
Pháp nào cho miễn
tố.
Do vậy, nhiệm
vụ nhà văn là phải đóng vai bước
ra can
gián. Như câu
chuyện về vị vua và chiếc áo mới trong chuyện cổ
tích nổi
tiếng của nhà văn người Đan Mạch Hans Christian Andersen. Ông là một
trong những nhà văn viết truyện cổ
tích nổi
tiếng nhất
thế giới, và câu
chuyện này được ông sáng
tác vào năm 1837. Câu
chuyện này đã được dịch ra nhiều ngôn
ngữ và được yêu thích bởi người đọc ở mọi lứa tuổi trên khắp thế
giới. Nó không chỉ là một câu
chuyện giải
trí mà còn mang nhiều ý
nghĩa sâu sắc về sự
thật, lòng
can đảm để nói lên sự
thật, và sự phù
phiếm của con
người.
Chuyện này kể về một vị vua rất thích những bộ quần áo đẹp. Hai kẻ
lừa đảo đã lợi
dụng điều này để lừa vua mặc một bộ quần áo hoàn
toàn vô hình, nhưng lại vô
cùng đắt tiền. Mọi
người xung
quanh đều giả
vờ thấy bộ quần áo đẹp để không bị cho là ngu
ngốc. Cuối
cùng, một thiếu
niên đã thật thà nói rằng vua đang không mặc gì cả, sexy 100%. Vị vua lúc
này mới nhận
ra mình đã bị lừa dối và những kẻ
lừa đảo đã bị trừng
phạt. Bài học cho thấy là, gần như luôn luôn có sự nguy hiểm của việc nói
dối và gần như luôn luôn có tầm quan trọng của sự
thật. Khi mọi
người xung
quanh đều nói
dối, rất khó để nhận
ra sự
thật.
Đó chính là nan
đề của tin giả, tức Fake News, hiện nay. Và trong mùa bầu cử nào cũng
thế, tin giả thường
trực xuất
hiện để chê đối
thủ và để khen phe ta.
Tuy nhiên, bi
thảm là có những người bị nói
dối liên
tục mà vẫn bênh vực kẻ nói
dối. Đúng vậy, rất nhiều người biết là mình bị nói
dối, nhưng vẫn liên
tục bênh vực kẻ nói
dối vì mình đã bị huấn luyện như thế.
Như truyện "The Liar" (Kẻ Nói
Dối) -- một truyện ngắn của nhà văn Henry James, lần đầu tiên xuất
hiện trên Tạp chí The Century Magazine ấn bản vào tháng 5–tháng 6 năm
1888, và rồi in dưới dạng sách vào năm sau (NXB Macmillan and Co., London).
Đây là câu
chuyện về tình
thế tiến
thoái lưỡng
nan của một chàng họa sĩ trẻ khi anh gặp lại người phụ
nữ mà anh đã từng yêu
thương, và nhận
ra rằng cô đã kết hôn với một người đàn ông có bản
chất đê tiện, không trung
thực. Lo
lắng rằng sự trong
trắng thơ mộng của cô đã bị ông chồng thô
bỉ vùi
dập... và anh họa sĩ đã bị sốc khi thấy rằng cô sẽ không bao giờ thừa
nhận bản
chất thô
bỉ của chồng cô.
Oliver Lyon, một họa sĩ tài
năng, đang trọ tại nhà của một nam tước lớn tuổi, Sir David, người mà anh
được thuê để vẽ chân
dung. Vào bữa tối anh đến, anh nhận
ra trong số những người ở đó có một người phụ
nữ mà anh đã từng yêu say
đắm. Anh đã không gặp nàng trong mười hai năm và biết rằng cô đã kết hôn.
Chồng cô là Đại tá Clement Capadose, một người quý
tộc thông
minh và đẹp trai, người mà nàng có vẻ rất yêu
thương, và Lyon, đã chấp
nhận rằng nàng như một điều gì đó không thể với cao tới được đối với anh.
Nhưng anh không cảm
thấy ghen tị chút nào, anh hài
lòng với hạnh
phúc lộ rõ của nàng.
Lúc đầu, anh ngưỡng mộ Đại tá, nhưng trong
suốt bữa tối, khi Đại tá này kể lại rất nhiều câu
chuyện khó tin mà họa sĩ Lyon không thể tin được, thì ý
kiến của họa sĩ về Đại tá kia đã thay đổi khá nhiều. Nhưng, họa sĩ giựt
mình trước những gì có vẻ là lời
nói dối trắng
trợn khi Đại tá kể cho anh về một sự việc gần
đây trong ngôi nhà, mà chủ nhà Arthur Ashmore, con trai của Sir David, giải
thích là hoàn
toàn sai sự
thật.
Sau đó, khi đang vẽ chân
dung Sir David, nam tước giải
thích với họa sĩ rằng Đại tá Capadose là một kẻ nói
dối bệnh
hoạn. Sir David giảm nhẹ bệnh nói
dối của Đại tá kia, nói rằng người nói
dối đó không có ý
định xấu, nhưng chỉ vì không thể đưa ra câu trả
lời thẳng
thắn, và không cưỡng nổi thói
quen nói
dối. Họa sĩ Lyon nhận
ra rằng vợ Đại tá cố
gắng che
chở ông chồng bằng cách không
lộ sự
thật các lời
nói dối của ông chồng, và thậm chí còn bao che, ủng
hộ những gì ông chồng biạ đặt. Chàng họa sĩ kinh
hoàng tự hỏi bản
chất của nàng đã bị tha hóa đến mức nào. Để tìm
hiểu xem nàng sẽ đi xa đến đâu để cứu
vãn tên
tuổi của ông chồng ưa nói
dối, họa sĩ Lyon dành nhiều thời
gian nhất có thể cho họ, đầu tiên là vẽ chân
dung cô con gái chín tuổi Amy của họ, và sau đó là vẽ chính ông Đại tá
ưa nói
dối đó.
Trong bức chân
dung, Lyon cố
gắng thể
hiện bản
chất gian
dối của Đại tá một cách trọn
vẹn, hy
vọng rằng nét vẽ có thể đánh
thức được ý
thức đạo đức của người mà họa sĩ từng yêu
thương. Họa sĩ cố
gắng gợi ý cho bà Capadose nói về tính
cách của ông chồng của nàng, nhưng nàng chỉ nói rằng bản
chất của ông chồng là cao quý, và hy
vọng rằng họa sĩ Lyon sẽ không thể
hiện nhiều hơn thế trong bức
tranh chân
dung. Để nắm bắt được tinh
thần của Đại tá nói
dối không ngừng đó một cách trọn
vẹn hơn, họa sĩ Lyon khuyến khích Đại tá nói
nhiều nhất có thể trong các buổi gặp, và họa sĩ được nghe đủ thứ giai
thoại bịa
đặt. Có lần, một cô người mẫu nghèo
khó, tên là Geraldine, đến xưởng vẽ để tìm việc. Họa sĩ Lyon bảo cô rời
đi, nhưng Đại tá Capadose đã nói
dối với họa sĩ rằng cô không phải là người mẫu, mà là một người phụ
nữ điên
khùng có mối
thù với Đại tá và đã theo
đuổi Đại tá trong nhiều năm.
Một lúc nào đó về sau, ông bà Đại tá Capadoses rời xưởng vẽ với bức chân
dung gần hoàn
thành. Họa sĩ Lyon cũng rời khỏi thị trấn, nhưng quay lại một lúc để xem bức
tranh còn dang
dở của mình, tình
cờ thấy rằng ông bà Capadoses đã đến phòng của anh mà không báo
trước. Khi đến nơi mà không ai để
ý, họa sĩ Lyon nhận
ra rằng vợ của Đại tá Capadose đã nhìn thấy trong bức
tranh những gì anh hy
vọng nàng sẽ thấy, bản
chất đê tiện của chồng nàng, và nàng xấu
hổ về ông chồng. Nàng gọi bức chân
dung là 'tàn nhẫn' nhưng nàng cố
gắng rời đi
trước khi chồng nàng, trong cơn tức giận, đã xé toạc bức
tranh. Họ rời đi mà không biết rằng họa sĩ Lyon đã nhìn thấy họ, và anh
cũng rời đi, sau khi nhìn thấy cô người mẫu Geraldine quanh nhà.
Họa sĩ Lyon đợi xem cặp vợ chồng Đại tá giải
thích sự việc như thế nào. Khi hai vợ chồng trở
về thị trấn ngay sau đó, họ hành động như thể
không có chuyện gì xảy ra và yêu
cầu họa sĩ bắt đầu vẽ lại. Khi họa sĩ Lyon kể cho họ nghe chuyện gì đã
xảy ra mà anh tình
cờ nhìn thấy, họ giả
vờ không biết và Đại tá Capadose, người này cũng gặp cô người mẫu
Geraldine vào ngày hôm đó, ngay
lập tức vu khống cô về hành động xé bức
tranh. Đây là giọt nước tràn ly đối với Lyon; mặc dù Sir David khẳng định
rằng Kẻ nói
dối kia sẽ không bao giờ làm hại bất kỳ ai, nhưng giờ đây Đại tá đã 'hy
sinh một người vô tội', và vợ Đại tá là đồng phạm trong hành
vi sai
trái này. Sau khi cho nàng một cơ hội cuối
cùng để thú
nhận về sự lừa dối và thừa
nhận rằng nàng chỉ che
chở chồng mình vì tình yêu, điều mà Lyon có thể dễ dàng tha
thứ, họa sĩ rời đi để nàng không phải chịu thêm đau
khổ nữa, nhận
xét rằng, "Nàng vẫn còn yêu Đại tá. Kẻ này đã huấn luyện nàng rất mực mê
cuồng."
Than ôi, tin giả, tin
vịt, Fake News có sức
mạnh kinh
hoàng như thế, biến những tâm
hồn thơ mộng trong
trắng thành những kẻ hung hăng biện
hộ cho Kẻ nói
dối.
Tuy nhiên, câu hỏi là, vào một thời rất là xa xưa, khi nhân
loại chưa có giấy mực để làm phiếu bầu, có chuyện gì xảy ra gần gần như
bầu cử dân
chủ hay không? Kinh Phật có một chỗ giải
thích rằng vào một thời rất xa xưa, cỡ vài chục ngàn năm về trước (cũng
có thể là, vài chục ngàn kiếp về trước), nhân
loại đã có bầu cử dân
chủ (hay, một phần dân
chủ) nhằm ổn định xã
hội. Bầu cử hình
thức rất là xa xưa đó, Kinh Phật gọi là, "được lựa
chọn bởi đại
chúng." Câu
chuyện ghi lời Đức
Phật trong Kinh DN 27, qua bản dịch của Thầy Minh
Châu, nói với người Bà
La Môn có tên là Vāsaṭṭha, trích như sau:
"Này Vāsaṭṭha, những loài hữu
tình ấy hội họp lại và than khóc.
— Này Tôn
giả, ác
pháp đã khởi lên giữa các loài hữu
tình, trong hình
thức lấy của không cho xuất
hiện, quở
trách xuất
hiện, nói láo xuất
hiện, hình phạt xuất
hiện. Chúng
ta hãy đề cử một người. Người ấy sẽ tức giận khi đáng phải tức giận,
khiển trách khi đáng phải khiển trách, hay tẩn
xuất khi đáng phải tẩn
xuất. Chúng
tôi sẽ dành cho Người một phần lúa của chúng
tôi.
- Xin vâng, các Tôn giả!
Này Vāsaṭṭha, vị
hữu tình này vâng
theo các vị
hữu tình kia, tức giận khi đáng tức giận, khiển trách khi đáng
khiển trách, tẩn
xuất khi đáng tẩn
xuất. Và các vị
hữu tình kia chia cho vị này một phần lúa.
Này Vāsaṭṭha, được lựa
chọn bởi đại
chúng, tức là Mahà-sammato. Danh từ Mahà-sammato là danh từ đầu tiên được
khởi lên. Này Vāsaṭṭha, “Vị chủ của ruộng vườn” tức là Khattiyà, là danh từ thứ
hai được khởi lên” Làm cho các người khác hoan
hỷ bởi Pháp”, tức là Rāja (vị vua). Rāja là danh từ thứ ba được khởi lên.
Này Vāsaṭṭha, như vậy là sự khởi lên nguồn gốc giới vức xã
hội của Khattiya theo danh từ truyền
thống cổ xưa." (1)
Trong Kinh Phật và các câu
chuyện Jataka (chuyện tiền
thân Đức
Phật), các khái niệm bầu cử dân
chủ trực tiếp không được đề cập như trong bối cảnh chính trị hiện
đại. Tuy
nhiên, một số kinh và chuyện Jataka có thể gián
tiếp thể
hiện các yếu
tố về sự lựa
chọn lãnh
đạo, tư
tưởng đồng thuận tập thể, và việc tôn
trọng ý
kiến chung, gần với nguyên tắc bầu cử dân
chủ.
Nơi đây, chúng
ta có thể dẫn ra Kinh
Đại Bát Niết Bàn (Mahāparinibbāna Sutta – DN 16), trong Tụng Phẩm I, khi Đức
Phật nói về sự quản trị của người Vajjī (dòng tộc Lichchavi ở thành
Vaishali). Người Vajjī là một ví dụ về một cộng
đồng có cách tổ chức xã
hội tương
đối dân
chủ vào thời đó. Họ có hội
đồng, thường
xuyên họp để thảo
luận về các vấn
đề chung, và quyền quyết
định được chia sẻ qua các buổi
họp tập thể.
Đức Phật đã khen ngợi sự tổ chức của người Vajjī và nói rằng chừng
nào người Vajjī vẫn còn thường
xuyên hội họp, tôn
trọng các quy
định chung và hành xử trong tinh
thần đồng thuận, họ sẽ tiếp
tục thịnh
vượng và không bị suy
tàn. Điều này có thể được coi là sự khuyến khích cho tinh
thần dân
chủ, vì cộng
đồng được tổ chức theo cách dựa
trên sự đồng thuận và tham
gia của các thành viên. Trích Kinh DN 16, bản dịch của Thầy Minh
Châu, như sau:
“- Này Ānanda, khi nào dân Vajjì thường
hay tụ
họp và tụ
họp đông đảo với
nhau, thời này Ānanda, dân Vajjì sẽ được cường
thịnh, không bị suy
giảm...
- Này Ānanda, khi nào nghe dân Vajjì tụ
họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong
niệm đoàn kết, này Ānanda dân Vajjì sẽ được cường
thịnh, không bị suy
giảm...
- Này Ānanda khi nào dân Vajjì,
không ban
hành những luật
lệ không được ban
hành, không hủy bỏ những luật
lệ đã được ban
hành, sống đúng với truyền
thống của dân Vajjì như đã ban
hành thuở xưa thời, này Ānanda, dân Vajjì sẽ được cường
thịnh, không bị suy
giảm...” (2)
Bây giờ, trở
về đời thường. Nếu bạn chưa bầu bằng thư, hãy nhớ đi bầu vào ngày 5 tháng
11/2024. Vào phòng phiếu, bạn hãy suy
nghĩ kỹ về lựa
chọn khi điền phiếu bầu, để tránh bầu nhằm Kẻ nói
dối. Nếu bạn đã bầu qua thư xong, hãy bình tỉnh ngồi nhà, xem truyền hình
để theo
dõi thế
sự. Chuyện gì xảy ra cũng đều là do nhân
duyên, phước
đức. Nếu chuyện xảy ra không như
ý của bạn, hãy nghĩ rằng, thôi thì chờ 4 năm sau nữa. Nếu chuyện xảy ra như
ý, hãy chờ xem những lời
hứa nào sẽ trở
thành hiện
thực. Không có gì để phiền
não.
GHI CHÚ:
(1) Kinh DN 27: https://suttacentral.net/dn27/vi/minh_chau
(2) Kinh DN 16: https://suttacentral.net/dn16/vi/minh_chau
TVHS