Thời gian như bóng câu qua cửa, ngỡ thoáng chốc mà sáng
rồi tối, ngày rồi qua tháng, tháng rồi qua năm, niên kỷ qua
thiên niên kỷ, tưởng như:
Không năm, không tháng, không ngày.
Thời gian là hạt
bụi bay vô
thường …
Những hạt
bụi vô
thường lặng thầm đến rồi đi, nhưng cũng trong lặng thầm,
vẫn ẩn hiện những dấu mốc thời
gian mà hạt
bụi khó phai
mờ với lịch
sử, với lòng người …
Một dấu mốc trong tháng 11 năm nay, cùng dấy lên trong lòng
những người từng được thọ nhận sự quan
tâm nhắc nhở, sự chỉ dạy, sự yêu
thương từ vị Thầy khả kính. Ngày 12 tháng 11 năm 2024, là
đúng một năm, từ ngày 12 tháng 10 năm Quý Mão, Hoà
Thượng thượng
Nguyên hạ Chứng, hiệu Tuệ Sỹ đã dời cõi tạm Ta-bà.
Hương án tưởng niệm Thầy được đặt tại chùa Phật Ân, huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai, nơi Thầy an
trú những ngày tháng cuối.
Dường như những ai đủ duyên tới thắp
nhang, đảnh
lễ trước di ảnh Thầy, lòng đều bồi
hồi rung
động trước ánh mắt dịu
dàng mà như nhìn suốt muôn sự, muôn nơi.
Bốn chữ “Thiên Lý Độc
Hành” trang trọng ghi trên di ảnh, toả xuống không
gian ngạt ngào hương sắc của những cặp câu đối ẩn hiện
bước chân thiên lý độc hành.
Một lần, được phước báu quỳ giữa không
gian đó, bỗng nhiên một, trong những cặp câu đối quanh
phòng chợt nhập
tâm, rồi ở lại trong tâm như đã được khắc ghi trên đá:
“Hỏi gió Trường Sơn,
mặc khách về đâu, Chỉ thấy trăng ngàn mơ huyễn thoại.
Gọi triều Đông
Hải, cô thuyền ẩn tích! Nào hay vết nhạn lẫn từng không”
Ôi, Trường Sơn uy vũ che
chở tinh
thần “năm mươi con theo cha lên núi” có thấy khách độc
hành đã về đâu? Trường Sơn chỉ thấy trăng ẩn hiện ảo
huyền !
Ôi, triều Đông
Hải muôn trùng sóng vỗ ôm ấp tinh
thần “năm mươi con theo mẹ xuống biển” có thấy bóng con
thuyền đơn lẻ nơi nao? ngoài vết chim nhạn vẫn hoà cùng không
gian!
Giòng giống Tiên
Rồng tiền
nhân tạo dựng từ thuở sơ
khai vẫn tiềm
ẩn sâu
xa, nên gió Trường Sơn không thấy mặc khách nhưng lại
bảo cho
biết là trăng còn đó, trăng chỉ ẩn hiện chứ có bao giờ
mất!
Triều Đông
Hải cũng lắc đầu, vì con thuyền đơn lẻ đã mất dấu, nhưng
lại nhắc cho rằng mất mà không mất đâu, vì như bóng chim nhạn,
tuy chỉ bay ngang nhưng vẫn đang hoà nhập vào không
gian.
Như ngọn nến được thắp lên, bóng tối tự lui tan, cho
niềm cảm
xúc trào dâng hai hàng lệ, không gì cầm giữ được! Đây là
những giòng lệ hạnh
phúc nên hãy cứ khóc! Cứ khóc đi! Khóc trong chan hoà ân
đức thọ nhận từ những bước thiên lý độc hành, lặng thầm
mà toả rạng hào
quang dẫn lối cho bao bước chân còn lao
đao trong đêm tối!
Khi xưa, do hoàn
cảnh giặc giã ở quê
nhà mà một chú điệu chùa Trang
Nghiêm, tỉnh Palsé , là gốc Việt
Nam, đã sinh
trưởng tại Lào. Ngoài công việc của các chú điệu là lau
chùi ban thờ, thỉnh chuông, quét lá … chú điệu thường chui dưới
bệ thờ
Phật để học kinh
điển. Chú tự sưu tra mà hiểu nghĩa từ kinh, luật, luận,
rồi ghi ghi, chép chép, lầm thầm học thuộc những bài chú từ
nguyên bản tiếng Phạn. Chú học tới quên ăn, quên ngủ khiến vị trụ
trì cảm
thương, đã bàn với quý Thầy ở Huế để chú được về quê
hương, hầu thuận
lợi hơn trong việc học. Đó là cơ
duyên chú điệu bé bỏng sinh Lào, trưởng Việt.
Tại Việt
Nam, chú được đưa ngay về Huế, nơi thời đó được coi là
cái nôi Phật
Giáo. Tại đây, chú được nhận Pháp
danh Nguyên Chứng. Từ đây, chú điệu Nguyên Chứng
như cá kình được thả về đại
dương, như chim phượng hoàng được tung cánh trên không
gian bao
la, như gió, như mây, thong
dong khắp mười
phương ba
cõi, và trí
tuệ siêu
việt toả sáng mênh mang. Với bản
chất độc
lập, chú đã một
mình rong ruổi qua những giải quê hương gấm vóc, từ quê
miền Trung rồi vào miền Nam, tới đâu thì tuỳ
thuận tuỳ
duyên tạm dừng am, miếu, xóm làng.
Trên con
đường tự học, chú rất kính ngưỡng và khâm phục ngài Tuệ
Trung Thượng Sỹ, đến mức chú đã xin phép bổn sư để có tên hiệu
là Tuệ Sỹ, lấy từ chữ đầu và chữ cuối tên vị thiền
sư danh
tiếng đời Trần.
Từ khi mang danh
hiệu này, chú không còn là chú điệu Nguyên Chứng năm xưa
nữa vì Thầy Tuệ Sỹ đã là ngôi sao sáng trên các Đại
Học Phật
Đường, phụ
trách những chương
trình gay
go về giáo
pháp như Triết
Học Tánh Không, Trung
Quán Luận, A
Tỳ Đạt Ma, Đại
Cương Thiền
Quán, rồi qua tư
tưởng triết
học Tây
Phương, Đông
Phương, văn
học Trung Hoa…v…v… và cả các bộ môn nghệ thuật như dương
cầm, vĩ cầm, đàn tranh, sáo trúc …. Thầy đều an
nhiên tự tìm
hiểu, nghiên
cứu tới đâu thì tự học tới đó! Vậy
mà, ở bất cứ bộ môn nào, Thầy đều khiến người thưởng
ngoạn sửng
sốt như một nghệ nhân chuyên nghiệp!
Phải
chăng Thầy đã:
Độc Hành từ khi còn là một chú điệu, chui dưới gầm ban thờ
Phật để tự học kinh điển?
Độc Hành ở tuổi thành
niên khi là giảng
sư các Đại
Học Phật
Đường, thầm lặng đến mức có giai
thoại khi Phật
Học Viện Hải
Đức ở Nha Trang báo tin với các tăng sinh là sẽ có một
vị giảng
sư mới trong niên khoá, mà buổi học đầu, Thầy đã đứng
trên bục giảng, tăng sinh vẫn ngơ ngác nhìn quanh, chờ vị giảng
sư!
Theo lời tâm sự của một tăng sinh năm xưa, mà nay là trụ
trì một ngôi chùa ở Nam Cali thì tăng sinh
không ngờ đó là vị giảng
sư mới vì Thầy còn quá trẻ, quá đơn
giản trong tấm áo nhật bình!
Độc Hành ở tuổi trung niên khi quê hương chìm trong oan nghiệt,
bất công, đoạ đầy! Thầy đã bị nhà cầm quyền bắt giam, vì tội “Âm
mưu lật đổ chính quyền” khi Thầy đã nói thay cho những người
không còn được quyền nói! Làm thay cho những người không còn
được quyền làm! Với trọng
tội bị kết
án như thế, Thầy đã phải nhận bản
án tử hình!
Độc Hành ở lời khẳng khái sau hơn mười lăm năm lao tù, với sự tranh
đấu quyết liệt của các cơ
quan nhân
quyền khắp thế
giới, những kẻ tước đoạt nhân
quyền của Thầy đã phải nhượng bộ. Họ vào nhà giam, đưa
Thầy bản văn xin khoan hồng đã soạn sẵn, bảo Thầy chỉ ký tên là
được thả ngay! Thầy đã mỉm
cười, lắc đầu: “Tôi
không có tội gì để phải xin khoan hồng!” Và Thầy quay
về phòng giam, tuyệt thực!
Thầy đã cúng
dường lên Đức
Thế Tôn bát cơm hiếm hoi nơi tù ngục, như lời trình tấu
nỗi đau
thương chốn thế
gian:
Phụng thử ngục tù
phạn
Cúng dường Tối
Thắng Tôn
Thế gian trường huyết hận
Bình bát lệ vô ngôn! (*)
Với tâm
từ bi mẫn ái, dù bao oan khiên ập xuống Thầy cũng không
hề oán
hận ai:
Tình chung không trả
thù người
Khuất thân cho trọn một
đời luân lưu! (*)
Kể sao cho hết những bước độc hành trên muôn dặm trường thiên lý
mà Thầy Tuệ Sỹ đã an
nhiên, thầm lặng đi qua …
Phải chăng chính sự an
nhiên, thầm lặng đó là sức
mạnh vô
song của khối nam châm, đã khai mở trí
huệ, đã thu hút, đã dẫn dắt và đã khiến những ai đủ duyên
thọ nhận, được là những Đoàn Đồng
Hành với bước Độc Hành
vi diệu của Thầy !
Lắng tâm
quán sát những bối cảnh xã
hội cận
đại mà nhận
diện Đoàn Đồng
Hành qua tinh
thần phẩm Tùng Địa Dũng
Xuất trong Kinh
Pháp Hoa để vững tin cất bước.
Nhìn xa
hơn thì sau thời công
phu, xả toạ
thiền, rồi thầm lặng thành
tâm, cơ may có thể thấy thấp
thoáng đường lên Yên
Tử, có một bóng người độc hành, vấp
ngã nhiều lần vẫn gượng đứng
dậy, cố bước nhanh hơn như bị thúc
đẩy bởi quyết
tâm nào trong lòng…Lên tới đỉnh núi, hai bàn chân người
ấy đã sưng vù và rớm máu nhưng vẻ mãn
nguyện hiện rõ trên gương mặt khi tiến vào thạch động. Đó
là vua Trần
Thái Tông âm thầm rời cung điện, lên núi Yên
Tử tìm thiền
sư Phù
Vân với ý
định đi tu. Thiền
sư đã khai thị cho nhà vua là “Phật ở trong Tâm”. Đất
nước còn đang cần Ngài, muôn
dân còn đang cần Ngài, chưa thể bỏ ngang trách
nhiệm mà lên núi ẩn tu được.
Nhà vua đã dời Yên
Tử với tín
tâm vững
chắc “Phật ở trong tâm” để trở
về làm một vị vua anh minh, nhân
hậu, đem lại thái
bình cho đất nước, thịnh
vượng cho muôn
dân. Khi những gì cần làm, đã làm, vua Trần
Thái Tông nhường ngôi ngay cho Thái
Tử rồi về rừng Vĩ Lâm, đất Hoa Lư, lập am Thái Vi, dốc
lòng tu
học.
Trang sử vàng son đời Trần có được chính là nhờ vị vua đầu tiên
đã biết đem trí
huệ Bát Nhã gieo hạt Bồ
Đề trong tâm kiên
cố, dựng nên cả một triều
đại huy hoàng, hưng pháp với những vị vua tâm
thành mộ
đạo; nhất là đời vua Trần
Nhân Tông đã khai sáng giòng Thiền Trúc
Lâm trên núi thiêng Yên
Tử, như nguồn suối vi
diệu chảy mênh mang bất tận đến ngày nay …
Xin muôn
vàn tạ
ơn những bước chân
Độc Hành từ ngàn xưa đến ngày nay đã toả sáng soi đường
cho bao bước nương theo, để được Đồng
Hành, kịp tránh nẻo hiểm nguy xấu ác mà bình
an đạo-lộ.
Riêng huynh
đệ chúng con, dù kẻ đang trời Đông hay trời Tây, người
đang hướng Nam hay nẻo Bắc, đều mong ngày giỗ kỵ Sư
Phụ được hội ngộ để cùng nhau thắp nén nhang thơm bái
vọng Sư
Phụ, cùng ôn những lời được dạy dỗ, cùng ngắm “trăng
ngàn mơ huyễn thoại”, cùng dõi nhìn “vết
nhạn lẫn tầng không” mà thẩm
thấu là Sư
Phụ chưa từng rời xa đàn con dại.
Tạ ơn Thầy chỉ dạy
Lượng cả tựa non cao
Đệ tử trí hạn hẹp
Đền đáp được là
bao!
Chỉ nguyện xin y giáo
Phụng hành trước như sau
Nương nguồn
Tuệ-Bất-Khả
Qua sông, một nhịp
cầu
Đệ tử Hạnh Chi
Khể thủ cẩn bái
(Hạ chí, Giáp Thìn niên 2024
Ngày dời Tào-Khê tịnh
thất, về Tịnh-Cư-Am)
(*) Thơ Thầy Tuệ Sỹ