Pháp Tu Cho Người Đơn Sơ | Nguyên Giác
phap tu cho
Pháp Tu Cho Người Đơn
Sơ |
Nguyên Giác
Bài này sẽ viết về một chủ
đề: cách tu nào đơn
giản nhất cho những người có tâm
hồn rất mực đơn
sơ. Thí
dụ, người chưa biết chữ, hoặc những người mới học buổi sáng và quên liền
vào buổi chiều, hoặc những người đã từng học thiên kinh vạn quyển nhưng bây giờ
bắt đầu lãng trí, thậm chí không còn nhớ tới nửa bài Tâm
Kinh. Câu hỏi là, pháp giải
thoát có thể truyền dạy như thế nào cho những người không hiểu, hoặc
không nhớ tận tường những khái niệm như
định, như huệ, như bát
nhã, và vân
vân.
Vâng, đơn
sơ. Độc
giả đang đọc những dòng chữ từ một người đang tự rơi vào cõi đơn
sơ, đã vài năm vào lứa tuổi xưa
nay hiếm, tự thấy sức
khỏe suy trầm và trí
nhớ mệt
mỏi, vừa mới đậu xe phía đông mà cứ nhớ là phải tìm xe ở phía tây. Người
viết dùng chữ “đơn sơ” là để tránh những chữ bất nhã, thí
dụ các chữ như “mau quên” hay là “khờ khạo” hay là “kém trí” và vân
vân. Thêm nữa, có rất nhiều người không còn đủ
sức khỏe để ngồi
thiền, hay phải quá bận rộn mưu sinh tới mức không thể tụng
kinh hay ngồi
thiền. Do vậy, cần tìm những pháp nào cực kỳ đơn
giản, đơn
sơ. Khi nói tới tám mươi bốn ngàn cửa pháp, không lẽ không có cửa cho
người đơn
sơ.
Khi nói tới pháp cho người đơn
sơ, người viết nghĩ ngay tới một trường
hợp trong Pháp
Cú. Trong Kinh
Pháp Cú Tích Truyện có kể về trường
hợp bài
Kệ 25, về một nhà
sư rất khờ, rất kém trí
nhớ, tên là Culapanthaka, người có tiền
kiếp từng chế
nhạo một nhà
sư là đần
độn, nên Culapanthaka sinh ra là một kẻ đần
độn trong kiếp hiện
tại. Thậm chí vào tăng
đoàn của Đức
Phật Thích
Ca rồi, học trong 4 tháng mà không thuộc nổi một bài
kệ. Một hôm, Đức
Phật đưa một mảnh vải sạch cho Culapanthaka và bảo vị sư chậm trí này
ngồi đó, dùng mảnh vải lau bụi, lặp lại lặp lại chữ "Rajoharanam," có nghĩa là
"tẩy sạch bất
tịnh." Rất nhanh, tấm vải trở nên dơ
bẩn. Nhìn thấy sự thay đổi của tấm vải, Culapanthaka nhận
ra bản
chất vô
thường của tất cả các pháp
hữu vi. Như thế, pháp này là quán vô
thường.
Tuyệt vời của pháp này là nhìn thấy sự chuyển
biến vô thường, tự
nhiên tâm
không còn chấp giữ cái gì là “ta” và “của ta” nữa, tức là, cũng chứng
ngộ vô
ngã. Khi nhìn các pháp
chỉ như đám
mây tụ và tán, đến rồi đi, khi thấy tập
khởi và tan rã của các pháp trong thân
tâm mình và người, tất nhiên sẽ không dính vào chút nào của tham
sân si mạn nghi. Và cũng sẽ không dính vào bất kỳ cái gì của hôm qua, hôm
nay (và dĩ
nhiên là cả ngày mai) bởi vì tất cả đều bị trận gió vô
thường thổi sạch hết.
Cái hay của pháp quán
sát vô
thường là không dính vào “thường” (thuyết vĩnh
cửu) hay “đoạn” (thuyết
hư vô). Bởi vì, nói ẩn
dụ theo Thiền
Tông Trung Hoa, người quán vô
thường sẽ thấy tâm mình y hệt như tánh sáng chiếu của gương
sáng, nơi đó hình
ảnh hiện
ra rồi biến mất, liên
tục tới rồi đi, liên
tục vô
thường như thế, nhưng tánh sáng chiếu của gương vẫn còn đó, bât kể ảnh có
tới hay ảnh đã đi. Nói là tánh sáng chiếu, nhưng cũng là tánh rỗng không của
gương tâm.
Nếu chỉ nói là hãy quán
sát vô
thường kiểu đơn
giản như thế, sẽ có một số người hỏi rằng Kinh nào dạy như thế. Nên thấy
rằng rất nhiều Kinh dạy quán
sát vô
thường, đa
số đều rất phức
tạp. Càng đọc nhiều, càng rối trí, càng khó nhớ. Trong đó, có lẽ đơn
giản nhất là Kinh SN 22.12, bản dịch của Thầy Minh
Châu trọn bản
kinh là:
“Như
vầy tôi nghe. Một thời Thế
Tôn ở Sāvatthi… Tại đấy… —Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường…, thọ là vô
thường…, tưởng là vô
thường … các hành là vô thường…, thức là vô
thường. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Đa
văn Thánh đệ
tử yếm
ly đối với sắc, yếm
ly đối với thọ, yếm
ly đối với tưởng, yếm
ly đối với các hành, yếm
ly đối với thức … Do yếm
ly, vị ấy ly
tham. Do ly
tham, vị ấy giải
thoát. Trong sự
giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết: “Sanh đã
tận, Phạm
hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng
thái này nữa”.” (1)
Một pháp cho người đơn
sơ tương
tự là “niệm vô
niệm.” Trong bản văn Phổ
khuyến toạ thiền nghi (Fukanzazengi) của Thiền
sư Đạo
Nguyên (Dogen) dài khoảng 2 hay 3 trang giấy, nói về pháp tu
Thiền Tào
Động, nhưng tóm
tắt có thể chỉ là vài chữ. Ngài Đạo
Nguyên viết: "Hãy niệm vô
niệm. Làm sao ngươi niệm vô niệm? Không nghĩ
ngợi tư lường. Điều này tự thân là nghệ thuật cốt tuỷ của tọa
thiền." (Bản Anh dịch của San Francisco Zen Center: Think
not-thinking. How do you think not-thinking? Non-thinking. This in itself is the
essential art of zazen.)
Lời dạy đó cũng là lời Lục
Tổ Huệ Năng dạy Thượng
Tọa Minh trong Kinh
Pháp Bảo Đàn. Cũng là lời dạy trong rất nhiều Kinh Nikaya và A
Hàm. Vô
niệm không có nghĩa là “mất ý thức” hay bị “trôi vào thất niệm” – nhưng vô
niệm trong Thiền
Tông là sự tỉnh
thức thường
trực và thấy rằng ý
thức của mình trong trụ vào đâu hết. Kinh Nikaya gọi là thức như tia
sáng mặt
trời rọi vào nhà và không nghiêng về các bức tường đông, tây, nam, bắc. Đức
Phật nói trong Kinh SN 12.64, về ý
nghĩa vô
niệm, nghĩa là “không có
thức an
trú”, theo bản dịch Thầy Minh
Châu, rằng:
"…có bốn loại đồ ăn đưa đến sự tồn
tại hay sự chấp
thủ tái
sanh của các loài hữu
tình hay các loài chúng
sanh. Thế nào là bốn? Đoàn
thực thô hoặc tế, xúc
thực là thứ hai, tư niệm
thực là thứ ba, thức
thực là thứ tư.
...[...] này các Tỷ-kheo, nếu đối
với đoàn
thực không có tham, không có hỷ, không có ái… Này các Tỷ-kheo, nếu đối
với xúc thực… Này các Tỷ-kheo, nếu đối với tư niệm thực… Này các Tỷ-kheo, nếu
đối với thức
thực, không có tham, không có hỷ, không có ái, thời không
có thức an
trú. Chỗ nào không có
thức an
trú, chỗ ấy không có danh
sắc sanh. Chỗ nào không có danh
sắc sanh, chỗ ấy không có các hành tăng
trưởng. Chỗ nào không có các hành tăng
trưởng, chỗ ấy không có hữu tái
sanh trong tương lai. Chỗ nào không có hữu tái
sanh trong tương lai, chỗ ấy không có sanh, già chết trong tương lai. Chỗ
nào không có sanh, già chết trong tương lai, Ta nói rằng chỗ ấy không có sầu,
không có khổ, không có não." (2)
Không có thức an
trú (như Kinh SN 12.64 vừa dẫn), hay vô
niệm (như ngài Huệ
Năng và Đạo
Nguyên dạy) là phiên bản khác của Kinh Bahiya Sutta (Ud 1.10) trong đó Đức
Phật dạy ngài Bahiya là “Hãy
để cái được thấy chỉ là cái được thấy, hãy để cái được nghe chỉ là cái được
nghe… thì là giải
thoát.” Đó chính là vô
niệm, không nghĩ thiện và cũng không nghĩ ác, không ưa và cũng không
ghét. Trong Thiền Việt
Nam được Thầy Thích Phước
Hậu ghi trong một bài thơ rằng Thầy đã quên hết ngàn vạn kinh
điển, và rồi “Chỉ nhớ trên đầu
một chữ Như.” Hay là, tâm của bạn sẽ không
nắm giữ bất kỳ một cái gì của cõi này. Thế là đủ.
Vô niệm trong ý
nghĩa đoạn tận thức chỉ có
nghĩa là thấy cái “thức hữu vi” tự biến mất theo duyên
khởi, để sẽ hiển
lộ cái tánh biết, cái thức vô
vi, cái không hình
tướng, cái vô
tận vô
biên vẫn bao trùm thế
giới này. Thiền
Tông ẩn
dụ rằng, thức sanh
diệt, hay tưởng sanh
diệt, hay niệm sanh
diệt, cũng như sóng sinh
khởi rồi biến mất, nhưng nước không hề biến mất, vì nước chính là “thức
không đặc tướng” vẫn không hề sanh
diệt. Trong Kinh DN 11, Đức
Phật nói về đoạn tận thức hữu
vi để giải
thoát, như sau, bản dịch của Thầy Minh
Châu:
“Này Tỷ-kheo, câu hỏi phải nói như
sau: “Chỗ nào mà địa
đại, thủy
đại, hỏa
đại, phong
đại, dài ngắn, tế, thô, tịnh, bất
tịnh không có chân đứng? Chỗ nào cả danh và sắc tiêu
diệt hoàn toàn?” và đây là câu trả
lời cho câu hỏi này:
“Thức là không thể thấy, vô
biên, biến thông hết thảy xứ. Ở đây, địa
đại, thủy
đại, hỏa
đại, phong
đại không có chân đứng. Ở đây, cũng vậy dài, ngắn, tế, thô, tịnh và bất
tịnh. Ở đây danh và sắc tiêu
diệt hoàn
toàn. Khi thức diệt, ở đây mọi thứ đều diệt tận”.
Thế Tôn thuyết như vậy. Kevaddha, cư
sĩ trẻ tuổi hoan
hỷ tín
thọ lời dạy của Thế
Tôn.” (3)
Tuy nhiên, nên thấy rằng, khi học Phật, cần
phải có nền tảng căn
bản nhất. Nền tảng căn
bản phải có trước khi thực
hành pháp phải là: phải tin vào Tam
Bảo (Phật, Pháp, Tăng), phải quy
y, phải thọ
giới, phải tin luật
nhân quả, phải tin rằng bố
thí sẽ đưa
tới quả lành. Nếu bạn chưa trọn lòng
tin vào luật
nhân quả, sẽ tới một lúc có thể rơi vào tà
kiến.
Để có thể tin vào luật
nhân quả, bạn nên đọc, nghiền
ngẫm kỹ Kinh MN 135, nơi đây chúng
ta chỉ
dẫn ra một phần, theo bản dịch của Thầy Minh
Châu:
“Nhưng ở đây, này Thanh niên, có
người đàn bà hay đàn ông, từ
bỏ sát
sanh, tránh xa sát
sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm
quý, có lòng
từ, sống thương
xót đến hạnh
phúc tất cả chúng
sanh và loài hữu
tình. Do nghiệp ấy, thành
đạt như vậy, thành
tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng
chung, người ấy được sanh vào thiện
thú, Thiên
giới, ở đời. Nếu sau khi thân hoại mạng
chung, người ấy không sanh vào thiện
thú, Thiên
giới, ở đời, nếu người ấy đi đến loài
Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy được trường
thọ. Con
đường ấy đưa đến trường
thọ, này Thanh niên, tức là từ
bỏ sát
sanh, tránh xa sát
sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm
quý, có lòng
từ, sống thương
xót đến hạnh
phúc tất cả chúng
sanh và loài hữu
tình....
... Nhưng ở đây, này Thanh niên, có
người đàn bà hay người đàn ông có bố
thí cho Sa-môn hay cho Bà-la-môn các đồ ăn
uống … ngọa
cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy … thiện
thú … nhiều tài
sản. Con
đường đưa đến nhiều tài
sản nhỏ … ngọa
cụ, nhà cửa, đèn đuốc.
... Nhưng ở đây, này Thanh niên, có
người đàn bà hay người đàn ông, sau khi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, có hỏi: “Thưa Tôn
giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất
thiện … lợi
ích, an
lạc lâu dài? Do nghiệp ấy … thiện
thú … đầy đủ trí
tuệ. Con
đường đưa đến đầy đủ trí
tuệ … lợi
ích, an
lạc lâu dài?” (4)
Trên đường tu, Đức
Phật khuyến tấn chúng
ta là hãy bố
thí. Thậm chí, cũng cần
phải bố
thí cho người phạm
giới, người phàm
phu, người theo ác
giới, vì bố
thí cho bất kỳ ai cũng đều có công
đức. Đặc
biệt, bạn có thể nói rằng bạn nghèo quá, không biết làm sao bố
thí, hay là bạn quá bận nên không vào chùa làm công
quả được. Không sao. Vậy
thì bạn ngồi làm thơ hay viết truyện về Phật
pháp gửi các nơi cũng là bố
thí pháp. Hay là bạn mỗi ngày tìm một đoạn Kinh, hay một bài
Kệ Kinh
Pháp Cú, rồi bạn phóng lên Facebook… cũng là bố
thí pháp, sẽ có vô
lượng công
đức.
Bạn hãy đọc
tụng, nghiền
ngẫm Kinh MN 142 (tương đương A
Hàm là Kinh MA 180) để thấy được bố
thí đem tới công
đức vô lượng. Bản dịch Thầy Minh
Châu trích như sau:
“Tại đây, này Ānanda, sau khi bố
thí cho các
loại bàng
sanh, cúng
dường này có hy
vọng đem lại trăm phần công
đức. Sau khi bố
thí cho những phàm
phu theo ác
giới, cúng
dường này có hy
vọng đem lại ngàn phần công
đức. Sau khi bố
thí cho các phàm
phu gìn
giữ giới
luật, cúng
dường này có hy
vọng đem lại trăm ngàn lần công
đức. Sau khi bố
thí cho các người ngoại
học đã ly
tham trong các dục
vọng, cúng
dường này có hy
vọng đem lại trăm ngàn ức lần công
đức. Sau khi bố
thí cho các vị trên con
đường chứng
quả Dự
lưu, cúng
dường này có hy
vọng đem lại vô
số vô
lượng công
đức. Còn nói gì đến những vị đã chứng
quả Dự lưu? Còn nói gì đến những vị trên con
đường chứng
quả Nhất lai? Còn nói gì đến những vị đã chứng
quả Nhất lai? Còn nói gì đến những vị trên con
đường chứng
quả Bất lai? Còn nói gì đến những vị đã chứng
quả Bất lai? Còn nói gì đến những vị trên con
đường chứng
quả A-la-hán? Còn nói gì đến những vị đã chứng
quả A-la-hán, đệ
tử Như Lai? Còn nói gì đến những vị Độc
Giác Phật? Còn nói gì đến các Như
Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác?” (5)
Tuy nhiên, câu hỏi là, nên bố
thí như thế nào. Kinh AN 5.148 ghi lời Đức
Phật dạy cách bố
thí, bản dịch Thầy Minh
Châu trích như sau:
“Bố
thí có lòng
tin, bố
thí có kính
trọng, bố
thí đúng thời, bố
thí với tâm
không gượng ép, bố
thí không làm thương
tổn mình và người...
...Và này các Tỷ-kheo, sau khi bố
thí không làm thương
tổn mình và người, chỗ nào, chỗ nào, quả dị
thục của sự bố
thí ấy đem lại kết quả: Người ấy được giàu
sang, đại
phú, tài
sản sung
mãn; và không một tai
nạn nào từ đâu đến, đến với tài
sản của người ấy, hoặc từ lửa, từ nước, từ vua, từ ăn
trộm, từ các người thù
địch hay từ các người thừa tự.” (6)
Bạn đừng nên nghĩ rằng bố
thí chỉ để cầu phước, không dính gì tới chuyện tu. Đừng nghĩ như thế.
Theo Phật
Giáo Đại
Thừa, bố
thí với tâm
quán sát tam
luân không
tịch (nhìn thấy người cho, người nhận, và cái được bố
thí đều là không), thì sẽ giải
thoát. Bên Tạng Pali cũng ghi rằng, bố
thí là một pháp tu, và nếu bố
thí đúng pháp thì sẽ đắc
quả A
Na Hàm (Bất
Lai, còn gọi là Bất
Hoàn). Bạn nên thực
hiện pháp
bố thí này hàng ngày, nếu
có thể, thí
dụ, khi đi làm, gặp một người ăn xin, bạn hãy cho họ một chút gì. Hay bất
cứ khi nào bước ngang qua một ngôi chùa, bạn hãy rút tờ giấy bạc đưa vào thùng
phước sương, với trong lòng không vướng bận lấn cấn gì hết. Bố
thí như thế cũng là tu. Xin mời bạn đọc kỹ Kinh AN 7.52 để thấy rằng,
người bố
thí sẽ đắc
quả Bất
lai, không trở
về cõi khổ này nữa. Kinh này, bản dịch của Thầy Minh
Châu, trích như sau:
“—Này Sàriputta, ở đây, ai bố
thí không với tâm cầu mong, bố
thí không với tâm trói
buộc, bố
thí không với mong cầu được chất
chứa, bố
thí không với ý
nghĩ: “Ta sẽ hưởng thọ cái này trong
đời sau”, bố
thí không với ý
nghĩ: “Lành thay, sự bố thí”, bố
thí không với ý
nghĩ: “Cái này đã được cho trong
đời quá
khứ, đã được tổ
tiên làm trong quá
khứ, ta không nên để truyền
thống gia
đình này bị bỏ quên”, bố
thí không với ý
nghĩ: “Ta nấu ăn, các người này không nấu ăn. Ta không xứng đáng là người
nấu ăn, lại không bố
thí cho người không nấu ăn”, bố
thí không với ý
nghĩ: “Như các vị ẩn
sĩ thời
xưa có những tế
đàn lớn như Atthaka, Vàmaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamataggi, Angìrasa,
Bhàradvàja, Vàsettha, Kassapa, Bhagu; cũng vậy, ta sẽ là người san sẻ các vật bố
thí này”, bố
thí không với ý
nghĩ: “Do ta bố
thí vật bố
thí này, tâm được tịnh
tín, hỷ
duyệt khởi lên”. Nhưng vị ấy bố
thí với ý
nghĩ để trang
nghiêm tâm, để trang bị tâm. Do vị ấy bố
thí như vậy, sau khi thân hoại mạng
chung, được sanh cộng trú với chư
Thiên ở Phạm
chúng thiên. Và khi vị ấy, nghiệp được đoạn tận, thần
lực ấy, danh
tiếng ấy, uy
quyền ấy được đoạn tận, vị ấy trở
thành vị Bất
lai, không trở lui trạng
thái này.” (7)
Đó là những pháp tu thích
nghi với những người có tâm
hồn đơn
sơ, hay những người không được học nhiều chữ
nghĩa, hay những người đã quên hầu hết những gì đã học và không còn nhớ
các khái niệm
căn bản
như định, như huệ, như vân
vân. Nơi đây, tâm
hồn đơn
sơ của bạn chỉ cần trọn lòng
tin vào Tam
Bảo, ráng sức giữ
giới nghiêm túc, tin sâu nhân
quả, thường
trực quán
sát vô
thường, thường
trực niệm vô
niệm, và hàng ngày hãy tu
đúng pháp
bố thí. Hãy đơn
sơ như thế. Đó là những gì môt người rất mực đời thường
có thể làm được. Đức
Phật nói, chỉ như thế, là đủ để chứng
quả Bất
lai.
GHI CHÚ:
(1) Kinh SN 22.12: https://suttacentral.net/sn22.12/vi/minh_chau
(2) Kinh SN 12.64: https://suttacentral.net/sn12.64/vi/minh_chau
(3) Kinh DN 11: https://suttacentral.net/dn11/vi/minh_chau
(4) Kinh MN 135: https://suttacentral.net/mn135/vi/minh_chau
(5) Kinh MN 142: https://suttacentral.net/mn142/vi/minh_chau
(6) Kinh AN 5.148: https://suttacentral.net/an5.148/vi/minh_chau
(7) Kinh AN 7.52: https://suttacentral.net/an7.52