Cuộc sống người tu
Cuộc sống người tu
Cuộc sống
người tu
Ajahn Lee Dhammadharo
- Tại sao Đức Phật trở nên
mệt mỏi với thế gian?
Bởi vì
Ngài đã tự hỏi mình,
"Khi chúng ta được sinh ra trên thế gian,
thế gian
phải cung
ứng
những gì thực sự thỏa mãn
cho ta? Bố mẹ? Bà con?
Người hầu? Bạn bè?
Tài sản?
Không có gì thực sự thỏa mãn
từ
bất kỳ
những điều này
cả. Nếu thế, tại sao
chúng ta phải chịu đựng việc ở lại thế gian
này? Đây là lý do tại sao
Ngài chọn cuộc
sống không nhà, để
Ngài
có thể tìm ra cách
giúp
chúng ta không phải tái sinh trở lại trên
thế gian
này.
- Khi xuất gia, chúng ta phải
tu tập phù hợp với các quy tắc
tu tập mà
Đức Phật đã đặt ra nếu chúng ta muốn sống
xứng đáng với
danh xưng là Con của
Đức Thích Ca.
Những đứa con thật sự
của Đức Phật là bốn nhóm đệ tử cao quý:
Nhập lưu, Nhất
lai, Bất lai và A-la-hán,
những người đã giải phóng tâm
khỏi phiền não và
chất chứa,
phù hợp với sức mạnh
của tâm.
Không nghi ngờ gì, đây chính
là thân
quyến thực sự của
đạo pháp,
những đứa con Phật xứng đáng
được
nhận tài sản thừa kế của
Ngài.
Ai cũng
có thể xuất gia -
nam, nữ,
người mới biết đạo,
bất cứ ai. Đó là sự xuất gia nội
tại.
Đối với các nhà sư
đã
cạo đầu và mặc
huỳnh y,
đó là sự
xuất gia hình thức. Những
ai có thể trải qua cả
hai:
xuất gia
nội tại và hình
thức, thì càng tốt.
-
Khi nào con có
được dục lạc, con nên
chuyển
biến để nó không làm hư
con.
Giống
như người bán trái cây trong
chợ. Khi thấy xoài
chín quá,
không
còn ăn được,
không giữ được qua đêm
hoặc bán
được trước khi chúng
hư, họ sẽ
gọt vỏ, cắt
nhỏ xoài
ra,
nấu thành mứt.
Như thế,
họ có thể giữ
mứt
trong một thời gian dài. Mứt
có vị ngon và có thể
bán với giá hời.
Đây được
coi là cách giữ cho trái chín không bị hư một cách
thông minh.
Tương tự, khi được
thỏa chí,
chúng ta không nên tự
mãn. Chúng ta nên lấy
sự thỏa chí
đó nghiền ngẫm
thành nỗi đau để có
thể khám phá ra niềm vui và hạnh phúc
nội tại, những
thứ không thay đổi,
chắc chắn,
vững
bền
và
đầy
giá trị. Chẳng hạn có những
nhà sư,
hay các chú Sa-di cảm thấy đã được các thí chủ chu cấp đầy đủ các nhu
cầu thiết yếu
trong
cuộc sống,
mà không cần phải làm
việc khổ
nhọc như người tại gia
- mang vác gánh nặng và trách
nhiệm,
khai khẩn các vùng
hoang dã,
chịu đựng
nắng,
mưa,
trong khi họ chỉ cần
"thu hoạch gạo nấu chín" và ăn
no.
Đây là
‘điểm cộng’
đi kèm với cuộc sống
xuất gia.
Nhưng nếu
các
nhà sư bị
dính
mắc
vào việc sở hữu
của cải vật chất
này - y
áo, thực
phẩm cúng dường, chỗ ở
và thuốc men - mà không cư xử đúng mực,
phù hợp với những hy sinh mà người khác đã thực hiện vì lợi ích của họ, thì họ
không thực sự là những người
tu. Họ
chỉ đang
lợi dụng các
thí chủ.
Vì vậy, khi
con
thấy rằng nhu cầu của
mình đã đầy đủ,
con nên mang cảm giác
thoải mái,
tự tại đó
mà
chuyển biến
nó thành nỗi đau, bằng
cách nỗ lực thực hành, hy sinh niềm vui mà
con
đang
cảm
nhận bằng cách thực hành
pháp tu đầu-đà (dhutaṅga)[1]
theo
gương của Bậc Đạo sư. Nhờ vậy, con
sẽ hiểu được nỗi đau,
sự căng thẳng
vốn là bản chất
của thân. Con nên
quán niệm
niềm vui mà
con
nhận được từ người khác để
nhận ra rằng không có gì lâu dài
trong đó.
Niềm vui
có bản chất lâu dài
chính là
thứ mà
con
tạo ra cho chính mình. Điều
này có nghĩa là
con
phải rèn luyện sự kiên nhẫn
và sức chịu đựng, đối mặt với sự căng thẳng và đau đớn
của thân.
Khi
con
có thể làm điều này, tâm sẽ
trở nên ổn định,
vững chắc,
và
mạnh
mẽ đến mức nó
sẽ
từng bước vươn lên các cấp độ
cao hơn. Cuối cùng,
con
sẽ nhận ra niềm vui và hạnh phúc thực sự mà Đức Phật gọi là
trạng thái
hạnh phúc cao
thượng
nhất.
- Bất cứ
con sống
nơi nào,
hãy
chăm sóc nó như nhà của
mình.
Bất cứ
con ngủ
nơi
đâu, hãy
chăm sóc nó như nhà của
mình.
Bất cứ
con ăn ở
nơi nào,
hãy
chăm sóc nó như nhà của
con. Như
thế, con có thể tìm thấy hạnh phúc
bất cứ nơi nào
con sống
và bất cứ nơi nào
con
đến.
- Mở to tai và mắt, để
con
có thể làm công việc
chăm sóc tu viện
thật kỹ lưỡng.
Mỗi người trong chúng ta nên có đôi mắt to,
thật
to. Khi
con sống trong
tu viện,
mắt con phải to như tu
viện, và đôi tai của
con
cũng vậy.
-
Những người
hay nghĩ
tốt về bản thân nhưng không
khéo
trong
ứng xử
là gánh nặng,
là phiền não, gây
chia rẽ ở
bất cứ nơi nào họ
sống.
Đó
là lý do tại sao người
khôn khéo
phải nhẹ nhàng, như
chân mèo: mềm mại,
mướt lông, giấu đi
móng vuốt
an toàn
cho đến khi thực sự cần
thiết.
Khi đi trên sàn nhà,
chúng
không tạo ra âm thanh
hoặc để lại bất kỳ dấu chân nào. Đối với kẻ
thiếu trí,
những người không biết cách cư xử, họ
bị cho là giống
như móng vuốt
bàn chân chó.
Nặng
nề.
Khi
chúng đi trên sàn nhà, móng
vuốt của chúng tạo ra tiếng ồn và bước chân của chúng để lại dấu vết.
-
Khi sống cùng nhau trong
chúng
như thế này, chắc chắn sẽ có
nhiều
đụng chạm khi chúng ta
tiếp xúc với nhau. Nếu so sánh, chúng ta
không khác gì một dàn nhạc
hòa tấu, bao gồm âm
thanh của
kèn,
âm thanh của cồng chiêng, âm thanh của
mộc cầm,
âm cao, âm thấp, âm bổng,
âm trầm. Nếu
âm thanh của
tất cả các nhạc cụ đều
giống
nhau, thì sẽ không có
gì thú vị khi nghe dàn nhạc
hòa âm. Tương tự, khi
nhiều người sống cùng nhau, chắc chắn sẽ có những âm thanh tốt và xấu phát sinh
trong nhóm. Vì vậy, mỗi người
chúng
ta phải
canh gác tâm mình.
Đừng để bản thân cảm thấy tức
bực
hoặc không thích những âm thanh
chói tai,
vì khi
tâm có nhiều điều
bực bội,
chắc chắn nó sẽ chuyển
sang sân
hận. Khi có nhiều sân
hận, tâm sẽ chuyển
sang ác ý. Khi có ác ý, chắc chắn sẽ dẫn đến những cuộc cãi vã,
bất mãn. Vì lý do này,
chúng ta nên
rải rộng thiện tâm đến các bậc trưởng thượng, đến
những người
thấp kém hơn ta,
và những người cùng cấp bậc với ta.
Khi người
thấp kém hơn ta
thể hiện thái độ
bất mãn
trong lời nói hoặc
hành động của họ, ta nên tha thứ cho họ. Khi chúng ta
có thể làm
thế là ta đã
đóng góp vào sự bình
yên, hòa
hợp trong chúng.
- Đừng quanh quẩn
trong chúng
nhiều hơn
cần thiết, nếu không
con
sẽ lãng phí thời gian
hành
thiền
của mình.
Sự nguy hiểm của việc kết
nối là: (1) Nếu hành
vi của
các con không cùng cấp
độ, sẽ làm phát sinh sự
bực mình;
(2) Nếu quan điểm của
các con
không phù hợp với nhau
sẽ đưa đến
tranh luận, làm phát
sinh uế
nhiễm.
Giống
như nước
chảy
nơi đất
không bằng
phẳng. Nước ở tầng cao
hơn khi
chảy xuống mức thấp
hơn sẽ
tạo ra tiếng gầm lớn. Nếu nước chảy dọc theo một mảnh đất bằng phẳng, dòng chảy
của nước hầu như không tạo ra âm thanh nào cả. Quanh quẩn
trong chúng khi
không cần thiết giống
như cơm
chan cà-ri:
rất mau thiu, ta
không thể giữ nó lâu.
Nếu cơm và cà-ri được giữ trong hai
đĩa
riêng biệt, chúng sẽ không bị
thiu
hỏng nhanh chóng. Khi
mỗi
người
tự
giữ
thân, sẽ
hiếm khi có vấn đề.
-
Làm người
xuất gia mà không
trải nghiệm việc
sống nơi hoang dã thì giống như biết vị cơm, chứ không biết vị
cà-ri.
Các vị
sư đi tìm nơi ẩn dật trong
rừng chắc chắn sẽ biết hương vị của
Pháp,
giống như người ăn cơm với
cà-ri. Hương vị chắc chắn sẽ rất khác. Lấy
con
gà làm ví dụ. Gà
rừng
rất khác với gà
đã
được thuần hóa.
Mắt gà rừng lanh
lợi, lông đuôi ngắn,
tiếng kêu
ngắn, đôi cánh khỏe.
Chúng
phải như vậy vì
chúng
luôn cần cảnh giác.
Còn gà đã thuần
hóa, lông đuôi dài, mắt chậm, cánh yếu và tiếng kêu dài.
Như thế, gà
thuần hóa sẽ dễ trở
thành con mồi cho
hổ báo. Điều này cho
thấy hương vị
cuộc
sống trong rừng và hương vị
cuộc
sống trong
thành thị
chắc chắn sẽ khác nhau. Đã có
lúc sư
bị chỉ trích vì đi
vào
rừng, nhưng
sư
chỉ
cười
thầm.
Họ nói sư
là hèn nhát, rằng
sư không thể
đối đầu
với mọi người,
nên sư chạy trốn
nơi khác. Vì vậy,
sư
giữ im lặng và cười
thầm cho
đến khi
sư phải lên tiếng,
nói
rằng: "Sống trong thành
phố thì ổn, thì tốt
rồi, nhưng không
cần có
bất kỳ
kỹ
năng đặc biệt nào. Tại sao?
Vì sư
chưa bao giờ thấy người dân
thị trấn
nào có thể tồn tại
một
thời gian trong rừng,
nhưng trong các thành
phố -
chưa kể
đến các nhà sư -
thì đầy chó,
và gà ở khắp nơi.
(ND: ý nói ai cũng có thể sống ở thành phố, kể cả chó, gà).
Diệu Liên Lý Thu
Linh dịch
Nguồn: The
Skill of Release - Teachings of Ajaan Lee Dhammadhar (Tỳ-kheo Thānissaro sưu
tập và dịch từ tiếng Thái sang tiếng Anh).