Không phải là có nhiều hay ít

Không phải là có nhiều hay ít Không phải là có nhiều hay ít

 

Có một vị vua rất đam mê về nghe và học đạo. Một ngày, ông nghe tin rằng tại khu rừng gần lâu đài của mình, có một vị đạo sĩ tu tập rất nghiêm túc và khổ hạnh. Vị đạo sĩ này chỉ chuyên tâm vào thiền tập, và không giữ bất kỳ một tài sản nào ngoài y bát của mình.

 

    Vị vua đi đến khu rừng và tìm gặp vị đạo sĩ. Hai người cùng ngồi đàm đạo với nhau rất sâu sắc và hoan hỷ.

 

    Trong khi họ đang nói chuyện, một đám cháy bốc lên từ xa ở một phía rừng. Người hầu cận chạy vào báo tin rằng lửa đang lan nhanh về phía lâu đài, và vua nên về gấp. Vị vua điềm tĩnh bảo người hầu cận hãy ra ngoài và đừng quan tâm, việc ấy không quan trọng. Và ông tiếp tục đàm đạo với vị đạo sĩ.

    Hai người tiếp tục trò chuyện, nhưng vị vua nhận thấy rằng vị đạo sĩ có vẻ lo lắng và bồn chồn. Ánh mắt của ông liên tục nhìn về phía lửa cháy. Thấy vậy, vua hỏi: "Ngài có việc gì khẩn cấp chăng? Tôi thấy ngài như cần phải đi đâu đó gấp?".

    Vị đạo sĩ đứng dậy, với giọng lo lắng nói, “Thật ra sáng nay tôi có giặt một bộ y của mình và phơi ngoài đó. Thấy lửa đang cháy về phía ấy, nên tôi lo lắng cho bộ y của mình!”

    Đức Phật dạy rằng nguyên nhân của khổ đau là do sự dính mắcattachment, chứ không phải vì ham muốn, desire. Và sự dính mắc hoàn toàn không hề phụ thuộc vào việc ta có nhiều hay ít!

    Chẳng hạn, khi ta cầm một cây bút trên tay, nó đâu có gì là nặng nề hay cồng kềnh. Nhưng nếu như ta cứ nắm chặt và dính mắc vào đó, thì rồi nó cũng sẽ trở thành một gánh nặng và chướng ngại. Và khi ta cho đó là của mình rồi thì khi đánh mất hay bị người khác lấy đi, nó sẽ phát sanh lên phiền não.

    Ham muốn chỉ đơn giản là mong muốn một cái gì đó, trong khi dính mắc là sự bám víu vào mong muốn đó. Nguyên nhân của khổ đau không phải do những gì ta muốn mà là bởi vì ta dính mắc.

    Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không bao giờ nên ham muốn bất cứ điều gì. Nó chỉ đơn giản có nghĩa là chúng ta không nên bám víu vào những ham muốn của mình. Với một thái độ buông xả, chúng ta có thể trải nghiệm những gì mình đang có, và thế giới này, một cách tự do hơn. Cho dù chúng có mất đi hay còn đó, ta vẫn có thể tìm thấy một sự bình yên và nhẹ nhàng trong giây phút hiện tại.

— Minh Tánh Nguyn Duy Nhiên


 
Chia sẻ: facebooktwittergoogle
Các bài viết khác