Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi với dòng thiền Liễu Quán ở phương Nam
thien su te nhon
Thiền
sư
Tế Nhơn Hữu Bùi
với dòng
thiền Liễu Quán
ở phương Nam
Thích Thánh Minh
I. Hoàn cảnh ra đời và vai trò của thiền
phái Liễu
Quán
1. Bối cảnh lịch sử đất phương Nam
Thông đạt lẽ trời đã mấy ai
Sấm đề tiên đoán việc đều hay.
"Hoành sơn nhất đái" dung con cháu
Hậu thế nhờ ơn cụ chỉ bày.
(Tứ tuyệt
hoài
cảm - Từ Xuân Lãnh)
Khi vua
Trung Tông Lê Duy Thuyên băng hà không có con kế vị, Trịnh Kiểm muốn lên ngôi
vua nhưng sợ hai người em vợ là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng là con của tướng
quân An thành hầu Nguyễn Kim tranh giành quyền lực với mình nên tìm cách giết
Nguyễn Uông đi. Nguyễn Hoàng lo sợ nên cho người tham vấn với Nguyễn Bỉnh Khiêm
là người thông thái Kinh Dịch và am
tường Phật học.
Vào
năm 1558, Trạng Trình
Nguyễn Bính
Khiêm đã truyền cho Nguyễn Hoàng
tám chữ ngắn gọn: “Hoành
sơn nhất đái,
vạn đại dung thân”.
Nhận được mật ngữ này
như nắm được chìa
khóa vàng mở cửa tương lai,
Đoan quận công Nguyễn Hoàng cùng họ hàng đã vượt Hoành Sơn để gầy dựng cơ nghiệp trên vùng đất mới, và về sau các chúa Nguyễn kế thừa đã cũng cố thế lực của mình ở đất phương Nam, đối lập với thế lực phương Bắc mà
lịch sử gọi là
Đàng Trong - Đàng Ngoài. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng là nhà lãnh đạo tài ba. Ông đã dung hòa ba nguồn tư tưởng lớn Thích, Đạo, Nho, và
cùng với tài
đức của mình,
đã cảm phục lòng
dân hai xứ Thuận-Quảng. Năm
1611, Chiêm Thành xâm lấn biên giới,
Nguyễn Hoàng sai đem quân đi đánh, lấy đất lập ra phủ Phú Yên.
Đầu thế kỷ XVII, chúa Sãi Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp. Năm 1623, chúa xin cho người Việt đến làm ăn ở Prey Kor (Sài Gòn) và gây dựng những cơ sở đầu tiên của chúa Nguyễn trên đất Nam Bộ.
Năm
1653, chúa
Hiền Nguyễn Phúc
Tần mở rộng đất đến Phan Rang,
đặt phủ Diên Khánh (Khánh Hòa). Chúa Hiền đã làm cho đời sống văn hóa tín ngưỡng phát triển mạnh và Phật giáo
trong thời kỳ này
cũng được khởi sắc.
Năm
1665, thiền phái Lâm Tế
đã
được Tổ sư Siêu Bạch Hoán Bích - Nguyên Thiều Thọ Tông truyền vào đất Phương Nam. Năm 1692, Minh Vương Nguyễn Phúc Chu dẹp loạn quân Chiêm Thành và sau
đó lập ra phủ Bình
Thuận. Đến năm 1697, thiền phái
Tào Động được Tổ
sư Đại Sán Thạch Liêm truyền vào
đất phương Nam.
Chúa
Võ Nguyễn Phúc
Khoát hoàn thành sứ mạng cuộc
Nam tiến vào năm 1757. Tròn
một thế kỷ rưỡi, toàn
bộ Nam Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp đã nhập vào Đàng Trong Đại Việt. Vào triều đại Nguyễn Phúc Khoát, thiền phái Liễu
Quán,
một dòng
thiền mới của Đại Việt xuất phát
từ chùa
Bảo Tịnh (Phú
Yên), chùa Viên Thông và Thiên Thai Thiền Tôn
(Huế), đã lan tỏa khắp xứ Đàng Trong. Chúa Võ
Vương Nguyễn Phúc
Khoát thường đến chùa
Viên Thông tham vấn Phật pháp với Thiền sư Liễu Quán ở trên núi nên ngọn núi có chùa Viên Thông được gọi là núi Ngự. Năm 1943, khi Tổ Liễu Quán viên tịch, chúa Võ Vương sắc làm bia ký ca ngợi đạo hạnh của Thiền sư, ban thuỵ hiệu là Chánh Giác Viên Ngộ Hòa thượng. Đến năm 1747, chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát cho trùng tu chùa Báo Quốc và ban cho chùa tấm biển chữ Hán “Sắc tứ Báo
Quốc tự”, bên trái có ghi hàng chữ “Quốc vương
từ tế đạo nhân ngự
đề”, bên phải có dòng lạc khoản “Cảnh Hưng bát niên hạ ngũ nguyệt cát nhật”. Ngoài ra còn có dấu chạm khắc hình bốn cái ấn, một cái triện tròn khắc chữ “Quốc chúa Nam Hà”. Trụ trì chùa thời gian này là Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi, một trong những cao đệ đắc pháp
của Tổ Liễu Quán.
2. Vai trò của thiền
phái Liễu
Quán ở đất
phương
Nam
Công
hạnh Thiền sư Thiệt Diệu Liễu Quán
được khắc ghi đậm nét
trên văn bia tháp ở chùa Thiền Tôn tại núi Thiên Thai Huế:
Lờ đờ nước chảy
Nguồn xa dòng dài
Đèn
tuệ mồi lữa
Đạo Tổ sáng hoài
Cháu
con vô số
Như voi như rồng
Núi báu bỗng
hiện
Tôn phong siêu lạ
Trí biện dung thông
Cơ
thiền nhạy bén
Hóa
duyên đã mãn
Ai
nấy tôn
phong
Bên
núi Thiên Thai
Dựng
tháp Vô Phùng
Pháp
thân hiển lộ
Ở giữa muôn trùng.
Năm Cảnh
Hưng thứ 9 (1748), tháng
Tư, ngày tốt, Trung Hoa, Phúc
Kiến, Huyện Ôn
Lăng, chùa Tang Liên, cháu trong đạo là Hòa thượng
Thiện Kế soạn. (HT.Thích
Thiện Siệu dịch nghĩa)
Sau
khi Tổ Thiệt Diệu Liễu Quán viên
tịch, dòng
thiền Liễu Quán đã được
thắp sáng bởi công hạnh của các đệ tử và pháp tôn, đã làm rực sáng Phật pháp nơi miền Nam đất Việt. Phật giáo đất phương Nam phát triển theo sự mở rộng bờ cõi của các chúa Nguyễn, từ Thuận Hóa vào Gia Định và đến mũi Cà Mau. Song song với việc đưa lưu dân đến khai khẩn đất đai, lập làng dựng ấp, mở rộng lãnh thổ, các đời chúa Nguyễn chọn Phật giáo làm chỗ dựa tinh thần để an dân trị quốc. Nhiều ngôi chùa được tạo dựng đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân như cầu an khi đau ốm, cầu siêu khi qua đời. Bom rơi, đạn nổ, đói khổ, đọa đày là những hình ảnh kinh hoàng trên khắp nẽo đường quê hương. Chư Tăng đóng
vai trò quan trọng trong việc
hướng dẫn đời sống tinh thần, an lạc xã tắc, điều hòa những dao động tâm thức của con người trước những thảm cảnh chiến tranh, và họ là những tu sĩ tiên phong rời kinh đô Phú Xuân, theo đường biển vào Nam, lập am hành đạo trên vùng đất Chân Lạp:
Vạn lý kinh đô biệt
Nhật ngộ đạo phi quân
Thiệp
thuỷ đăng sơn viễn
Tâm ấn phục Huỳnh Mai.
Ấn ảnh tùng trung khứ
Dạ nguyệt độc chinh nam
Lữ hành vô Phật
địa
Thiếu thất tỵ thời hồ.
(Văn bia Thiền
sư Nguyễn Đăng, chùa Bửu Hưng Đồng Tháp)
Khi
tìm hiểu về
Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn chấn hưng và đọc lại "Tuyển
tập Điều lệ - Quy chế - Hiến chương Phật giáo Việt Nam giai đoạn 1932-2000" do Trung tâm dịch
thuật Hán Nôm Huệ Quang ấn hành năm 2016, chúng ta thấy phần lớn những điều lệ
của các hội Phật học trong những năm chấn hưng Phật giáo là do những danh Tăng thuộc tông môn Liễu Quán biên soạn. Những vị này được đào tạo qua các trường Phật học Tây Thiên, Báo Quốc, Phật học
đường Nam Việt; và họ
biên soạn các điều lệ sao cho phù hợp với từng thời kỳ để cho dòng sinh hoạt Phật
giáo được thích ứng với xã hội nhưng không xa rời tôn chỉ và pháp môn tu học
của thiền phái Liễu Quán:
Đường lớn thực tại
Biển thể tính trong.
Nguồn
tâm thấm
khắp
Gốc đức vun trồng.
Giới định phước huệ
Thể dụng viên thông.
Quả
trí siêu việt
Hiểu thấu nên công.
Truyền
giữ lý mầu
Tuyên dương chính tông.
Hành
giải song song
Đạt ngộ chân không.
(Kệ truyền thừa thiền phái Liễu Quán - Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch)
Dòng
thiền Liễu Quán với
pháp môn tu tập thuần Việt, phù hợp với nhu cầu tâm linh của người Việt đã làm rạng
danh Phật giáo Ðàng Trong trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo; và ngày nay chư Tăng thuộc môn phong pháp phái Liễu Quán đang hành đạo
ở nhiều quốc gia trên thế giới, những nơi có người Việt định cư, đã tiếp tục thắp đuốc, trao đèn Chánh pháp để xiển dương Phật pháp.
II. Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi với
dòng thiền
Liễu Quán
1. Thiền
sư
Tế Nhơn Hữu Bùi
Thiền sư
Tế Nhơn Hữu Bùi là một
trong những đệ tử đắc pháp của Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán. Là người có công lớn trong việc khai sơn tạo tự hoằng truyền Phật pháp ở đất phương Nam, công hạnh của Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi được nhắc đến qua một số sử liệu như:
Thích song
Tổ ấn của Đại sư Tịnh Hạnh, Việt
Nam Phật giáo
sử luận của Nguyễn Lang, Phật
giáo
sử lược của Hòa thượng Mật Thể, Thiền
tông
thế
kỷ
20 của Thiền sư Thích Thanh Từ, Lịch sử
Phật giáo
Đàng Trong của Nguyễn Hiền
Đức. Hành
trạng của Thiền sư cũng được biết đến qua Chánh pháp nhãn tạng còn lưu truyền tại tổ đình Hội Phước Nha Trang, chùa Hội
Tôn Bình Dương,
và qua
long vị của ngài được thờ tại các ngôi chùa nổi tiếng như Báo Quốc, Bảo
Tịnh, Hồ Sơn ở miền Trung cũng như nhiều chùa khác ở
miền Nam. Tuy vậy những tư liệu liên quan đến ngài chưa được hệ thống mạch lạc và khảo cứu tường tận.
Theo tư liệu tại tổ đình Báo Quốc, vào năm Cảnh Hưng thứ
8 (1747), chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cung thỉnh Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi từ tổ đình Thuyền
Tôn ra làm trú trì chùa Báo Quốc trong đại lễ lạc thành.
Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi có rất nhiều thiện hữu tri thức xin xuất gia, trong đó có
những vị nổi danh như: Thiền sư Đại Triệt, Thiền sư Đại Trí Quảng Thông, Thiền sư Đại Nguyệt Linh Chiếu, Thiền sư Đại Quang Chí Thành Huệ Chiếu, Thiền sư Đại Bửu Ngọc Sâm chùa Vĩnh Quang, Đại Ngạn Từ Tấn
khai sơn Chùa Hội Khánh Bình Dương, v.v.
Năm
1752, Thiền sư Đại Triệt là vị đệ tử cuối được Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi
truyền kệ phú
pháp:
法 付 本 繼 宗
諸 相 總 是 空
法 法 亦 非 法
萬 法 在 其 中
Phiên
âm:
Pháp phú bổn
kế tôn
Chư tướng
tổng thị không
Pháp pháp diệc
phi pháp
Vạn
pháp tại
kỳ trung.
Tạm dịch:
Trao pháp
vốn nối tông
Các tướng
thảy đều không
Các pháp và phi pháp
Muôn pháp ở
bên trong.
Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi viên tịch vào ngày 11 tháng Chạp năm Quý Dậu (1753), được ban thụy hiệu là Giác Viên. Đồ chúng
lập tháp
trong khuôn viên phía trước
chùa,
bên cạnh tháp
của Thiền sư Tế Ân Lưu Quang. Văn ở bia tháp ngài như sau: “Cảnh Hưng thập tứ, tuế thứ Quý
Dậu lục nguyệt cát
đán lập. - Sắc tứ trùng
hưng Báo Quốc Hữu Bùi
Tế Công,
thụy Viên
Giác Lão Hòa thượng chi tháp.
- Tự pháp môn nhân cập trĩ đồ đồng tự”.
2. Chùa Báo Quốc nơi Tổ sư Liễu
Quán tu học và Thiền
sư Tế Nhơn Hữu Bùi thừa kế
Chùa tọa lạc trên đồi Hàm Long,
đường Báo Quốc, Phường Đúc, thành
phố Huế. Chùa Báo Quốc ban đầu có tên là Hàm Long Sơn Thiên Thọ Tự, do Thiền sư
Giác Phong dựng vào cuối thế kỷ XVII. Đây là di tích lịch sử nơi mà Tổ Liễu
Quán đến học đạo và ở lại trong 11 năm.
Đến năm 1747, Hiếu Võ Vương Nguyễn
Phúc Khoát cho trùng tu chùa và ban cho chùa tấm biển chữ Hán “Sắc tứ Báo Quốc tự”,
bên trái có ghi hàng chữ “Quốc vương từ tế đạo nhân ngự đề”, bên phải có
dòng lạc khoản “Cảnh Hưng bát niên hạ ngũ nguyệt cát nhật”. Ngoài ra còn
có dấu chạm khắc hình bốn cái ấn, một cái triện tròn khắc chữ “Quốc chúa
Nam Hà”. Hiếu Võ vương Nguyễn Phúc Khoát đã sắc chiếu cử Thiền sư Tế Nhơn Hữu
Bùi trụ trì chùa Báo Quốc.
Thời
Tây Sơn, chùa Báo Quốc bị chiếm dụng làm nhà kho chứa diêm tiêu. Mãi đến năm
1808, hoàng hậu Hiếu Hương chỉ đạo tái thiết lại ngôi chùa, đúc đại hồng chung,
xây tam quan, đổi tên chùa thành Hàm Long Thiên Thọ tự và Thiền sư Đạo Minh Phổ
Tịnh được mời về trụ trì.
Bước
sang triều Nguyễn, vua Minh Mạng đến thăm chùa vào năm 1824 và sắc tứ tên là
Báo Quốc tự. Năm 1858, nhà vua đã tổ chức đại giới đàn tại đây. Kế thế trụ trì tiếp
theo sau Thiền sư Đạo Minh Phổ Tịnh là các danh tăng như: Tánh Thiên Nhất Định,
Tánh Chiếu Nhất Niệm, Hải Thuận Lương Duyên, Thanh Nhãn Tâm Quảng. Tâm Truyền
và Tâm Khoang làm Tăng cang chùa Báo Quốc.
Vào năm 1917, khi J.A. Laborde đến khảo
sát để viết về chùa Báo Quốc còn thấy trong khuôn chùa có 19 ngôi tháp, mà ngôi
tháp Tổ Tế Nhơn oai
uy nghiêm nhất.
Tháp có 6 tầng, cao đến 4m70. J.A. Laborde không chép lại câu văn bia tháp bằng
chữ Hán mà chỉ nói là tháp của Hòa thượng Bùi Công húy Viên Giác, là người có công trùng hưng chùa Báo
Quốc. Nhưng L. Cadière đã có chép câu văn ở bia tháp Ngài như sau: “Cảnh
Hưng thập tứ, tuế thứ Quý Dậu lục nguyệt cát đán lập. - Sắc tứ trùng hưng Báo
Quốc Tự Phỉ công, thụy Viên Giác Lão Hòa thượng chi tháp. - Tự Pháp môn nhân
cập trĩ đồ đồng tự”. J.A. Laborde cho biết Tự Phỉ chùa Báo Quốc viết tên ngài là Hữu Phỉ.
L. Cadière ngờ rằng người ta ghi và đọc sai từ đầu. Ông cho rằng ngài chính là
Hữu Bùi và Bùi Công mới hợp lý. Bởi trong chữ Hán, hai chữ Phi và Bùi viết gần
tương tự, cho nên người ta có thể đọc và ghi nhầm! Giả thuyết của L. Cadière có
thể chấp nhận được, vì chính ngài Hữu Bùi được xem là vị Tổ đã trùng hưng chùa
Báo Quốc mà chúa Nguyễn Phúc Khoát là người ngoại hộ; cũng bởi đó mà tháp ngài
mới được xây cao lớn và uy nghiêm nhất trong số 19 tháp ở vườn chùa Báo Quốc
xưa. J.A. Laborde chỉ nói tháp được xây dựng bởi chư Tăng và môn đệ của Tổ, vào
năm Cảnh Hưng thứ 14 (1753).
Trong
phong trào chấn hưng Phật giáo vào những năm 1930, chùa Báo Quốc đã đóng vai trò quan trong về mặt đào tạo Tăng
tài cho Phật giáo. Năm 1935, Trường Sơ đẳng Phật học được mở tại chùa. Đến
năm 1940, Trường Cao đẳng Phật học cũng lại được mở tại đây. Theo cổng
thông tin điện tử Thừa Thiên Huế: “Năm 1948, An Nam Phật Học Hội dời Sơn môn
Phật học đường từ chùa Linh Quang về chùa Báo Quốc do Hòa thượng Thích Tịnh
Khiết, Tăng thống Giáo hội, làm giám
đốc. Người tiếp nối sự nghiệp giáo dục Tăng Ni và làm trụ trì chùa Báo Quốc là Hòa
thượng Thích Trí Thủ. Hòa thượng cũng là người lập ra trường Bồ Đề ở thành nội
năm 1952,
sau phát triển thành một hệ thống trường Bồ Đề khắp các tỉnh miền Trung và miền
Nam trước năm 1975. Ngày nay chùa Báo Quốc là nơi đặt Trường Trung cấp Phật học
Huế. Chùa còn giữ được Hàm Long sơn chí,
một tác phẩm của Điềm Tịnh cư sĩ bằng chữ Hán ghi lại lịch sử phát triển của
Phật giáo Thuận Hóa”.
3. Môn phong
của
Thiền sư
Tế Nhơn Hữu Bùi ở đất
Phương Nam
Vào
đời thứ 37, pháp phái của Tổ Tế Nhơn Hữu Bùi được hai Thiền sư Đại Quang Chí
Thành và Đại Nguyệt Linh Chiếu truyền vào Phú Yên. Đến đời thứ 39, ngài Tánh Thông Giác Ngộ, một Thiền
sư nổi danh chỉ ăn cây lá, mặc áo vỏ cây, cũng vào Phú Yên. Thiền sư Tánh Thông sau đó được vua Minh
Mạng và vua Thiệu Trị triệu về Huế để giảng pháp. Ngài có các đệ tử nổi danh như: Thiền sư Hải Hội Phổ Chất, Hải Lưu Mật Niệm, cả hai hoằng hóa tại Phú Yên; ngài Hải Lâm Bảo Kế
trở lại trú trì chùa Từ Lâm Huế,
nơi Tổ Liễu Quán đã thọ Tỳ kheo; Thiền
sư Hải Bình Bảo Tạng, Hải Chánh Bảo
Thanh, Bảo Chơn đã mở địa vực hoằng hóa từ Phú Yên vô tới Phan Rang,
Phan Rí, Đồng Nai, Bà Rịa, Biên Hòa. Vừa khai sơn, vừa trùng tu, các Đại sư
trong pháp phái đã xây dựng hàng chục ngôi chùa ở các tỉnh trên, làm cho dòng thiền Liễu Quán hưng thịnh ở miền Nam.
Thiền
sư Đại Quang Chí Thành Huệ Chiếu từ Phú Yên vào Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa
Vũng Tàu, Bình Dương và Tây Ninh để hoằng hóa, được chứng minh qua sử liệu của
chùa Hội Phước.
Chánh pháp nhãn tạng
viết ngày 4 tháng 10 năm Quý Mão (1903), hiện lưu giữ tại tổ đình Hội Phước ghi
như sau:
Tam Thập ngũ thế Thiên Thai Thiệt
Diệu Liễu Quán Hòa thượng.
Tam thập lục thế Tế Nhơn Hữu
Bùi Hòa thượng.
Tam thập thất thế Đại Quang Chí
Thành Hòa thượng.
Tam thập bát thế húy Đạo Ấm Quảng
Xứ Hòa thượng.
Tam thập cửu thế húy Tánh Như Phổ
Tế Hòa thượng...
Long Hòa tự tứ thập thế húy Hải Hội
thượng Chánh hạ Niệm Hòa thượng Phú chúc:
Lâm Tế chánh tông tứ thập nhất thế
húy Thanh Minh thượng Huệ hạ Châu Đại sư.
Như
vậy, Tổ Thanh Minh kế thừa chùa Hội Phước Nha Trang thuộc đời thứ 41, là đệ tử
đắc pháp của Hòa thượng Hải Hội Chánh Niệm, trú trì chùa Long Hòa ở Bà Rịa.
Căn cứ Sơ thảo lịch sử Phật giáo Bình Dương do Hòa thượng Thích Huệ Thông biên soạn và Chánh pháp nhãn tạng được lưu giữ tại tổ đình Hội Phước Nha Trang,
chúng ta có thể
khẳng định rằng Thiền sư Đạo Trung là đệ tử
đắc pháp với Thiền sư Đại Quang Chí Thành. Dựa vào phổ hệ truyền thừa đáng tin cậy đang lưu giữ
tại chùa Long Thọ Bình Dương chúng ta có thể đúc kết lại thiền phả truyền
thừa của Thiền sư Đạo Trung Thiện Hiếu, người khai sơn chùa Linh Sơn núi Bà Đen Tây Ninh, như sau:
Đời 35
Thiệt Diệu Liễu Quán - đời 36 Tế Nhơn Hữu Bùi - đời 37 Đại Quang Chí Thành -
đời 38 Đạo Trung Thiện Hiếu - đời 39
Tánh Hiền - đời 40 Hải Thiệp - đời 41 Thanh Thọ Phước Chí - đời 42
Trừng Tùng Chơn Thoại - đời 43 Tâm Hòa Chánh Khâm - đời
44 Nguyên Cơ Giác Phú...
Lưu ý: Năm
1744, chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát muốn tổ chức lãnh thổ Đàng Trong thành
một nước ngang hàng với Đàng Ngoài của vua Lê, chúa Trịnh nên đã cải tổ hành
chánh và phát động phong trào di cư vào vùng đất mới là lưu vực sông Cửu Long
và sông Đồng Nai. Hòa thượng Đại Quang Chí Thành cùng một số Tăng sĩ đã dong
buồm vượt biển theo dân di cư vào vùng đất Phương Nam để hoằng truyền Phật pháp.
Họ đã độ được nhiều đệ tử nổi danh và cả những pháp tôn tiếp nối ngọn đèn pháp,
trong số đó có Thiền sư Đạo Trung Thiện Hiếu, còn gọi là "Tổ Đĩa", đã khai sơn và trùng hưng 7 ngôi chùa: chùa Linh Sơn (núi Bà Đen
Tây Ninh), chùa Hội Lâm (Hóc Môn), chùa Bến Chùa (Hóc Môn), chùa Long Hưng (Thủ
Dầu Một), chùa Hội Khánh (Thủ Dầu Một), chùa Hội Sơn (Thủ Đức), chùa Bửu An
(Bến Gỗ Biên Hòa).
Thiền
sư Đạo Trung Thiện Hiếu được ghi nhớ là người có công hộ quốc an dân trong
phong trào Nam tiến mở rộng đất đai vùng đất Bình Dương, Sông Bé, Tây Ninh. Vì giúp dân vùng bưng đĩa canh tác nên ngài được
dân chúng gọi là Tổ Đĩa. Ngày 20 tháng 12 năm Kỷ Mùi (1800), Thiền sư
Đạo Trung Thiện Hiếu viên tịch tại chùa Hưng Long. Sau khi trà tì còn lại ngón
tay trong tro tàn. Môn đồ tứ chúng lập tháp thờ ngài trong khuông viên
chùa.
Trong sách Đại Nam nhất
thống chí có ghi: Tăng Ngộ tên là Nguyễn Chất người huyện Phước Lộc, phủ
Tân An, tỉnh Gia Định. Năm 1806, Nguyễn Ngọc Ngộ phát nguyện xuất gia
nhưng cha mẹ không cho, cha của ngài còn bảo: “Ta nghe nói, Đức Phật là
nhất thiết hư không, không có vật gì dính ở thân mình. Con muốn bỏ
trần theo Phật thì hãy xuống bếp lấy tay cầm than lửa đem lên đây cho cha hút
thuốc, cha mới tin là con có chân tâm phụng Phật”. Nghe cha nói vậy, ngài
xuống bếp lấy than lửa bỏ trên bàn tay mang lên, than cháy bỏng cả lòng bàn
tay. Người cha cảm động, thấy ý chí mãnh liệt của con, đành phải cho con xuất
gia đầu Phật.
Ngài xuất gia ở chùa Vĩnh Quang, được ban pháp danh là Tánh
Thành, dưới sự dẫn dắt của hai bậc cao tăng đương thời là Hòa thượng Đạo Huệ Huyền
Quảng và Đạo Tứ Quảng Thanh. Không những
tu hành hết sức tinh tấn, ngài Tánh Thành đã phát tâm làm một con đường từ Đông sang Tây dài ở trong
làng bị bùn lầy, cây cối rậm rạp để người dân đi được thuận tiện, an toàn.
Vào năm 1820, trong vùng Long An phát bệnh đậu mùa khiến nhiều
người chết. Cảm thương trước đại nạn, Thiền sư Tánh Thành Viên Ngộ lập đàn
cầu kinh tiêu tai, giải ách, phát khởi mật nguyện chung thân tịnh cốc (không ăn
suốt đời) để cầu cho đại dịch tiêu tan, cầu cho quanh vùng được bình an, và quả
nhiên linh ứng nhiệm mầu.
Đến năm Bính Ngọ (1846), Thiền sư Tánh Thành viên tịch.
Người dân trong vùng cảm mến đức hạnh và công lao của ngài nên xây tháp thờ
trong khuôn viên chùa Tôn Thạnh. Thiền sư Tánh Thành Viên Ngộ thuộc thiền phái Lâm Tế, chi phái Liễu Quán
đời thứ 39 với phả
hệ như sau: Đời thứ 35 Tổ Thiệt Diệu Liễu Quán
- đời 36 Tế Nhơn Hữu Bùi - đời 37 Đại
Bửu Ngọc Sâm - đời 38 Đạo Tứ Quảng Thanh -
đời 39 Tánh Thành Viên Ngộ.
Sự truyền
thừa thiền phái Liễu
Quán
đã hòa quyện cùng với thiền phái Trúc Lâm, thiền phái Nguyên Thiều và thiền phái Chúc Thánh, tất cả đã làm cho Thiền tông Lâm Tế phát triển mạnh và lan tỏa khắp xứ Đàng Trong, và ngày nay lan truyền ra nhiều quốc gia trên
thế giới nơi
có người Việt định cư sinh sống.
Tạp chí Khoa học - Đại học Huế (tập 72A, số 3, năm 2012) đã có lời nhận xét: “Thiền sư Liễu Quán
đã trở thành
người có
công trong việc đưa Phật giáo
xích gần thêm
với văn hóa
dân tộc, đặc biệt là
ở lĩnh vực tín ngưỡng dân gian, góp phần quan trọng trong việc chấn hưng Phật giáo
ở thế kỷ XVIII. Sự nghiệp của ông
đã có ảnh hưởng rất sâu
rộng trong quá
trình phát triển của Phật giáo
Việt Nam từ đó
đến nay.”
Đạo hạnh
và
đạo nghiệp của các đệ tử cùng các pháp tôn trong tông môn Liễu Quán đã tỏa sáng, làm lợi ích
cho nhiều thế hệ. Thiền phái Liễu Quán đã có sức sống mạnh mẽ, vững vàng không chỉ vì tôn chỉ, phương pháp thiết thực mà điều quan trọng là luôn hướng về dân tộc, đưa Phật giáo gần lại với con người Việt Nam, hòa
vào văn hóa chung của dân
tộc.