Mùa xuân: Đánh thức tiềm lực
mua xuan a
Mùa
xuân: Đánh thức tiềm lực
Xuân
làm ta trẻ lại với niềm tin kiên định và tinh tấn
Cố
cư sĩ Tống Hồ Cầm, mất khi ngoài trăm tuổi, từng viết: “Mỗi lần xuân, đời tôi lại
bắt đầu/ Lòng trẻ ấm nhờ xuân hồng đem tới”. Vậy thì mùa xuân khiến tâm hồn chúng
ta, bạn và tôi, như trẻ lại. Hãy dạy tuổi trẻ biết trân quý thời gian vì chẳng
ai có lại hai lần tuổi thanh xuân. Như Xuân Diệu từng nói:
Nói làm chi rằng xuân vẫn
tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai
lần thắm lại.
Còn
theo Bùi Giáng thì:
Ngày vui đến lòng đã
vơi mấy bận
Ngày vui đi mấy bận giữa
lòng ta
Đổ lây lất mưa về xuân
lấm tấm
Ôi thiều quang tan biến
vội sao mà.
Tất
cả sẽ qua nhanh theo thời gian vụt biến, nhưng cái còn lại là những gì chúng ta
làm được trong những năm tháng tuổi đời còn trẻ, mùa xuân còn ngự trị trên đôi vai
và sức sống còn nồng nàn trong mắt.
Đánh
thức tiềm lực
Mùa
xuân là lúc tổng kết một năm, nhìn lại chặng đường đã qua với bao thành công và
cả thất bại, khó khăn để vạch ra con đường của ngày mai, tiến về phía trước. Mùa
xuân sau những tháng lạnh lẽo của mùa đông là lúc chúng ta phải đánh thức tiềm
lực.
Trong
bài thơ “Đánh thức tiềm lực” (mà mấy năm trước đây đã có lần được lấy làm đề
thi THPT), Nguyễn Duy đã viết:
Hãy thức dậy, đất đai!
cho áo em tôi không còn
vá vai
cho phần gạo mỗi nhà
không còn thay bằng ngô, khoai, sắn...
xin bắt đầu từ cơm no,
áo ấm
rồi thì đi xa hơn - đẹp,
và giàu, và sung sướng hơn.
Chúng
ta đang đối diện với nhiều thử thách và khó khăn nhưng còn đó tiềm lực kinh tế.
Cân đối ngân sách từ đầu năm đến nay vẫn bội thu mặc dù ghi nhận bội chi trong những
tháng cuối năm. Trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát
trong tầm kiểm soát, các chi tiêu cân đối lớn được đảm bảo; chính sách tiền tệ,
tài khóa điều hành chủ động, linh hoạt và hiệu quả; môi trường đầu tư kinh
doanh cải thiện tích cực; an sinh xã hội được đảm bảo, góp phần phục hồi và
phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng
doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi nhanh ở cả ba khu vực kinh
tế. Trong 9 tháng năm 2022, GDP tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng chỉ
số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đến cuối tháng 11 giảm 41,18%
so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
tháng 11 giảm 13,53% so cùng kỳ. Lũy kế 11 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt khoảng 60 nghìn tỷ đồng, tăng 13,91%
so với cùng kỳ năm trước. Có nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế quý 4 đang chững lại
và sụt giảm ở một số mặt, dự báo nhiều khó khăn cho năm 2023. Một số vụ án
trong lĩnh vực phát hành trái phiếu và đầu tư bất động sản có dấu hiệu phạm
pháp, gây bất ổn xã hội. Thị trường chứng khoán sụt giảm, kéo theo niềm tin của
nhà đầu tư. Địa ốc đóng băng, khó tiêu thụ…
Kinh
tế - xã hội năm 2022 của nước ta diễn ra trong bối cảnh triển vọng kinh tế thế
giới trở nên khó khăn hơn khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina kéo dài; lạm
phát ở mức cao, không chỉ nước ta mà cả ở châu Âu và Mỹ; xu hướng tăng lãi suất,
thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều quốc gia; thời tiết diễn biến bất
thường ở một số khu vực trên thế giới… Tăng trưởng kinh tế thế giới được các tổ
chức quốc tế dự báo giảm so với các dự báo đưa ra trước đó.
Dẫn
chứng như tăng trưởng chỉ toàn ngành công nghiệp dù đang ở mức khá nhưng nhiều
ngành nghề đang rất khó khăn như may mặc, gỗ, giày da… Tình trạng thiếu đơn
hàng dẫn đến hàng trăm nghìn công nhân thất nghiệp… Khó khăn, thách thức ngày
càng tăng, nhất là áp lực lạm phát, tăng chi phí sản xuất; rủi ro về chuỗi cung
ứng; nhu cầu các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống suy yếu; sự cạnh tranh
trong bảo vệ và giữ ổn định thị trường trong nước; việc điều chỉnh chính sách của
các nền kinh tế, đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của nước ta; chưa kể diễn
biến bất thường thiên tai, dịch bệnh, bão lũ, an ninh nguồn nước… "Trong bối
cảnh đó, giữ vững ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô cùng với tiếp tục cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh sẽ là nền tảng quan trọng để thu hút đầu tư,
thúc đẩy phát triển", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Cùng
lúc đó, các địa phương chủ động ứng phó linh hoạt, kịp thời với các tình huống
phát sinh, đồng thời tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp căn cơ trong
trung và dài hạn để phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển 5 năm đề ra, phát triển
kinh tế-xã hội và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn.
Khai
phóng tiềm lực con người
Thế
thì chúng ta còn tiềm lực gì? Còn một tiềm lực cực lớn mà chúng ta lãng phí bấy
lâu: chất xám, hay nói đúng hơn là con người. Đã nhiều lần chúng tôi viết về giáo
dục, về “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, là sự chảy máu chất xám khi du học
sinh ra nước ngoài không mấy ai trở về, là sự thất nghiệp của hơn 200 nghìn thạc
sĩ, cử nhân, là đào tạo thiếu định hướng ngay từ bậc trung học. Chúng ta còn đó
nguồn tài nguyên hết sức lớn lao: tuổi trẻ và đội ngũ trí thức. Hãy nhìn các
công ty công nghệ của Mỹ: một mình doanh số Apple đã bằng GDP của 14 nước cộng hòa
Trung Mỹ, trong đó có những người trẻ tuổi Việt Nam đang làm việc, chưa kề các
bạn khác ở Silicon Valley. Cần phải khai thác nguồn tài nguyên vô tận ấy, vì nếu
chúng ta phát triển đúng, có đường lối chính sách thu hút nhân tài ở lại, chắc
chắn chúng ta cũng sẽ là một cường quốc công nghệ trong một tương lai không xa.
Phải
bắt đầu từ cải cách giáo dục một cách triệt để, toàn diện và hướng thượng. Thay
đổi chương trình theo hướng khai phóng, phát huy dân chủ trong học tập, tránh
áp đặt, chấm dứt phong trào thi đua vì những danh vị hão huyền. Dạy và học là một
quá trình tương tác, hay nói theo Thiền sư Nhất Hạnh là “thiết lập truyền
thông” giữa thầy và trò, hay suy rộng ra giữa người và người, phải nhớ hai điều
kiện căn bản để truyền thông có hiệu quả là “nghe sâu và ái ngữ…” Mùa xuân
chính là thời khắc chúng ta ngồi lại bên nhau, lắng nghe, chia sẻ và động viên nhau,
tiếp thêm sức mạnh đi tiếp cuộc hành trình cam go của cá nhân, của cộng đồng
hay đất nước, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách trước mắt.
Vậy
thì hãy đánh thức tiềm lực tuổi trẻ ngay, nếu không thì chúng ta lại mất đi một
cơ hội vàng ròng để đưa đất nước đi lên nhanh nhất.
Khát
vọng chúng ta hôm nay hết sức giản dị là sống với ước mơ chân chính: khai phóng
nguồn lực con người khi mọi tài nguyên đều có ngày sẽ cạn kiệt. Để Nguyễn Duy
khỏi trăn trở vì,
Tiềm lực còn ngủ yên
trong quả tim mắc bệnh
đập cầm chừng
Tiềm lực còn ngủ yên
trong bộ óc mang khối u
tự mãn.
(Đánh
thức tiềm lực)
Cha
ông ta ngày xưa tìm thấy tiềm lực mùa xuân qua những cảnh vật quanh mình. Họ thấm
nhuần Phật pháp. Đạo Phật là đạo của niềm vui. Người Phật tử là người biết yêu
cuộc sống. Hạnh phúc có sẵn tồn tại trong tâm mỗi người, nằm ngay trong cuộc sống
bình thường:
Ly hạ trùng dương cúc
Chi đầu thục khí oanh
Trúc tắc kim ô chiếu
Dạ lai ngọc thố minh.
(Thiền
sư Viên Chiếu)
HT.
Đức Nhuận dịch:
Dưới dậu cúc thu nở
Đầu cành oanh xuân ca
Ngày ngày mặt trời chiếu
Đêm đến trăng hiện ra.
“Thi ca đời Lý có thể nói là thứ ngôn ngữ siêu
ngôn ngữ, triết lý siêu triết lý, có khả năng rút tất cả triết lý vào hai chữ
có không bằng một ý niệm mà vẫn diễn tả hết mọi lẽ sinh hóa của vũ trụ, vạn hữu”.
(HT. Đức Nhuận - Phật học tinh hoa)
Mùa
xuân năm 1285, vua Nhân Tông “đánh thức tiềm lực” toàn dân khi triệu tập Hội
nghị Diên Hồng mời các bậc phụ lão, những người đại diện nhân dân về kinh đô
Thăng Long hỏi kế đánh giặc. Tiếng các vị đại biểu nhất loạt hô quyết đánh, tiếng
hô quyết đánh như một làn chớp lan ra khắp hang cùng ngõ hẻm, tạo thành khối
dân tộc đoàn kết lớn mạnh, tất cả… đều cương quyết đứng lên chống giặc, bảo
toàn lãnh thổ và quyền độc lập dân tộc. Khi viếng Chiêu Lăng, vua làm bài “Xuân
nhật yến Chi Lăng”:
Trương vệ
thiên môn túc
Y quan thất phẩm thông
Bạch đầu quân sĩ tại
Vãng vãng thuyết Nguyên
Phong.
HT.
Đức Nhuận:
Nghi vệ bày nghiêm túc
Quần thần mũ áo đông
Lính già đầu nhuốm bạc
Thường kể chuyện Nguyên
Phong.
Nhớ
năm đó (1258), Trần Thái Tông đã chiến thắng quân Mông Cổ, là đạo quân hung bạo
nhất thời bấy giờ. Trong tiết mùa xuân, vua Nhân Tông viềng lăng ông nội, lòng
hoài niệm đến những chiến sĩ vô danh đã hy sinh cho tổ quốc.
Hạnh
phúc thực sự bắt nguồn tự sự tịnh hóa nội tâm, vượt lên trên thế giới cảm xúc,
không phóng theo những cuồng vọng bên ngoài. Hãy chúc nhau mùa xuân chân thành
bộc bạch, nói thẳng nói thật, kết nối truyền thông, khát khao mơ ước, hướng thiện
và an lạc. Mùa xuân là giây phút đối diện sự thật hôm nay và thắp lên mơ ước
cho ngày mai, vượt lên trên thực tại nhiều thách thức.
Mùa
xuân về trên quê hương. Mọi người đang mong chờ một năm mới, mong nhìn thấy một
khuôn mặt mới của xã hội và của chính mình, trên đó có nụ cười.
Đứng
trước sự vô thường và khổ đau, con người mong cầu một cái gì vĩnh cửu và không
khổ đau. Nhưng khi vẫn còn sống trong thời gian không ngừng trôi thì không gian
vẫn còn đổi thay, biến dịch, lúc đó sẽ không có bình an và hạnh phúc. Chỉ khi
thời gian không còn tách rời với không gian, khi nào con người nắm bắt được hiện
tại, nhìn thấy được cái khoảng cách giữa hai khoảnh khắc của thời gian hay giữa
hai niệm tưởng tiếp nối, khi đó mới có bình an hạnh phúc, khi đó chúng ta mới
đón nhận được nu cười của đức Phật và tự mình mới có thề chân thật mỉm cười. Nói
theo Thị Giới, “Đó là ước vọng ngàn đời của con người và ngày tết trong một ý
nghĩa nào đó đã nói lên cái ước vọng dừng lại nghìn đời ấy.”
Mùa
xuân bên ngoài sẽ đi qua nhưng mùa xuân trong tâm hồn ta còn mãi. Nói như Xuân
Diệu trong cảm thức về mùa xuân, khi con người thấy cuộc đời đáng yêu và khi
con người biết yêu cuộc đời thì tình yêu bao giờ cũng song hành với mùa xuân.
Nó tồn tại như một thực thể của tâm hồn, tinh tế mà tha thiết.
Bình minh quá, mỗi khi tình lại hứa,
Xuân ơi xuân vĩnh viễn
giữa lòng ta.
Chúng
ta hãy bình tâm trước khó khăn thách thức, không nghĩ thiện, không nghĩ ác, xả
bỏ mọi thứ trong quá khứ và chưa vội nhọc nhằn tính toán cho tương lai, pháp
tánh sẽ hiển lộ. Hãy gìn giữ giây phút ấy vì mùa xuân trong lòng sẽ là khoảnh
khắc cho ta dừng lại và bộc bạch:
Thưa rằng nói nữa là
sai
Mùa xuân đang đợi bước
ai đi vào. (Bùi Giáng)
Nguyên
Cẩn