LỜI DẪN
Đề án phiên
dịch được đề
xuất bởi Hội
Đồng Phiên
Dịch Tam
Tạng 1973 y
cứ trên ấn bản Đại Chánh tân tu Đại
Tạng Kinh. Phần chính của Đại Chánh gồm 85 tập, mỗi tập trên dưới
1000 trang, khổ giấy bề ngang là 19cm, phủ bì của bìa ngang là 19cm30; chiều
dài là 25cm30 và phủ bì của bìa chiều dài là 26cm30; trong đó, 32 tập đầu bao
gồm các bản dịch Phạn-Hán bắt đầu trước sau thế kỷ thứ II Tây lịch,
trải dài trên dưới một nghìn năm, qua nhiều lần được tập đại
thành và khắc bản. Trong số các khắc bản, ấn bản Đại Chánh đã chọn
Cao-lệ Tạng bản, khắc bản lần thứ hai – khởi khắc năm 1236 đến 1251 dưới
triều Cao Lệ Cao Tông thì hoàn
tất; đây là bản trùng khắc của khắc bản trước đó (1011-1087).
Trong 32 tập phiên
dịch Phạn-Hán này, mục
lục được phân thành ba bộ phận chính gọi là Tam
Tạng Thánh
Giáo (Tripitaka) gồm Kinh (Sūtra) – Luật (Vinaya) – Luận (Abhidharma),
theo truyền
thống, được kể là thiết
lập từ Đại
hội Kết tập lần đầu tiên tại thành Vương
Xá. Trong ba tạng, mỗi tạng phân
chia theo lịch
sử phát triển của Ba
Thừa: Thanh
văn thừa, Đại
thừa và Mật
giáo. Thánh
điển của mỗi thừa lại được phân phối theo lịch
sử phát triển, tất nhiên là lịch
sử phỏng định.
Năm 1973, Hội
Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện
Tăng Thống chỉ
đạo thành
lập Hội
Đồng Phiên
Dịch Tam
Tạng với đề án chi
tiết, y
cứ theo ấn bản Đại Chánh làm bản đáy (để bản) để phiên
dịch Đại
Tạng Kinh Việt
Nam; và Đại
Tạng Kinh Việt
Nam sẽ tuân
theo hệ
thống mục
lục này. Bấy giờ có một số Kinh-Luật-Luận đã được phiên
dịch trước đó do yêu
cầu tu
học thường
hành nên không theo một hệ
thống nào cả. Do đó, Hội
đồng đã ấn
định chương
trình phiên
dịch có hệ
thống chuẩn mực theo đề án, khởi sự từ bốn bộ A-hàm, được phân công
cho hai Viện Cao đẳng Phật
học: Viện Cao Đẳng Phật
Học Huệ
Nghiêm Sài-gòn và Viện Cao Đẳng Phật
học Hải
Đức Nha Trang, với sự hỗ trợ của Phân khoa Phật
học Viện Đại
Học Vạn
Hạnh. Ngoài
ra, một số kinh
điển khác được các vị thành viên trong Hội
đồng tự nguyện và tự chọn để phiên
dịch.
Sau ngày hòa bình-thống nhất, các cơ sở giáo
dục Phật
giáo, từ Sơ
đẳng cho
đến Cao đẳng và Đại
học thảy đều bị giải tán. Dù vậy, chỉ trong thời
gian ngắn, một số kinh
điển cũng đã được hoàn
tất, đáng
kể là bốn bộ A-hàm và 600 quyển Đại Bát-nhã. Tuy
nhiên, gần nửa thế kỷ trôi
qua, mặc dù đất nước hòa bình, các vấn
đề kinh tế xã
hội cũng được phát triển trong điều
kiện thuận
lợi, nhưng công
trình phiên
dịch vẫn chưa được kế
thừa xứng đáng.
Cho đến nay, 18 vị thành viên trong Hội
đồng Phiên
dịch đã lần
lượt viên
tịch, chỉ còn tọa thế hai vị nhưng cũng đang đợi ngày quy tịch. Phần
lớn các môn
sinh đệ
tử của Chư Trưởng
Lão trong Hội
đồng nay cũng viên
tịch gần hết. Với tâm
nguyện không để cho ngọn
đèn Chánh
pháp đã được Chư Sư
trưởng thắp lên bị lu
mờ và tắt ngúm, Chư
Tôn Đức trong các châu lục, quốc nội và hải ngoại, đã tổ chức một buổi
họp khoáng đại, với sự tham
dự của Chư
Tăng Ni và Cư
sĩ, quyết
định thành
lập Hội
Đồng Phiên
Dịch Tam
Tạng Lâm
Thời để kế
tục sự
nghiệp của Hội
Đồng Phiên
Dịch Tam
Tạng 1973. Do
bởi thành viên phiên
dịch hiện
tại quá ít, chưa thể nói là đủ để phiên
dịch một cách chuẩn mực, cho nên Hội
đồng cũng chỉ xứng danh với hai từ “Lâm thời”, trong khi chờ đợi chương
trình đào
tạo Tăng tài với trình
độ nghiên
cứu Phật
học thế
giới hiện
tại.
Trong thế
giới ngày nay, Phật
giáo được lưu
truyền rộng
rãi với ba hệ giáo
nghĩa Thanh
văn, Đại
thừa và Kim
cang thừa được ký tải thành văn trong hệ ngôn
ngữ: Pāli, Hán và Tạng. Trong đó, văn hệ Hán được xem là tương
đối phong
phú, hàm chứa giáo
nghĩa của nhiều bộ
phái khác nhau mà đại bộ phận cũng được tìm
thấy trong hai ngữ hệ kia. Thế nhưng, văn hệ Hán hầu hết, nếu
không nói là toàn
bộ, là các bản dịch Phạn-Hán, trong khi đó, hiện
tại, kể từ khi Đại
học viện Nalanda bị thiêu
hủy, kinh
điển Sanskrit bị hủy hoại gần hết. Kể từ cuối thế kỷ thứ 8 cho
đến 20 Tây lịch, một số rất ít bản Phạn được tái phát hiện từ các
đống đổ nát trong Tăng viện dọc theo con
đường tơ lụa, qua các nước Tây
vực trước đó là những quốc
gia Phật
giáo – nay là những quốc
gia Hồi
giáo. Những phát hiện này cũng đã giúp các nhà nghiên
cứu hiểu
biết phần nào về những sai
lầm và khiếm khuyết trong một số bản dịch Phạn-Hán.
Mặt khác, trong khi các nguyên bản Phạn chưa được phát hiện, người phiên
dịch A-hàm và Tứ
phần nếu
không nhờ đối
chiếu với các Nikāya và Vinaya-Pāḷi sẽ phạm phải rất nhiều sai
lạc trong các bản dịch Việt. Vì
vậy, trong trình
độ nghiên
cứu Phật
học hiện
tại trên thế
giới, một dịch giả Phật
giáo từ Tam
tạng Hán hệ, cần
phải được trang bị các hệ ngôn
ngữ chuyển tải Thánh
điển, cụ
thể là Sanskrit, Pāli, Hán và Tạng, trong trình
độ nhất
định. Thánh
điển Phật
giáo từ Hán hệ hiện
tại cũng được phiên
dịch sang các ngôn
ngữ phương Tây khá nhiều, trong đó có những dịch giả Anh hoặc Pháp,
và cả người Hoa, nhưng trong trường
hợp không có bản Phạn để đối
chiếu, cũng phát hiện được nguyên hình cấu trúc ngữ pháp Phạn tiềm
ẩn trong câu văn Hán; cho thấy vì chỉ đơn
thuần dịch theo cấu trúc ngữ pháp Hán, đã phạm không ít sai sót.
Với ước
nguyện hoàn
thành bộ Đại
Tạng Kinh Việt
Nam chuẩn mực dịch từ Hán hệ, Hội
Đồng Hoằng
Pháp đã tổ chức các khóa học Phạn văn do Giáo sư Trí
Việt Đỗ Quốc
Bảo, Tiến
sĩ Sanskrit Đại
Học Heidelberg, phụ
trách. Đề án phiên
dịch sẽ được lập theo trình
độ thông
hiểu Sanskrit qua các năm học. Chương
trình đào
tạo Sanskrit ước
định trong 5 năm. Sau 5 năm học, các học viên có thể đủ trình
độ để trở
thành thành viên chính
thức của Hội
Đồng Phiên
Dịch.
Trong thời
gian đương kỳ đào
tạo, Hội
Đồng Phiên
Dịch sẽ tuyển chọn các bản dịch trước đây được đánh
giá là đạt tiêu
chuẩn trong trình
độ nghiên
cứu Phật
giáo hiện
tại trên thế
giới. Một
cách cụ thể, đó là bản dịch bốn A-hàm, cùng với Luật
Tứ Phần, và một phần Tì-nại-da sự (Vinaya-vastu) thuộc bộ Căn
Bản Thuyết Nhất
Thiết Hữu (Mūlasarvāstivāda). Các bản Hán này đều có các tương đương
với các Nikāya và Vinaya-Pāli, và ‘Dul ba gzhi Tạng dịch. Thêm vào đó, Phạn
bản của A-tì-đạt-ma
Câu-xá Luận (Abhidharmakośabhāṣya) được phát hiện, chỉnh lý và ấn
hành qua các ấn bản Devanagari và Romaji, cùng
lúc bản sớ thích của Xứng Hữu (Yaśomaitra: Sphuṭārthā
Abhidharmakośavyākhyā) đủ cả chín phẩm, hỗ trợ bản dịch Việt khả dĩ nắm
bắt được ý
nghĩa cũng như các quy
tắc ngữ pháp từ Phạn sang Hán. Tất nhiên
không thể nói đây là bản dịch hoàn
hảo.
Các bản Việt dịch Kinh-Luật-Luận này đều thuộc giáo
nghĩa Thanh
văn, do đó được tiêu danh là Thanh
Văn Tạng. Mục
tiêu được đề
xuất trong đề án này là Thanh
Văn Tạng cơ bản có thể được hoàn
thành trong 5 năm đầu. Đây được đánh
dấu là Giai đoạn I của đề án phiên
dịch. Sau 5 năm, bắt đầu Giai đoạn II, bổ sung và hoàn
thiện phần còn lại thuộc Thanh
Văn Tạng, đồng
thời chính
thức phiên
dịch theo đề án được đề
xuất bởi Hội
Đồng Phiên
Dịch Tam
Tạng 1973, nghĩa là, trực tiếp phiên
dịch theo mục
lục của ấn bản Đại Chánh.
Về Kinh
tạng, khởi đầu là Thanh
Văn Tạng, với A-hàm bộ và Bản
Duyên bộ. Tiếp
theo là Kinh
điển thuộc Bồ-tát Tạng, khởi đầu với bộ Đại Bát-nhã. Từ đây trở đi, Đại
Tạng Kinh Việt
Nam được chính
thức thành
lập (nhập
tạng), số quyển và số tác
phẩm được đánh số thứ tự theo tiêu
chuẩn của Hội
Đồng Phiên
Dịch và được công
bố trong ấn bản của Hội Ấn
Hành Đại
Tạng Kinh Việt
Nam. Sự
nghiệp phiên
dịch sẽ được kế
thừa liên
tục cho
đến khi hoàn
thành. Những khuyết điểm và sai
lạc nếu có trong các bản dịch, sẽ được các thế
hệ kế
thừa hiệu chính và bổ sung, để cho Thánh
ngôn càng lúc càng trở nên trong
sáng, khế hợp với mọi căn
cơ; để cho pháp
vị như cơn mưa lớn mà khả năng hấp
thụ tùy
theo các
loại thảo
mộc lớn nhỏ, thảy đều lợi
lạc trong
đời này và nhiều đời
sau.
Ngày 16.4.2022
HT. Thích Tuệ Sỹ