Thì cành mai vẫn nở
thi canh mai van no
THÌ CÀNH MAI VẪN NỞ
Minh Đức Triều Tâm
Ảnh
Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật
giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài
kệ thơ của Thiền
sư Mãn
Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô
cùng trân
trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu
đó trong các bài bình
luận văn
học, cành mai
kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến
sĩ với thẩm
quyền chuyên môn về kiến
thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền. Và, giá
trị mỹ học tuyệt
vời của nó, dẫu đã một ngàn năm qua đi, vẫn còn mới mẻ, tinh khôi như
giọt sương, như ánh
nắng long lanh giữa ngàn cây, nội cỏ...
告疾示眾
春去百花落,
春到百花開。
事逐眼前過,
老從頭上來。
莫謂春殘花落盡,
庭前昨夜一枝梅。
Bài thơ ngắn quá, rất ngắn, lại còn phá cách, phá thể, ngôn
từ dị giản - được làm vào lúc "cáo
bệnh, dạy học trò" - mà sao ông đã để lại cho văn
học sử một tác
phẩm bất hủ, vượt thời gian? Bài thơ dường như còn để lại một khoảng
trống, một khoảng lặng, một
khoảng "ở ngoài lời", khơi gợi một
thế giới tâm
linh - mà ở đó - thấp
thoáng ẩn hiện mảnh trăng thiền lung linh giữa từng con chữ! Thế
gian trí năng đa biện, lý
trí kiêu
ngạo nầy chắc phải còn tốn nhiều giấy mực về bài thơ của ông. Những cái
gọi là nghệ thuật, hình
tượng, thi pháp, tu từ... với những kiến
thức hàn
lâm, kinh viện, phạm
trù... lại còn cái kính hiển vi ngữ
học thời
đại nữa... không biết "thiền ý
của cổ
đức xưa" được giải mã qua mấy ngàn "trùng
quan ý niệm"? Chỉ có điều, đối với "thiền" thì "hay" chưa
chắc đã"đúng" và "dở" chưa
chắc đã "sai"! Và rồi, cái "hay-dở-đúng-sai" kia
- đều không quan trọng, cái cốt tử của nó là trao truyền "thiền
ý" cho chúng
đồ, tiếp sức cho mạng mạch Phật
giáo, thêm năng
lượng sự sống và niềm
tin cho hàng hậu học sa-môn.
Vậy, chúng
ta hãy thử mạo muội đi tìm cái "thiền
ý" ấy là gì?
- Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa
khai.
(Xuân đi, đóa đóa hoa rơi
Xuân về, đóa đóa hoa
tươi thắm màu.)
Hai câu thơ đầu tiên này, mới nghe qua ta tưởng như bình
thường, cái bình
thường tự
nhiên trong sự dịch hóa của vạn
hữu. Ngàn xưa vẫn vậy, ngàn sau vẫn vậy, vẫn là định
luật tuần
hoàn chuyển
đổi của đất trời. Nó không xấu
hơn, cũng chẳng tốt
hơn.
Nhưng, tại sao, từ cảm
quan nào, cảm thức nào mà thiền
sư thi sĩ lại phá vỡ trật
tự thói
quen của lập ngôn, lập ngữ? Ai cũng nói "đến
rồi đi", "nở rồi tàn", nhưng ở đây thì ngược lại? Cái động từ "khứ" với
nghĩa động là "đi
tới", nghĩa tĩnh là "qua",
"đã qua", có"mật ngữ", "thiền ý"
gì không? Rồi "đáo" đi sau;
nghĩa động của nó là "đến"; nhưng
nghĩa tĩnh của nó là "chu toàn,
đầy đủ, viên mãn" - có cho ta một "chớp
lóe tâm linh" nào chăng?
Giải mã những điều ấy nếu dùng những hiểu
biết thông thường thì e không tới. Mà cho dù kiến
thức bác lãm, trí
năng thông
tuệ thì cũng ở bên này mép rìa của thực
tại mà thôi!
Đây là bài thơ có tư
tưởng thiền. Thiền
sư là một hành
giả. Nếu muốn nắm bắt ý
nghĩa uyên
áo giấu kín sau từng con chữ thì người đọc muốn lãnh
hội trọn
vẹn cũng phải là một hành
giả. Nói cách khác, nó là bài thơ “thiền” thì
ta cũng phải có tâm thiền để nhìn ngắm. Ở đây là "nhìn
ngắm", là "quán chiếu thực tại". Đừng
bắt tôi phải định nghĩa thực
tại là gì? Khi ta thấy thực
tại là gì thì nó đã chảy trôi rồi. Chỉ có những hành
giả tu
tập tuệ
quán mới ý
thức được hơi
thở này cùng từng tế bào
sự sống trong ta - chúng luôn tương quan với ngoại
giới. Tất cả - chúng, đang
chảy trôi, đang đi qua, đi qua. Tất cả đều đang chảy trôi, đang đi qua trong
từng sát-na tâm
niệm cũng như những sát-na dịch hóa của đất trời. Vậy, trong cái tâm
nhãn, thiền nhãn ấy, "xuân
khứ" là đúng với "hiện quán", đúng
với cái nhìn của thiền gia! Và, biết đâu, từ trong sâu thẳm tâm
linh, Mãn
Giác thiền
sư còn gởi gắm tiếng
gọi thống
thiết muôn đời của Pháp trong Bát-nhã tâm
kinh: "Gate, gate... đi qua,
đi qua...?!" Tuy
nhiên, đấy chỉ là sản phẩm của lý
trí đa
sự, chất chồng thêm ý
niệm mà thôi. Vậy còn "đáo"? Khi "khứ" là
đi qua như thế thì "đáo"cũng đâu
hẳn là thường ngữ?
Dĩ nhiên rồi. Ngoài định
luật tự
nhiên - xuân về thì trăm hoa nở - chữ "đáo" đi
sau chữ "khứ" chỉ là tạo lập trật
tự cho mệnh đề. "Xuân đến" hay "xuân
về" đều có thể diễn
nghĩa cho động từ "đáo". Nhưng
nếu "đáo" có nghĩa động là đến, còn
có nghĩa tĩnh là"chu
toàn, đầy đủ, viên mãn" thì quả là ta sẽ có một trời ý niệm và liên
tưởng thú
vị. Có lẽ thiền
sư Mãn
Giác không "đa sự" như chúng
ta chăng?
Sự trục nhãn
tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai.
(Việc
đời trước
mắt qua mau
Tuổi già chợt đến trên đầu thế a?)
Hai câu thơ dịch may lắm thì nói được cái ngữ nghĩa, không dễ gì "tín,
đạt, nhã" như cổ
nhân yêu
cầu. "Sự" nôm na là việc
đời, chuyện đời. Động từ "trục", nghĩa động là"đuổi,
đuổi theo"; nghĩa tĩnh là "trước
sau nối tiếp nhau". Vậy, việc
đời nó "đuổi", nó"nối
tiếp nhau" chạy qua trước
mắt.
Câu sau, vế đối cũng được hiểu như vậy. "Già,
cái già, tuổi già" nó theo trên đầu nó đến.
Cả hai câu thơ đều vắng bặt bản
ngã, và ngay "pháp" cũng trôi
chảy "vô ngã tính".
Phải có cái tuệ
quán tỉnh
táo mới nhìn ngắm mình và ngoại
giới một cách chân xác, rỗng rang và giải
thoát như vậy. Ngoài
ra, chúng
ta còn để
ý đến động từ "quá" và "lai";rõ
ràng nó nhất
quán với hai động từ "khứ" và "đáo" đi
trước nó.
Đến đây, cái kiến
giải "thiền ý" ấy ta đã có
cơ sở hợp
lý, logic - do từ cái nhìn thiền
quán của tác
giả.
Và cũng từ cái "quán chiếu thực tại" ấy,
như dồn tụ năng
lực, để đẩy hai câu cuối đến một chân trời thâm
viễn hơn.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.)
Chữ "xuân" trong hai câu đầu là
thường ngữ, ngôn ngữ tục
đế, tục thể, ai cũng biết, ai cũng hiểu. Hiểu và biết theo phạm
trù trí
năng. Nhưng chữ "xuân" trong
câu áp cuối, không như vậy. Nó vừa mang sứ
mạng thường ngữ, vừa lung linh vầng trăng thiền ngữ - biểu
tượng cái đẹp xuất
thế. Cái vầng trăng thiền ngữ ấy, cái đẹp ấy không thể dùng trí
năng để "hiểu và biết" mà
là phải "thấy", cái thấy của tuệ
giác, của trực kiến tâm
linh.
Mùa xuân thế
gian thì đến rồi đi, nở rồi tàn, còn mùa
xuân tâm
linh không dễ dàng chảy trôi theo định
luật tự
nhiên của vạn
hữu. Người có được mùa
xuân tâm
linh này không còn bị chi
phối bởi vô
thường tính, vô
ngã tính của cuộc
đời. Họ không còn than
thở như cụ Tiên Điền: "Người
buồn cảnh có vui đâu bao giờ"! Bậc đạt ngộ nhìn ngắm sự chảy trôi, tụ tan, sinh
diệt của vạn
hữu với cái nhìn "tỉnh táo, trạm
nhiên và an định". Họ đã trở
về tao ngộ với quê hương, với miền đất an
bình muôn
thuở. Ở đấy, tại mùa
xuân vĩnh
cửu ấy, cái "tâm hoa" của
họ không còn bị sự vô
thường chi
phối nữa. Cái "thiền ý"ấy
bây giờ đã hiện
ra bằng cách phá bỏ ý
niệm thông tục: "Chớ bảo xuân
tàn hoa rụng hết". Rồi kế đó là dẫn dắt chúng
ta đến cánh cửa "huyền mật", mở
ra một không
gian khác, thời
gian khác - khác với không-thời-gian mà mọi
người đang sống:
Đình tiền, tạc dạ nhất chi mai
(Đêm qua, sân trước, một cành mai)[1]
Thiền ý bây giờ đã lộ rõ: Đóa mai này không còn là đóa mai của thế
gian, đóa mai của nở-tàn thông tục nữa. Nó không còn bị chi
phối của định
luật sinh
diệt, hữu hạn cũng như sự vận
hành âm
dương của trời đất.
Vậy thì đóa mai ấy nó ở đâu? Nó ở "sân
trước" và mới nở "đêm qua". Đến
đây, ta đã thấy rõ không
gian (sân trước) và thời
gian (đêm qua) rất
đỗi lạ lùng mà chỉ có tâm thiền mới thấy được. Không-thời-gian ấy
mới nở được đóa mai ấy. Và không có gì rõ
ràng hơn thế nữa.
Tuy nhiên, vẫn còn "bí hiểm", bí
hiểm cho những ai chưa trực kiến giây khắc "đốn
ngộ", chưa thực sự bước qua hố thẳm của lý
trí nhị
nguyên. Nói rõ hơn, là chưa kinh
nghiệm tuệ
giác bên kia bờ. Chỉ khi nào hội
diện, "cước căn điểm địa" miền
đất ấy, không thời
gian ấy, ta mới hiểu được "tiếng
cười dài lạnh buốt thái hư" của thiền
sư Không
Lộ.
"Đêm qua" - là thời
gian, là quá
khứ. Nói về sự nhất
quán của "ý tứ" thì quá
khứ ở đây sẽ logic, chặt chẽ với những cặp thơ đi
trước "khứ, đáo", "quá, lai". Ngoài
ra, nếu ai có kiến
thức tuệ
giác kinh viện sẽ hiểu rằng, giây khắc ngộ
đạo chỉ xảy ra trong 1 sát-na, rồi nó diệt mất, nhường sát-na kế cho đạo
tâm. Ngộ
đạo chỉ là giây khắc chớp lóe của tâm
linh, sau đó nó trôi về quá
khứ. Một sát-na đã là quá
khứ. Tuy
nhiên, người đạt ngộ tuy có ý
niệm về quá
khứ, về thời
gian - nhưng họ luôn trực thức, luôn "hiện
kiến" để sống trong từng hơi
thở "không có thời gian", "ở
ngoài thời gian". Chính ở cái thời
gian"ở ngoài thời gian" ấy
- không
gian tâm
linh mới được thiết
lập. Không
gian tâm
linh thiết
lập khá ước lệ: "Trước sân". Tại
sao là "trước sân", là "đình
tiền" mà không là "bên sân, sau
sân" (đình biên, đình hậu)?
Rõ ràng "sân" ấy là mảnh
đất tâm. Cái tâm ấy là mảnh đất để cho đóa mai nở. Sát-na tâm "trực
ngộ, "hiện kiến" là nó luôn chảy trôi, nó luôn mở ra, ngạc nhiên,
đón nhận dung
thông các pháp đến từ ngoại
giới. Cái tâm ấy phải "không" mới
đón nhận được. Do vậy, cái tâm ấy không thể là "bên
tâm, sau tâm" - mà phải là cái tâm luôn trực kiến cái hiện
tiền; phải là "đình tiền, tâm
tiền" mới chính
xác.
Rồi đóa mai nở. Đóa mai nở là tuệ
giác bừng nở. Tuệ
giác bừng nở, nở nơi mảnh đất tâm, không còn bị quy
định bởi không-thời-gian tại
thế, ước lệ nữa.
Cuối cùng, để thêm tính thuyết
phục cho sự giải mã này, ta phải trở
lại một ngàn năm trước, để biết rằng Mãn
Giác Thiền
Sư thuộc dòng thiền Vô
Ngôn Thông, đời thứ tám. Và dòng thiền này, thuở bình minh của nó, khi Vô
Ngôn Thông truyền
pháp cho Cảm
Thành để hình thành dòng thiền Kiến
Sơ - thì ông đã ngộ được yếu
chỉ: "Tâm địa nhược không
tuệ nhật tự chiếu" từ Bách
Trượng Hoài Hải. Vậy Mãn Giác Thiền
Sư là hậu
duệ của truyền
thừa, sáng
tạo câu thơ "Đêm qua, sân
trước, một cành mai" để thi vị hóa, tăng giá
trị văn
học, mỹ học cho câu thiền ngữ xưa bằng những hình
tượng nghệ thuật không là điều
kỳ diệu sao? Tuệ
nhật tự chiếu - đóa mai nở - đấy là mùa
xuân vĩnh
cửu, là miền đất hứa cho những người con Phật và cả cho những chúng
sanh đang lăng
xăng xuôi ngược giữa miền cát lầm bụi đỏ này!
Ôi! Một bức thông
điệp về mùa
xuân đã một ngàn năm qua đi mà dường như vẫn còn cháy sáng
ý tưởng, bập bùng giữa tâm
thức trần gian. Có ai nghe, ai thấy? Hãy vẫn tịch lặng muôn đời trong hố
thẳm vô ngôn?
Thì đóa mai vẫn nở! Bodhisvāha
[1]Nhất
chi mai: Nhiều người dịch là một nhành mai, một nhánh mai, một cành mai. Thật
ra, ta phải hiểu,” nhất chi mai” còn có nghĩa là “một đóa mai” mới thấy thâm
thúy. Một đóa là đủ rồi, cái tối
thiểu - một đóa – là đủ đại
biểu cho mùa
xuân.- như câu thơ của Sư Tề
Kỷ đời Đường “Tiền thôn thâm tuyết lý. Tạc dạ sổ chi
khai” Đã bị Trịnh Cốc “thầy một chữ” chê chữ sổ (vài), nên sửa lại là “nhất”- Đêm
qua nở một bông...(Xem thêm An
Chi, sđd, q.3,tr.183.)