Để xứng đáng làm người nữ tu
de xung dang
ĐỂ XỨNG ĐÁNG LÀM NGƯỜI NỮ TU
Cindy Rasicot
phỏng vấn Tỷ-kheo-ni
Dhammananda
Tỷ-kheo-ni Dhammananda là vị Ni Thái Lan đầu tiên
được thọ Đại giới theo hệ phái Nguyên thủy. Bà thọ giới Sa-di vào ngày 6-2-2001
tại Tích Lan, vì không thể thọ giới ở quê hương, nơi có khoảng 300.000 Tăng sĩ,
nhưng không có phụ nữ được thọ giới. Ba năm trước đó, dòng Tỷ-kheo-ni đã được
thiết lập lại ở Tích Lan, sau khi bị xóa bỏ gần cả ngàn năm. Việc thọ giới của
Dhammananda đã làm dấy lên những cuộc tranh cãi gay gắt trong cộng đồng tại Thái
Lan, sự chống đối của các Tăng sĩ và sự chế diễu từ các ngành truyền thông bảo
thủ. Mặc dù bị chống đối, bà đã trở lại Tích Lan năm 2003 để thọ Đại giới làm
Tỷ-kheo-ni.
Theo lời kể của Dhammananda, lịch sử của Ni đoàn
Thái Lan có thể chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn một xảy ra vào năm 1928, khi
một nam nhân tên Narin Klung tìm cách cho hai con gái được thọ giới. Hai phụ nữ
trẻ này bị bắt giam, không cho vận y áo người tu, sau đó Tăng thống Thái Lan ra
lệnh cấm Tăng sĩ truyền giới cho người nữ. Lệnh đó, tức Luật Tăng đoàn năm 1928,
vẫn được Tăng đoàn sử dụng trong việc từ chối chấp nhận Tỷ-kheo-ni.
Làn sóng thứ hai bắt đầu vào năm 1956, khi mẹ của
Dhammananda, bà
Voramai, thỉnh
cầu sư phụ của mình để được thọ giới. Bà
không muốn trở thành một maeji.
Maeji là những nữ cư sĩ thọ tám giới, mặc áo trắng,
nguyện sống
độc thân và sống một cuộc sống khổ hạnh. Phần lớn
những người phụ nữ này đã, và vẫn còn, bị thiệt thòi trong xã hội Thái Lan;
nhiều người không được đến trường,
không nhận được
sự hỗ trợ tài
chính nào.
Họ thường cư trú trong chùa,
hoặc đền thờ, nơi họ dọn dẹp và nấu ăn cho các sư.
Nhưng Voramai
chọn mặc y
màu vàng và tự gọi mình là nakbuad, "người được
thọ giới".
Năm 1960, bà thành lập Songdhammakalyani, một tu viện
cho người nữ,
nơi Dhammananda
giờ là
trụ trì.
Vào năm 1971, Voramai đến Đài Loan, nơi bà được thọ
giới trọng. Lúc đó, vì không thể được thọ giới theo truyền thống Nguyên thủy
Thái Lan, nên bà thọ giới theo dòng Dharmaguptaka, trở thành Tỷ-kheo-ni Thái Lan
hiện đại đầu tiên, với pháp hiệu Ta Tao Fa Tzu. Trong trường hợp của bà, vì Tăng
đoàn và xã hội Thái xem như bà xuất gia theo Đại thừa hơn là theo Nguyên thủy,
nên họ không phản đối mạnh mẽ.
Dhammananda
xem
chính sự
xuất gia của mình là khởi đầu của làn sóng thứ ba. Hai mươi năm sau khi
bà
xuất gia, có gần ba trăm phụ nữ được
thọ giới
đầy đủ ở Thái Lan, trải dài qua bốn mươi hai tỉnh
thành.
Cuộc phỏng vấn sau đây
cho thấy Dhammananda là một tu sĩ
có nhiều đóng góp cho
xã hội, một nhà hoạt động môi trường, nhà giáo,
một nữ quyền,
và một huấn
luyện viên.
Quyết định xuất
gia của Dhammananda,
cũng như những đóng góp về mặt học thuật và
tâm linh
của bà, đã tạo
ảnh hưởng lớn đối với những hoạt động của
các nhà nữ quyền Phật giáo hiện nay
ở Thái Lan, nhất là khi người ta thấu hiểu
mức độ mà phụ nữ Thái bị phân biệt đối xử vì tôn giáo của họ. Bà đã giải thích
cuộc hành trình của mình như sau: “Tôi đã chu du khắp thế giới để con cháu tôi
được hãnh diện về người mẹ/bà đã dọn đường để họ có thể đường hoàng bước tới với
tư cách là một người nữ tu”.
Cindy Rasicot: Đầu
tiên làm thế nào bà biết mình muốn xuất gia?
Dhammananda:
Tôi đã tham gia
trên truyền hình, tổ chức
một chương
trình giảng Pháp
nổi tiếng
hàng tuần trong sáu năm. Trước
mỗi chương trình,
tôi phải
dành hàng giờ để trang điểm
-
đánh mắt,
gắn mi giả,
tô móng tay,
chọn
trang phục phù hợp, đại
loại những thứ
đó. Phải
thú nhận, tôi
cũng thích
làm đẹp.
Rồi một ngày, khi
tôi nghiêng
người, soi gương để kiểm tra hình ảnh phản
chiếu của mình trong gương, lúc đó
Chatsumarn,
hỏi tôi bằng tiếng Anh, "Bà
còn tiếp tục làm những thứ này trong bao lâu
nữa?"
Tôi sững
người. Vâng, tôi phải
tô son, trét phấn đến bao lâu
nữa? Tôi phải sống cuộc sống thế
tục này bao lâu
nữa?
Thật là một thử thách bất ngờ đối với bản
thân khiến tôi
phải quyết định.
Đó là khoảnh khắc
khi tôi
quyết sống
đời xuất gia; đó là năm 1999.
Năm 2000, việc đầu tiên tôi làm là đi
Đài Loan để thọ
giới Bồ-tát
của cư
sĩ. Khi đã
thọ Bồ-tát
giới, ta
không còn quan tâm đến bản thân mình nữa
- ta phải phụng sự người, chăm
lo cho xã hội
và cho thế giới. Tôi muốn thực hiện cam kết đó trước khi
xuất gia.
- Vào thời
điểm đó, bà
đã lập gia đình
hơn ba mươi năm và có ba
người con trai
đã trưởng thành. Đó có phải là một quyết định khó khăn đối với
bà khi phải rời
bỏ gia đình?
- Một câu hỏi
thú vị.
Vâng,
tôi đã có gia đình, nhưng vào thời điểm đó trong cuộc
đời, tôi chỉ
muốn hai điều: độc thân và ăn chay. Khi tôi nói với chồng rằng tôi muốn ly hôn,
anh ấy không tức giận mà chỉ
bối rối. Anh ấy nói, "Không sao,
nếu em
muốn được thọ giới,
nhưng tại sao lại
phải ly hôn?"
Lý do vì chồng tôi
ở trong quân đội,
ông không muốn bị mất mặt;
ông không muốn cảm thấy
hổ thẹn với mọi người.
- Bà sẽ
khuyên một phụ nữ trong hoàn cảnh tương tự
như thế nào: đã kết hôn,
có con cái, nhưng khao
khát muốn
xuất gia, trở thành Tỷ-kheo-ni?
- Thứ nhất,
nếu bạn
đã chọn làm mẹ - bạn phải hoàn thành vai trò đó một cách đầy đủ. Hãy
chắc rằng con bạn
đã có thể tự lo.
Hãy chắc rằng chúng
đã trưởng thành,
đã vững chải. Được như thế rồi bạn mới nên nghĩ tới
chuyện xuất gia.
Nếu bạn còn trẻ và
muốn xuất gia, thì phải xem
xét điều gì
quan trọng hơn,
lập gia đình hay xuất gia? Bạn
phải chọn. Điều này rất quan trọng vì một khi bạn
đã có gia đình, không dễ từ bỏ nó. Bạn phải
có trách nhiệm
với chồng con.
Hãy giải quyết việc đó trước.
Trong trường hợp
của tôi, các
con ủng hộ quyết định của tôi. Chúng hoàn
toàn trưởng thành
-
chúng muốn tôi
được
quyền tự do lựa chọn những gì tôi muốn làm với phần còn lại của cuộc đời mình.
Lúc đó,
một người
con của tôi đã can thiệp và
thuyết phục chồng tôi, nên
cuối cùng anh
đồng ý ly hôn. Đến cuối năm 2000, cuộc ly
hôn của tôi kết thúc,
và tôi cũng
đã từ bỏ
công việc ở trường đại học. Tôi đã được
thọ giới Sa-di theo
truyền thống Phật giáo Nguyên thủy vào tháng 2 năm
2001.
- Bà xuất
gia ở Sri Lanka. Sau khi trở về lại Thái
Lan, thì chuyện gì đã xảy ra?
- Khi đi
thọ giới, tôi
chỉ có một mình. Tôi không muốn có chuyện ồn
ào khi trở
về Thái Lan. Tôi chỉ muốn tu dưỡng âm thầm trong
một tu viện nào đó. Nhưng
về sau,
tôi được mời xuất hiện trên truyền hình,
trên một kênh bảo thủ, thuộc sở hữu của
quân đội.
Vào ngày tôi được phỏng vấn, cả hai chương trình đều
bị hủy vào phút cuối vì họ cho
rằng cuộc phỏng vấn có thể
có "ảnh hưởng
không mong đợi
đối với xã hội". Việc hủy phỏng vấn này gây
ra nhiều phản ứng đối nghịch.
Tôi thực sự bị các phương tiện truyền thông
áp lực. Tôi đã nhận được
những lá thư
đầy thù
hận và email với lời lẽ không lịch sự.
Cả hai năm trời, tôi
không đụng đến
báo chí vì
chiến dịch truyền thông quá
hung bạo. Tôi
đã sống
sót, nhưng tôi nhận ra rằng tôi đang đứng
một mình, chơ vơ giữa đồng. Không ai
bảo vệ tôi hoặc lên tiếng ủng hộ tôi.
Mặc dù vậy, tôi có niềm tin lớn lao rằng giáo pháp
sẽ bảo vệ tôi.
- Bà
là người tiên phong
trong việc hồi sinh dòng nữ tu
theo truyền
thống Phật giáo Nguyên thủy. Tại sao điều này lại quan trọng đối với bà?
- Tôi nhìn
lại cuộc
đời của
mẹ tôi. Bà là vị Tỷ-kheo-ni
đầu tiên ở Thái Lan và là
trụ trì của
tự viện
này. Nhưng dòng truyền thừa của
bà là từ
Đài Loan. Để tiếp tục dòng truyền thừa này,
bạn phải rất uyên thâm
tiếng Trung, do
đó dù mẹ tôi được
thọ giới, nhưng
bà không được đào tạo. Do đó, bà không thể huấn
luyện những người phụ nữ khác để họ
được thọ giới;
bà không thể tiếp
nối truyền
thống.
Tôi cũng đã cân nhắc việc được
thọ giới ở Đài
Loan, nhưng ở tuổi của tôi, tôi không thể học tiếng Trung đủ để thành thạo ngôn
ngữ này.
Tôi cũng cân nhắc việc thọ giới theo
truyền thống Tây Tạng
- tôi có mối liên hệ sâu sắc với Phật giáo
Vajrayana vì tôi đang phiên dịch các tác phẩm của Đức Dalai Lama. Nhưng
theo truyền thống đó phụ nữ cũng không được thọ
giới đầy đủ.
Tôi biết tôi
thực sự muốn giúp
phát triển Ni
đoàn.
Tại sao? Bởi vì Đức Phật đã thành lập tứ
chúng gồm: nữ cư sĩ,
nam cư sĩ, Tỷ-kheo
và Tỷ-kheo-ni.
Việc đó giống như một chiếc ghế có bốn chân.
Bạn có
thể nói rằng
ở đất nước tôi
một chân ghế - các nữ tu được
thọ giới đầy đủ
- bị thiếu. Tôi cần phải mang chân ghế thứ tư
này về.
- Bà
thường nói Đức Phật là nhà nữ quyền đầu tiên.
Bà có thể nói
rõ thêm
về điều đó?
- Vâng. Như bạn
biết đấy, những lời
vàng của Đức
Phật ban ra vào thời điểm Đức Phật cho phép
phụ nữ được xuất gia:
Ngài đã
tuyên bố rằng người
nữ cũng
có thể được giác ngộ. Không có tôn giáo nào khác,
trước Phật giáo đã
nhận ra rõ ràng tiềm năng tâm linh của phụ nữ.
Tuyên bố đó vô cùng quan trọng…
- Nữ quyền
có ý nghĩa gì đối
với bà?
- Điều đó có
nghĩa là người phụ nữ có thể làm bất cứ điều gì
mà tiềm năng
cho phép.
Và nếu bị ngăn
trở, không được làm những gì họ muốn, thì họ phải
đối mặt với người cản đường.
Đức Phật đã cho phép chúng tôi được xuất gia.
Đó là di sản của
chúng tôi. Tôi không đấu tranh cho sự bình
đẳng; tôi
đấu tranh cho
quyền lợi
của mình.
- Bà nghĩ
thế nào với sự
khác biệt giữa giới luật dành cho Tăng (patimokkha)
với 227 quy tắc, và
Ni với 311 quy
tắc? Bà có nghĩ là
trong tương lai
các quy tắc đó
có thể được xem xét lại?
- Không. Theo
Phật giáo Nguyên thủy, bất cứ điều gì được
Đức Phật ban
ra, chúng tôi
chấp nhận
điều đó như thế. Tôi
không thấy có gì sai với
các con số này;
nếu bạn
thực sự nghiên cứu chúng,
bạn sẽ thấy sự khác biệt
rất nhỏ nhoi. Thí dụ, một số quy tắc
bên Tăng được tính là một, nhưng khi áp dụng cho
phía bên Ni thì được chia nhỏ ra thành tám quy tắc.
Tám quy tắc hay
một quy tắc - đây không phải là vấn đề
lớn đối với chúng tôi. Đôi khi,
vì không có
thời gian để đi vào chi tiết, tôi chỉ đơn giản nói, "Vâng,
vì Đức Phật tin
rằng
chúng tôi
có thể giữ
nhiều quy tắc hơn!"
- Qua hai
mươi năm, sự chống đối
của Tăng
đoàn Thái Lan đối với sự xuất gia của người
nữ có
thay đổi
không?
- Có ạ - giờ họ
im lặng. Ngoài ra, Sangharaja
hiện tại [Trưởng
Tăng
đoàn Thái Lan] và nhiều vị
sư biết cá nhân tôi.
Tôi hy vọng
rằng
Tỷ-kheo-ni
sẽ đi đúng
hướng. Nếu
họ không gây ra bất kỳ vấn đề nào thì cuối cùng
Tăng đoàn sẽ
chấp nhận họ, thậm chí quý sư sẽ còn có
động thái hỗ trợ họ.
- Bà
có nghĩ rằng Đạo luật
1928 cấm
người nữ xuất gia sẽ bị
thu hồi?
- Đạo luật đó
không hợp lệ và không tuân theo
tinh thần của hiến pháp; do đó, về mặt pháp lý, nó
không hợp lệ. Tuy nhiên, theo
văn hóa Thái,
khi một sắc lệnh
được hoàng gia
ban ra, rất khó để
vô hiệu nó.
Nhưng từ quan điểm pháp lý nghiêm ngặt, chính phủ có thể làm điều đó. Tăng đoàn
không thể thu hồi nó, nhưng ít nhất, họ không nên trích dẫn hay ủng hộ nó.
Đạo luật đó gây
trở ngại cho Tăng đoàn Thái Lan. Nhưng nếu
họ không
cản trở sự có
mặt của Ni đoàn, thì sẽ phù hợp
với luật pháp
hơn.
- Thái độ
của người Thái đối với nữ tu
đã thay đổi như thế nào trong hai mươi năm qua?
- Bây giờ
khi các nữ tu
xuất hiện nơi công cộng, mọi người không còn
cảm thấy khó chịu
nữa. Họ coi đó là một phần của cuộc sống hàng ngày.
Họ không đặt
nhiều vấn đề
như trước đây. Vì vậy, các
nữ tu có mặt
ngày hôm nay, hai thập kỷ sau tôi
- họ thoải mái hơn nhiều.
Bây giờ sai trái hay không là do chính các nữ tu. Họ phải chân thành
trong tâm
nguyện của mình và không
biến việc đi tu thành việc “kinh doanh”. Người cư
sĩ đặt
niềm tin vào
các tu sĩ; chúng ta không được lợi dụng niềm
tin đó. Điều đó rất quan trọng
- chúng
tôi đã thấy nó
xảy ra trong
Tăng
đoàn. Không
nên để nó
xảy ra trong Ni
đoàn.
- Làm thế
nào để tránh biến việc tu hành của người nữ
thành
việc kinh doanh?
- Chúng
tôi cố gắng hết
sức để đào tạo và giáo dục các nữ tu. Chúng
tôi chất vấn họ: "Tại sao
muốn xuất gia?"
Ý định xuất gia,
ngay từ đầu, phải là ý định đúng đắn.
Có người xuất gia
đơn giản vì họ nghĩ rằng đó là một cách để kiếm
tiền; nếu họ bắt đầu với loại ý tưởng đó, thì tất nhiên họ sẽ không thể tiếp tục
tu hành. Nhưng nếu họ có một ý định rõ ràng
và muốn được xuất gia
để thực hiện mong muốn của Đức Phật, thì họ đang đi
đúng hướng.
Ví dụ, ngay bây giờ, vì Covid-19, chúng ta đã phải
chịu nhiều thiệt thòi
về kinh tế. Chính phủ đã
phát động
chương trình hỗ trợ người nghèo. Người nữ tu
sẽ tự hỏi có nên nộp đơn xin hỗ trợ hay
không vì đối với
chính phủ, họ là
người dân, do
đó họ có
đủ điều kiện để
được giúp đỡ.
Nhưng
giờ bạn là
tu sĩ, bạn đã được mọi người ủng hộ.
Còn đây là chính quyền đang cố gắng giúp đỡ người
nghèo. Đừng lợi dụng
lòng tốt của họ; đừng cố gắng trục lợi. Tôi có thể
đưa một thí dụ.
Bạn biết rồi
đấy, người Thái thích
tạo công đức
bằng cách mang tiền đến cúng dường cho các
sư phải
không? Ở tu viện của chúng tôi, người
ta không phải
mang tiền đến
để tạo
công đức. Tôi đã thiết lập nơi đây như một
ngôi chùa sinh thái, vì vậy chúng tôi nói
với Phật tử
rằng họ
có thể mang tiền nếu
muốn, nhưng
họ cũng
có thể mang rác để tạo công đức.
Vì vậy, bây giờ họ mang rác, và chúng tôi
phân loại tất
cả để tái chế.
Chúng tôi cũng chỉ cho họ cách tái chế và tái sử
dụng các mặt hàng. Chúng tôi cắt áo sơ mi cũ
ra nhiều mảnh, rồi
dệt chúng thành thảm;
tôi đã dệt bốn
hoặc năm tấm thảm và tặng chúng cho các thí
chủ.
Chùa này được
cung cấp năng lượng mặt trời. Chúng tôi sử dụng năng lượng sạch. Chúng tôi chăm
sóc môi trường. Mỗi tháng chúng tôi bán tái chế của
mình trở lại
cho các
nhà máy.
Lúc nào chúng
ta cũng
có thể tái chế,
ngay cả hơi thở của
mình. Khi bạn
hít thở không khí trong lành,
nuôi dưỡng bản thân và khi bạn thở ra, hãy gửi năng
lượng tràn đầy tình thương
yêu và chăm sóc
cho người.
-
Thông điệp của bà
dành cho các
bạn đồng hành
trên đường
tu,
đặc biệt
người
nữ là gì?
-
Chỉ điều này: đừng nghĩ rằng bạn không thể làm điều
gì
đó. Bạn chỉ cần làm cho nó xảy ra bằng cách bắt đầu. Và mọi người khác sẽ
góp tay.
Diệu Liên Lý Thu Linh
(Lược dịch theo: To Walk Proudly as Buddhist
Women, Buddhadharma, Summer 2021)