Khoan dung: biển cả dung chứa phiền não
Khoan dung
Khoan dung: biển cả dung chứa phiền não
TRƯƠNG BỒI CANH
-
NHÃ TUỆ dịch
Có thể khoan dung khiêm nhường thì sẽ hóa giải không ít ân oán hiềm khích,
lại
càng có thêm nhiều bạn bè.
Có
thể rộng rãi độ lượng thì có thể tiều trừ nghi hoặc phiền não, sống một cuộc đời
thanh thản.
Tục ngữ có câu: “Con người nào phải thánh hiền, ai chẳng lầm lỗi.”
(Nhân phi thánh hiền, thục năng vô quá).
Đặc biệt
khi
đặt mình vào trong xã hội hiện đại với các mối quan hệ giao tiếp thường xuyên
phức tạp, đòi hỏi lời nói và hành động không được có một chút sai sót, trong
lòng tuyệt đối không có một chút áy náy,
đó
là một việc thật không dễ dàng. Một khi vô tình có hành động và lời nói không
hay, thậm chí gây ra sai lầm nghiêm trọng, thì mong muốn lớn nhất lúc
ấy
chính là đối phương có thể khoan dung độ lượng và tha thứ cho mình.
Luận ngữ
nói: “Ở
đời điều gì mình không mong muốn thì đừng làm cho người khác.”
(Kỷ
sở bất dục, vật thi ư nhân). Cái đạo trung thứ chính là có thể đặt mình vào hoàn
cảnh/vị trí của người khác, dùng tâm mình để nghĩ cho người khác.
Chúng
ta hy
vọng người khác đối đãi với mình thế nào, thì chúng ta cũng nên đối đãi với
người khác như thế ấy. Có thể thông cảm cho người khác, mở rộng tấm lòng bao
dung người khác, chính là người nhân nghĩa có tấm lòng rộng lượng, cũng có thể
nói là bậc trí giả không chấp nhặt những việc cỏn con, khí phách hào phóng. Mà
muốn có được tấm lòng bao la rộng lớn, phong thái hiên ngang này, thì có thể
thông qua quá trình rèn luyện giáo dục và tự tu dưỡng bản thân.
Trong xã hội với một lịch sử lâu đời và nền văn minh tiến bộ, quốc gia dựa vào
pháp chế để trị quốc, xã hội lấy đạo đức làm trọng. Giữa người với người nên đối
đãi với nhau chân thành, có qua có lại, càng quan trọng hơn là mọi người cần
phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, cùng bao dung cho nhau.
Nếu
như cứ ích kỷ
hẹp hòi, bạc bẽo vô tình, thậm chí nhớ dai thù vặt, vong ân phụ nghĩa, lòng
người hẳn nhiên mất đi sự hiền hòa đôn hậu, xã hội cũng sẽ mất đi hơi ấm tình
người với những yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
Thông thường người ta hay đòi hỏi người khác, chỉ trích người khác, nhưng lại
rất hiếm khi nhìn lại bản thân, kiểm điểm lại chính mình. Trong giao tiếp giữa
con người với nhau, có thể dễ dàng nhìn thấy cái sai của người khác, nhưng lại
rất khó để nhận ra khuyết điểm của chính mình. Một khi hai bên xảy ra xích mích
bất hòa, thường sinh ra sự hai mặt của nhân cách: khi phê phán người khác, y hệt
như một phán quan vô tư mặt lạnh;
còn khi
che giấu biện hộ cho chính mình, thì lại biến thành kẻ lấp liếm đảo ngược thị
phi.
Như vậy là
mất đi cái gọi là chí công vô tư, lại còn lệch khỏi quỹ đạo nhận thức khách
quan, lý
tính, công bằng và chính nghĩa.
Người quân tử và kẻ tiểu nhân khác nhau ở điểm nào? Sự khác biệt chính là ở chỗ
thái độ ứng xử và tư cách đạo đức cao hay thấp, tấm lòng khí phách rộng rãi hay
hẹp hòi. Giao du với người quân tử thậm chí là cả
ở
trong thi đấu thể thao, cần phải giữ lấy quy phạm lễ nghĩa và quy
tắc trò chơi; cho dù lý
niệm đối lập thì cũng có thể ngồi lại luận giảng đạo lý,
dùng trí để thắng, dùng đức để thu phục lòng người, tôn trọng lẫn nhau. Còn như
kẻ tiểu nhân đê tiện thì lại động một tí là nói lời độc ác, thậm chí còn thượng
cẳng chân hạ cẳng tay.
Một tấn than đá khó mà làm biển hồ ô nhiễm nghiêm trọng; một giọt mực lại có thể
làm cho một ly
nước trong đổi màu hoàn toàn. Đủ thấy kích thước lớn mới có thể dung chứa được
vật, tấm lòng rộng lượng mới có thể bao dung cho người. Chúng ta tu thân dưỡng
tánh thì phải cố gắng tu dưỡng sao như người tài đức mà ta đã gặp, đối đãi với
người phải rộng lượng, nhưng phải kỷ
luật nghiêm khắc với chính mình; khí khái khoan dung mới có thể tôn trọng người
khác, bao dung người khác;
không nên tự cho mình là đúng, bảo thủ cố chấp. Nếu như có thể làm được như vậy,
ắt có thể hóa giải hiềm khích, tiêu trừ phiền não, sống một cuộc đời ung dung tự
tại.
Nguồn: Trương Bồi Canh (2003), Trí tuệ đích thược thi, NXB.Từ Tế
Văn hóa Chí nghiệp, thành phố Đài Bắc, tr.88-90.