Tâm hồn trong sáng quý hơn kim cương đắt giá

Tâm hồn trong sáng quý hơn kim c

Tâm hồn trong sáng quý hơn kim cương đắt giá

 

TRƯƠNG BỒI CANH - NHÃ TUỆ dịch

 

Kim cương khiến tâm con người lay động là một vật chất cứng chắc không t vết, đẹp đẽ quý giá nhất thế giới; nhưng thứ cao quý đáng để mọi người quý trọng hơn cả chính là một tâm hồn trong sáng - chân thật.

Hầu hết chúng ta đều thích kim cương, bởi vì nó là vật chất cứng chắc hoàn hảo, đẹp đẽ lộng lẫy, giá cả lại đắt đỏ nhất trên thế giới. Nhưng cho dù nó có quý hiếm đẹp đẽ thế nào đi chăng nữa, suy cho cùng cũng chỉ là vật ngoài thân. Với cá nhân, thứ không sợ bị mất, không sợ bị đánh cắp, đi cùng ta suốt cả cuộc đời, lại bền lâu và cao quý hơn cả kim cương, chính là sự trong sáng và chân thành bên trong mỗi con người.

Tâm trong sáng chính là sự thành thực không giả tạo. Ngạn ngữ xưa nói rằng: “Không ai có thể đánh bại người trung thực. Xảo quyệt gian trá, đầu cơ trục lợi, hoặc có thể mưu lợi một lúc, đắc thế nhất thời, nhưng một khi bị người ta vạch trần nhìn thấu, sẽ bị mọi người khinh bỉ, thậm chí lên án công kích. Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1809-1865) cho rằng làm người phải trung thực. Ông ấy từng nói một câu nổi tiếng: “Bạn có thể đánh lừa hầu hết mọi người vào một số thời điểm, bạn cũng có thể đánh lừa một số người suốt đời. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn không thể lừa dối tất cả mọi người trong mọi lúc”.

Phải tuyệt đối thành thật vốn là điều không hề dễ dàng; người hoàn toàn có thể làm được điều đó e là không có nhiều. Có người quyền biến phương tiện, có người thi thoảng giờ trò trục lợi, người xưa cũng nói: “Tiết tháo về cương thường luân lý không được vượt qua giới hạn, tác phong sinh hoạt hàng ngày có chỗ không hợp cũng tạm chấp nhận được (Đại đức bất du nhàn, tiểu đức xuất nhập khả dã). Ví dụ, nói dối, trộm cắp đều là những hành vi không thành thật, nhưng nếu như lấy động cơ luận (lý thuyết động cơ) để làm tiêu chí đánh giá, thì khó mà xác nhận được thiện ác đúng sai đối với ý nghĩ hành vi ấy. Chúng ta thường có xu hướng coi trọng động cơ thiện ác, hơn là kết quả tốt xấu.

Người ta thường cho rằng những gì nói ra không nhất quán, thậm chí trái ngược với sự thật, đấy chính là lời nói dối. Tuy nhiên, người mẹ cho con uống thuốc, lừa con nói là thuốc không đắng, thì không ai nói người mẹ giả dối, cũng sẽ không có đứa con nào vì điều này mà thù oán mẹ; bởi vì động cơ của người mẹ là thiện, chính là muốn chữa khỏi bệnh cho con.

Lấy đồ của người khác mà không nói với chủ là ăn cắp, đương nhiên hành vi đó là không thành thực, không có đạo đức. Tuy nhiên, nhân viên tình báo vì bảo vệ an toàn quốc gia, đánh cắp thông tin tình báo của quân địch, chẳng những không phải là khiếm khuyết về nhân cách, mà là lòng trung thành, lanh trí và dũng cảm, đáng được biểu dương khen thưởng.

Đời người có nhiều việc chẳng biết phải làm thế nào, thiên hạ có lắm chuyện bất đắc dĩ. Tình cảnh thúc ép, tình hình bức thiết, hoặc vì áp lực tình nghĩa, đôi khi phải dùng phương tiện quyền xảo, cũng là điều khó tránh khỏi. Nhưng về cơ bản, làm người phải có phẩm cách, hành sự phải có nguyên tắc, đây là lý niệm cơ bản không thể dao động. Mạnh Tử thì cho rằng làm người nhất định phải “Giàu sang không phóng đãng, nghèo hèn không đổi lòng, vũ lực không khuất phục”. Có như thế mới là bậc đại trượng phu quang minh lỗi lạc, không hổ thẹn với trời đất.

Muốn trở thành một bậc đại trượng phu tiết tháo mạnh mẽ, lại có thể tự do vô ngại, thì đòi hỏi phải đầy đủ trí tuệ đối nhân xử thế “ngoài mềm trong cứng” (bề ngoài hòa đồng, bên trong nguyên tắc). Chung sống với người khác có thể tùy cơ ứng biến, hòa hợp dung thông; nhưng bên trong lại giữ vững nguyên tắc cái gì ra cái đó, việc đúng việc tốt thì cứ kiên trì thực hiện. Không cao ngạo ép người, cũng không qua loa cẩu thả, giữ tấm lòng trong sáng và phẩm chất cao thượng của bậc quân tử.

Đời người cần phải có những khát vọng để theo đuổi, cũng có nghĩa là đời người cần có lý tưởng, phấn đấu cần có mục tiêu; do đó cần phải có lòng kiên trì, có sự chọn lựa (lấy hoặc bỏ). Những thứ kiên trì theo đuổi như thế chính là lý tưởng của đời người và là lý niệm đạo đức mà con người được cho là người; những thứ cần phải quyết đoán chọn lấy hay loại bỏ chính là các mặt đối lập thật hoặc giả, thiện hoặc ác, đẹp hoặc xấu.

Thiện là những thứ tốt lành, nhưng giả thiện lại càng tệ hơn cả cái ác; đẹp là tốt đẹp, giả đẹp thì chả có chút giá trị gì cả. Chỉ có sự trong sáng mới vượt qua nổi thử thách, cũng là cái thiện và cái đẹp cao nhất. Một tâm hồn trong sáng thuần khiết, giá trị của nó chắc chắn tốt hơn một viên kim cương đắt giá, nó càng hoàn hảo và bền lâu hơn.

Nguồn: Trương Bồi Canh (2003), Trí tuệ đích thc thi, NXB.Từ Tế Văn hóa Chí nghiệp, thành phố Đài Bắc, tr.108-111.

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle