Nguyên Giác
Ảnh minh họa (được
vẽ bởi
tác giả)
Thiền Tông đầy
những sương khói huyền
thoại, ngay khởi đầu là
nụ cười ngài
Ca Diếp khi thấy
Đức Phật cầm lên
một bông hoa. Và rồi
toàn bộ
lịch sử Thiền, từ
chiều dài hơn hai thiên
niên kỷ cho tới chiều
rộng
lưu truyền sang
nhiều
quốc gia, mỗi nơi
lại thêm nhiều huyền
thoại. Trong đó, một
khuôn mặt ẩn hiện nhiều
huyền thoại là ngài
Bồ Đề Đạt Ma. Bài
này sẽ viết về một số
huyền thoại
liên hệ tới ngài
Bồ Đề Đạt Ma, và
về
Tâm Kinh, bản văn
được ngài chọn làm một
trong 6 cửa vào đạo. Bài
viết chỉ là những
suy nghĩ riêng,
vì
tác giả
không đại diện
cho bất kỳ
thẩm quyền nào.
Những gì nơi đây nếu
phù hợp với
Chánh pháp, chỉ
là chút cơ may trộm được
ý của
Đức Phật. Những
gì sai sót có thể có,
chỉ vì
tác giả
tu học chưa
tới nơi khả dụng.
Do vậy
độc giả được mời
gọi đặt
nghi vấn nơi bất
kỳ dòng chữ nào trong
bài này, lúc đó hãy tự
nhìn vào tâm,
đối chiếu tâm với
ý kinh và tự
thẩm định.
Nói
cho cùng, có gì trên đời
này mà thiếu vắng huyền
thoại.
Thế giới đầy
những sương mù, hư hư
thực thực. Ngay thời
hiện đại, dù là
đã có
phương tiện
truyền thông
thần tốc như điện
thoại
thông minh,
Internet… những gì
chúng ta thấy
nghe thực sự chỉ là vài
mươi mét, và
xa hơn là phải
nhờ nghe kể lại, nhờ đọc
trên mạng, nhờ xem TV,
vậy mà tin giả,
tin vịt vẫn
bùng nổ khắp nơi.
Trong khi Đài TV này và
kênh YouTube kia nói
chuyện này là ABC, thì
Đài TV nọ và kênh
YouTube khác lại cãi hẳn
là CBA.
Ý kiến dị biệt
thì cũng được, nhưng
sự thật là chuỵện
xảy ra sao lại được kể
khác nhau. Do vậy,
chuyện quý ngài nhiều
thế kỷ trước phả đầy
sương khói khó phân là
điều
dễ hiểu.
Tổ
thứ 27 là một Ni sư? Một
điển hình về
nghi vấn huyền
thoại: Có phải tổ thứ 27
Thiền Tông là một
Ni Sư, và
Ni Sư này là Thầy
dạy đạo,
truyền pháp cho
ngài
Bồ Đề Đạt Ma?
Chúng ta chỉ biết
một
thực tế
lịch sử:
Bồ Đề Đạt Ma
(Bodhidharma) là người
mang
Thiền Tông vào
Trung Hoa
truyền bá khoảng
thế kỷ thứ 5 hay thứ 6.
Trong khi
Bồ Đề Đạt Ma được
gọi là tổ thứ 28
Thiền Tông, thầy
của ngài là
Bát Nhã Đa La
(Prajnatara) trong
truyền thuyết
thường nhìn như một vị
tăng, nhưng một số
tài liệu khảo sát
lại cho thấy ngài
Bát Nhã Đa La là
một vị ni. Theo tự điển
Wikipedia, ngài
Bát Nhã Đa La còn
tên gọi là Keyura,
Prajnadhara, hay
Hannyatara,
tổ sư thứ 27 của
Thiền Tông.
Sử
ghi rằng Ngài
Bát Nhã Đa La
(không nêu rõ
tính phái) sinh
trong một
gia đình
Bà La Môn ở miền
Đông
Ấn Độ,
mồ côi từ thuở
bé. Vì không có tên
gia đình, do vậy
ngài được đặt tên là
‘Vòng Ngọc Quý’ hay là
'Keyura' trước khi
xuất gia. Khi Tổ
thứ 26 là ngài
Punyamitra tới thăm miền
đất của vua của
Bát Nhã Đa La,
ngài Punyamitra chận
chiếc xe của vua lại khi
nhìn thấy
Bát Nhã Đa La quỳ
lạy. Lúc đó,
Bát Nhã Đa La
được Punyamitra
nhận ra là một
môn đệ
kiếp trước của
ngài và chính
Bát Nhã Đa La là
một
hóa thân của
Bodhisattva
Mahasthamaprapta (Bồ
Tát Đại Thế Chí).
Punyamitra chọn
Bát Nhã Đa La làm
người nối pháp
Thiền Tông.
Thế
rồi ngài
Bát Nhã Đa La đi
về nam
Ấn Độ, gặp
Bồ Đề Đạt Ma là
hoàng tử út của một vị
vua. Trước khi
viên tịch ở tuổi
67,
Bát Nhã Đa La dạy
Bồ Đề Đạt Ma hãy
đi sang Trung Hoa để dạy
pháp. Tới lúc
viên tịch, ngài
Bát Nhã Đa La bay
lên trời,
hóa thành lửa
thiêu rụi, rồi mưa
xá lợi rơi xuống
cho các học trò. Sách
Truyền Đăng Lục
(The Transmission of the
Lamp) ghi lại nhiều
lời tiên tri của
ngài
Bát Nhã Đa La,
trong đó có tiên đoán
rằng sẽ
xuất hiện một
Thiền sư
tài năng là
Mã Tổ Đạo Nhất
(Mazu Daoyi) và
Thiền Tông rồi sẽ
lan truyền khắp cõi nước
Trung Hoa.
Phần
lớn theo
truyền thống nghĩ
rằng ngài
Bát Nhã Đa La là
nam giới cũng như các vị
tổ sư Thiền khác.
Nhưng một số nhà
nghiên cứu
Phật học thế kỷ
20
tìm ra một số dấu
chỉ, cho thấy ngài
Bát Nhã Đa La có
thể là
nữ giới. Tên của
ngài là Prajnatara, là
ghép từ tên hai vị nữ
Bồ Tát ---
Prajnaparamita (Bát
Nhã Ba La Mật Đa)
và Tara (Đa
La), cả hai vị
đều được kính ngưỡng
trong
Phật Giáo Tây Tạng.
Năm 2008,
nhà sư Koten
Benson (Viện trưởng
Thiền viện Lions
Gate Buddhist Priory ở
Canada) nêu ra
nghi vấn rằng
ngài
Bát Nhã Đa La có
thể là một
phụ nữ, và vị nữ
lưu này là
Sư Trưởng của
tông Sarvastivadin (Nhất
thiết hữu bộ).
Nhà sư Benson nói
rằng
truyền thống
khẩu truyền tại
Kerala (một tiểu bang
Ấn Độ, nơi
Phật Giáo
thịnh hành trước
thế kỷ thứ 10) và
truyền thống
khẩu truyền trong
Thiền Tông
Đại Hàn (Korean
Seon, hay Korean Zen
Buddhism) nhìn ngài
Bát Nhã Đa La là
một
phụ nữ, và
chứng cớ khảo cổ
mới tìm ở nam
Ấn Độ
xác nhận có
hiện hữu của các
Ni Sư
truyền giáo
nổi tiếng. Thế
rồi,
học giả Benson
nêu
nghi vấn, có thể
truyền thống
trọng nam tại
Trung Quốc đã
dần dần xóa đi
hình ảnh
phụ nữ khi nói
tới Thầy của ngài
Bồ Đề Đạt Ma,
nhưng khi
Thiền Tông truyền
sang
Đại Hàn vẫn còn
ghi lời
truyền khẩu rằng
Bát Nhã Đa La là
một
Thiền sư ni.
Trong
bản văn Shobogenzo (True
Dharma Eye Treasury --
Chánh Pháp Nhãn Tạng),
tác phẩm viết
trong thế kỷ 12 của
Thiền sư
Nhật Bản Dogen,
khi
liệt kê thứ tự
các vị
tổ sư Thiền Tông,
đã ghi rằng ngài
Hannyatara (tên trong
tiếng Nhật của ngài
Bát Nhã Đa La) là
phụ nữ trong
chương 50.
Gần
chúng ta nhất là
bài viết nhan đề “Who
Was Prajnatara?” (Ai là
Bát Nhã Đa La?)
trên tạp chí Lion’s Roar
vào tháng 10/2018,
tác giả là
Geoffrey Shugen Arnold,
vị
Thiền sư
trụ trì của
Thiền viện Zen
Mountain Monastery tại
núi Mt. Tremper, New
York, và cũng là
trụ trì của
trung tâm Zen
Center of New York City.
Bài viết của
nhà sư Geoffrey
Shugen Arnold nêu rằng,
đầu tiên ông chú ý là
nhiều năm trước, qua một
bài viết của một người
nối pháp của
Thiền sư ni Jiyu
Kennett Roshi, vị
sáng lập
Thiền viện Shasta
Abbey. Khi
Ni sư Jiyu
Kennett Roshi
tu học bên
Nhật Bản, thầy
của
Ni sư là Koho
Zenji kể cho
Ni sư nghe rằng
có những
Thiền sư ni trong
dòng pháp trực tiếp của
dòng này. Nhiều năm sau,
Ni sư Jiyu
Kennett
yêu cầu một trong
các
môn đệ của
Ni sư khảo cứu
chuyện đó.
Nghiên cứu của
người này đã dẫn tới các
văn bản cổ trong
Thiền Tông
Đại Hàn trong đó
ngài
Bát Nhã Đa La
được
mô tả là một
phụ nữ,
đồng thời
tìm ra
chi tiết khảo cổ
cho thấy có
truyền thống
lịch sử và
khẩu truyền của
PG từ Kerala ở phía nam
Ấn Độ, nơi ngài
Bát Nhã Đa La
từng
cư ngụ và được
ghi nhớ
trong lịch sử địa
phương là một
phụ nữ.
Nhà sư Geoffrey
Shugen Arnold đã viết
thư cho nhiều
học giả Phật Giáo
để
tìm hiểu chuyện
này. Một người
bác bỏ ngay.
Nhưng một vị khác nói là
có
nghe lời đồn như
thế, và nghĩ chuyện
Bát Nhã Đa La là
phụ nữ có thể là
sự thật
lịch sử, nhưng
người ghi sử không nêu
rõ
yếu tố
tính phái và rồi
đời sau nghĩ rằng
tất cả những vị không
được ghi rõ
tính phái chính
là nam giới.
Rồi
tới
chúng ta, người
học Phật tại
Việt Nam, một
cách tự động cũng nghĩ
rằng Thầy của
Bồ Đề Đạt Ma cũng
là nam giới, kiểu như
hình dung ra một
ông sư già tên là
Bát Nhã Đa La với
ngôn phong kỳ bí và cách
ngài dạy đạo cho
Bồ Đề Đạt Ma cũng
hẳn là siêu xuất
ẩn mật.
Thực tế, một vị
tổ là nam hay nữ chỉ có
ý nghĩa đối với
các sử gia,
ngoài ra chẳng có
gì để bận tâm nhiều ---
vì
tâm giải thoát
vốn không chút gì nam
hay nữ hay xanh đỏ tím
vàng, vì
tâm giải thoát
bất khả
định danh để gọi
là Bắc truyền hay Nam
truyền, và vì
tâm giải thoát
cũng không thể vướng
chút gì để gọi là Ấn,
Hoa, Việt, Nhật, Thái,
Hàn, Mỹ, Pháp…
Ngài
cũng là võ sư? Thế rồi
ngài
Bồ Đề Đạt Ma vào
Trung Quốc
hoằng pháp theo
lời dạy của ngài
Bát Nhã Đa La.
Theo
truyền thuyết,
Bồ Đề Đạt Ma
không chỉ
truyền pháp
Thiền Tông, mà
còn dạy môn võ sau này
gọi là Võ
Thiếu Lâm. Theo
Tự Điển Bách Khoa Mở
(Wikipedia), thời điểm
Bồ Đề Đạt Ma đến
Trung Quốc cũng
được kể dị biệt, một
trong những thuyết nói
rằng ông đến vào
triều đại Lưu
Tống (420-479) hay muộn
hơn vào
triều đại nhà
Lương (502-557). Ngài
chủ yếu
hoạt động tại
lãnh thổ của các
triều đại Bắc
Ngụy (386-534).
Thời kỳ
truyền bá của
ngài khoảng vào đầu thế
kỷ thứ 5. Ngài là Tổ thứ
28 và
cuối cùng sau
Phật
Thích-ca Mâu-ni
của
Thiền tông
Ấn Độ và là
Sơ tổ của
Thiền tông
Trung Quốc.
Khi
Bồ Đề Đạt Ma tới
TQ,
chúng ta có thể
đoán lúc đó là
thịnh thời của
Phật Giáo. Vì lúc
đó, tuy là có những lúc
chiến tranh, nhà vua
Lương Vũ Đế đã
liên tục cho xây
trong nước nhiều chùa
chiền,
bảo tháp. Như
thế, có thể đoán rằng
lúc đó người dân rủ nhau
đi chùa đông ào
ạt, và hẳn là
tăng ni
tu học sôi nổi.
Khi tới nước khác
hoằng pháp,
trước tiên là nên
gặp vua trước.
May mắn,
Bồ Đề Đạt Ma được
giúp cho gặp vua
Lương Vũ Đế. Thế
rồi
cuộc nói chuyện
giữa vua
Lương Vũ Đế và
ngài
Bồ Đề Đạt Ma
trở thành một
phần
lịch sử quan
trọng, cho thấy ngôn
phong Thiền của
ngài rất lạ tai với nhà
vua (và hẳn cũng là rất
lạ tai với hầu hết
Phật Tử). Đoạn
đối thoại giữa vua
Vũ Đế và
Bồ Đề Đạt Ma như
sau, theo bản dịch trong
sách "33 Vị
Tổ Ấn Hoa" của HT
Thích Thanh Từ.
Vua
Vũ Đế hỏi: Trẩm
từ
lên ngôi
đến nay thường
cất chùa, chép kinh,
độ Tăng ni, không
biết bao nhiêu, vậy có
công đức gì
chăng?
Ngài
Bồ Đề Đạt Ma đáp:
Đều không có
công đức.
- Tại sao không có công
đức?
- Bởi vì những việc ấy
là nhơn
hữu lậu, chỉ có
quả báo nhỏ ở
cõi người
cõi trời, như
bóng theo hình, tuy có
mà chẳng phải thật.
- Thế nào là
công đức chơn
thật?
– Trí
thanh tịnh tròn
mầu, thể tự không lặng,
công đức như thế
chẳng do
thế gian mà cầu.
- Thế nào là
thánh đế
nghĩa thứ nhất?
- Rỗng rang không
thánh.
-
Đối diện với trẩm
là ai?
– Không biết.
Ghi nhận rằng đối
thoại này cho thấy cách
truyền pháp về
sau của ngài
Bồ Đề Đạt Ma. Sau
đây là trích bản Anh
dịch của Jeffrey L.
Broughton.
Emperor Wu: "So what is
the highest meaning of
noble truth?"
Bodhidharma: "There is
no noble truth,
there is only
emptiness."
Emperor Wu: "Then, who
is standing before me?"
Bodhidharma: "I know
not, Your Majesty."
Nếu
nói cho hợp tai vua, hẳn
là nên dựa theo Kinh
Phật để nói về
Tứ Thánh Đế (Khổ,
Tập, Diệt, Đạo). Thế mà
sư lại dám bảo là thực
sự không có
Thánh Đế nào, mà
chỉ có cái rỗng rang vô
thánh. Cho nên,
nhà sư mới bị vua
lạnh nhạt. Thiệt là đáng
tiếc, vì vua
Vũ Đế rất mực
mộ đạo, đã 4 lần
xuất gia ngắn
hạn. Tìm đâu ra một ông
vua
xuất gia tới 4
lần, dù là
xuất gia ngắn
hạn? Có lẽ ngài
Bồ Đề Đạt Ma biết
vua
thuần thành
mộ đạo, từng mấy
lần
xuất gia ngắn
hạn, cho nên mới đem
diệu lý rất mực
vi diệu ra nói
như thế. Thật tiếc. Cũng
như thời hiện nay tại
Việt Nam, trong
khi chùa cao, tượng lớn
đang được
xây dựng ào ạt,
nhỡ có sư nào nói rằng
như thế chỉ
vô ích thôi, thế
nào cũng không được
hoan hỷ.
Thế
rồi, sử sách
đời sau kể rằng
Bồ Đề Đạt Ma đi
tới
Chùa Thiếu Lâm.
Sách kể rằng, hoặc là
ngài bị từ chối, không
cho vào, hoặc là đón
nhận vào
thời gian ngắn
rồi trục xuất ra,
Bồ Đề Đạt Ma sống
trong một hang động gần
đó, nơi ngài “nhìn vào
vách trong 9 năm, không
nói gì trong
toàn bộ
thời gian này.”
(Theo Boyuan Lin,
tác phẩm
Trung Quốc Vũ
Thuật Sử, in năm 1966
bởi
Ngũ Châu Xuất Bản
Xã, Đài Bắc).
Đó là
một huyền thoại khả vấn.
Ngồi một chỗ, không nói
gì trong 9 năm, hẳn là
không đúng ý ngài là
muốn
hoằng pháp. Thêm
nữa, bởi vì ngài theo
truyền thuyết
cũng là một võ sư, nên
hẳn là chuộng sự
vận động để
giữ gìn
sức khỏe. Người
đời thường mà ngồi một
chỗ, không
đứng dậy một
tháng hẳn là gân xương
đều có thể hỏng. Những
chi tiết này
không quan trọng, có thể
là do
đời sau cường
điệu hóa. Bởi vì một
sách khác, ghi là
Bồ Đề Đạt Ma ngủ
gục 7 năm trong 9 năm
nhìn vách, nên tự cắt mi
mắt để khỏi ngủ gục,
theo
tác giả Jack
Maguire trong
tác phẩm biên
khảo Essential Buddhism.
Cũng là một huyền thoại
khả vấn. Thế rồi mi mắt
của ngài rơi xuống đất,
mọc lên thành cây trà;
đời sau
Thiền sinh có
thói quen uống
trà để
tỉnh thức trong
khi
tọa thiền.
Thế
rồi, theo sách khác kể,
sau 9 năm ngồi ngó vách
ngoài hang động,
Bồ Đề Đạt Ma được
các sư mời vào
Chùa Thiếu Lâm để
dạy đạo và dạy võ. Lại
có huyền thoại rằng ngài
viên tịch, trong
tư thế ngồi ở hang động.
Lại có huyền thoại rằng
Bồ Đề Đạt Ma
không dạy gì cho tới khi
gặp người sẽ
trở thành
môn đệ giỏi của
ngài là
Huệ Khả (Huike).
Một
truyền thuyết nói
rằng
Huệ Khả quỳ trong
tuyết lạnh để xin
Bồ Đề Đạt Ma dạy
pháp, và để
chứng tỏ nhiệt
tâm
cầu pháp,
Huệ Khả đã tự cắt
cánh tay trái. Truyện kể
cường điệu thôi,
thực tế không thể
như thế. Theo
truyền thuyết
khác,
Bồ Đề Đạt Ma trên
đường biển từ
Ấn Độ sang Trung
Hoa, đã ghé Indonesia,
truyền dạy
Kinh Đại Thừa và
võ thuật, môn võ đó có
tên là Silat, bây giờ
tên
phổ biến gọi là
võ Pencak Silat.
Truyền thuyết
khác kể rằng
Bồ Đề Đạt Ma sống
đến 150 tuổi,
cuối cùng bị đầu
độc và được
an táng ở
Hồ Nam. Sau đó
một vị tăng đi
hành hương ở
Ấn Độ về gặp
Bồ Đề Đạt Ma trên
núi Hùng Nhĩ.
Bồ Đề Đạt Ma, tay
cầm một chiếc dép,
cho biết mình
trên đường về
Ấn Độ và
Trung Quốc sẽ
tiếp nối dòng
Thiền của mình. Về tới
Trung Quốc vị
tăng này vội báo cho
đệ tử,
đệ tử mở
áo quan ra thì
không thấy gì cả, chỉ
còn một chiếc dép. Vì
tích này, tranh tượng
của
Bồ Đề Đạt Ma hay
được vẽ vai vác gậy mang
một chiếc dép. Một
truyền thuyết kể
rằng trước khi
Bồ Đề Đạt Ma về
Ấn Độ đã gọi các
đệ tử lớn --
Huệ Khả, Đạo Dục,
Ni
Tổng Trì,
Đạo Phó – tới
khảo sát chỗ sở đắc.
Trong
sách đã dẫn trên, HT
Thích Thanh Từ kể về
cách ngài
Bồ Đề Đạt Ma cho
học trò làm bài thi ra
trường, trích:
"Ở
Trung-Hoa gần chín năm,
Ngài thấy
cơ duyên đã đến,
liền gọi
đồ chúng hỏi: Giờ
ta
trở về sắp đến.
Các ngươi mỗi người nên
nói chỗ sở đắc của mình.
. Đạo-Phó ra thưa: Theo
chỗ thấy của con, chẳng
chấp
văn tự, chẳng lìa
văn tự, đây là
dụng của đạo; Ngài bảo:
Ngươi được phần da của
ta.
.
Bà ni Tổng-Trì ra
thưa: Nay chỗ hiểu của
con, như Tổ A-Nan thấy
nước
Phật A-Súc, chỉ
thấy
một lần, không
còn thấy lại; Ngài bảo:
-Ngươi được phần thịt
của ta.
. Đạo-Dục ra thưa:
Bốn đại vốn
không,
năm ấm chẳng có,
chỗ thấy của con không
một pháp có thể được;
Ngài bảo: Ngươi được
phần xương của ta.
. Đến Huệ-Khả
bước ra
đảnh lễ Ngài, rồi
lui lại
đứng yên lặng;
Ngài bảo: Ngươi được
phần tủy của ta."
Đọc
các đoạn trên, có thể
đoán rằng ngài
Bồ Đề Đạt Ma
trước khi xét điểm học
trò hẳn là đã hướng dẫn
môn đệ trong
nhiều
trường hợp, đã
dạy nhiều bài học qua
nhiều năm. Tới đây, cũng
có thể có một câu hỏi:
Đức Phật
Thích Ca xét điểm
thi ra trường của
môn đệ ra sao?
Đây
cũng là chỗ để
chúng ta chú ý,
bởi vì tà sư khi
xuất hiện luôn
luôn tự xưng là
đại pháp vương
hay
vô thượng sư.
Chúng ta không có
mắt
trí tuệ, cũng
không có
tha tâm thông,
nên chỉ có thể
dựa vào kinh để
đối chiếu
ngôn ngữ để khỏi
dính vào bẫy
tà kiến của
tà sư.
Trong
Kinh AN 6.49,
nhà sư Khema tới
thưa với Phật: "...Vị
ấy không nghĩ rằng: “Có
người
tốt hơn ta” hay
“Có người giống như ta”
hay “Có người
hạ liệt hơn ta”..."
Kinh ghi thêm, "Tôn
giả Khema nói như
vậy, Bậc
Đạo Sư
chấp nhận."
Rồi ngài Khema rời
pháp hội. Chặp
sau,
nhà sư Sumana
cũng
tới gần
Đức Phật và nói
như thế. Bản dịch của HT
Thích
Minh Châu viết, "Tôn
giả Sumana nói
như vậy, Bậc
Đạo Sư
chấp nhận."
Rồi ngài Sumana rời
pháp hội.
Kinh
AN 6.49 ghi rằng (bài
kệ cuối kinh nơi
đây sẽ ghi theo dạng
văn xuôi cho dễ
đọc): "Rồi
Thế Tôn, sau khi
Tôn giả Khema và
Tôn giả Sumana ra
đi không bao lâu, liền
bảo các Tỷ-kheo: Như
vậy, này các Tỷ-kheo,
các
thiện nam tử nói
lên
chánh trí, có nói
đến
mục đích, nhưng
không đề cập đến tự ngã.
Tuy vậy, ở đây một số kẻ
ngu nói lên
chánh trí một
cách ngạo mạn
đắc chí. Họ về
sau rơi vào nguy hại.
Không thắng, không
hạ liệt, Không ai
đồng đẳng Ta, Những
tư tưởng như vậy,
Không
chi phối các vị.
Sanh khởi đã
chấm dứt,
Phạm hạnh được
viên thành, Họ
lìa bỏ
kiết sử,
Hoàn toàn
được giải thoát."
(1)
Nghĩa
là, người đã
giải thoát sẽ
thường trực nhìn
thấy "không ta"
và không hề thấy có cái
ta nào để
đối chiếu là "ta
hơn, hay ta thua, hay ta
bằng người."
Tuy nhiên, không
dễ
đánh giá
chính xác người
khác tu tới cỡ nào, bậc
nào.
Đức Phật dạy
trong kinh AN 4.192 rằng
phải sống gần nhau trong
thời gian dài,
mới có thể hiểu phần nào
trình độ
giới định huệ của
người ở gần mình: "...này
các Tỷ-kheo, người này
do cộng trú với người
kia, biết như sau: “Trong
một
thời gian dài,
vị
Tôn giả này không
làm giới bị bể vụn,
không làm giới bị cắt
xén, không làm giới bị
vết nhơ, không
làm giới bị chấm, đen,
làm việc có
liên tục, hạnh
kiểm có
liên tục trong
các giới..." (2)
Do
vậy,
đánh giá vị tăng
này, vị ni kia,
cư sĩ nọ
tu học tới bậc
này hay bậc kia là
chuyện nhiều phần sẽ
sai lầm, và hẳn
là không
thích nghi với
người
thường trực không
nhìn thấy có “cái ta,
cái tôi, cái người” nào
để
đối chiếu,
so sánh.
Thái độ này cũng
để
cảnh giác những
người dễ tin vào các tà
sư đầy dẫy thời nay.
Hãy
suy nghĩ thêm thế
này:
siêu đẳng như
ngài Sariputta vẫn không
nhận ra ngài
Bhaddiya là một bậc
A La Hán, thì đời
thường như
chúng ta làm sao
dám
đánh giá người
khác thế này hay thế
kia. Kinh Ud 7.2 ghi
rằng ngay như một vị
đại A La Hán như
ngài Sariputta cũng
không
nhận ra rằng ngài
Bhaddiya the Dwarf đã là
một bậc
A La Hán siêu
xuất. Do vậy ngài
Sariputta đã "dùng
nhiều
phương pháp -
giảng dạy, thúc giục,
khích lệ và khuyến tấn
ngài Bhaddiya the Dwarf
bằng
pháp thoại
liên tục vì nghĩ
rằng ngài Bhaddiya vẫn
còn là kẻ
hữu học."
Đức Phật thấy thế
mới can ngài Sariputta
rằng thôi nhé, đừng dạy
nữa chi cho mệt, vì
Bhaddiya đã qua bờ kia
rồi, rằng dòng sông
tham ái đã khô
rồi, không còn gì lưu
chảy nữa. (3)
Tới
đây,
chúng ta nêu câu
hỏi: có thật
Bồ Đề Đạt Ma đã
gặp và nói chuyện với
Lương Vũ Đế hay
không? Theo
truyền thuyết,
Bồ Đề Đạt Ma gặp
vua
Vũ Đế khoảng năm
520. Cuộc đối thoại nghe
rất suông sẻ, như dường
ngài
Bồ Đề Đạt Ma đã
học nói tiếng Trung Hoa
nhiều năm mới giỏi như
thế. Viết thì có thể,
nhưng
nói lưu loát là
chuyện khó. Các
nhà sư
Việt Nam bây giờ
đã đi khắp toàn cầu,
hiển nhiên biết
rằng trở ngại
ngôn ngữ rất khó
vượt qua, nhất là
đối với người học ngoại
ngữ khi lớn tuổi. Chuyện
Bồ Đề Đạt Ma gặp
vua
Vũ Đế được kể lần
đầu tiên trong sách là
khoảng năm 758 do ngài
Thần Hội
(Shen-hui), học trò của
ngài
Huệ Năng
(Huineng), ghi vào sách.
Nghĩa là, từ khi gặp tới
khi ghi vào sách là hơn
230 năm.
Trí nhớ
trải qua mấy đời
kể lại.
Dĩ nhiên, cũng
không có
chứng cớ để nói
rằng không có chuyện đối
thoại như thế.
Theo
các sách ghi lại, đúng
là hai vị có
gặp nhau, nhưng
đối thoại có
y như kể lại
trong Thiền sử như thế
cũng là khả vấn. Dù vậy
các
Thiền sư có lý lẽ
riêng: mỗi người
chúng ta có thể
tự nhìn lại thân mình,
cũng là
ngũ uẩn, nhưng
không phải rằng chính
sự
hiện diện của
chúng ta trong
cõi này cũng là huyền
thoại hay sao. Thân
này có thật sao? Tâm này
có thật sao?
Thân tâm vốn
không thật, không
hư, không một pháp có
thể nói, vì
thân tâm mình
sinh diệt chảy
xiết từng khoảng khắc,
làm sao nói được là có
hay không có, hữu với vô
đều
bất khả thuyết,
thôi thì đành
nín bặt. Bởi vì
trong tận cùng, không
hề có gì gọi được là một
vật, tất cả
thế giới trong và
ngoài
chúng ta là một
tiến trình lưu chảy
không ngưng nghỉ.
Lấy gì để chỉ ra là có
vật này, hay vật kia?
Các
tổ sư ghi lại
trong tắc 33 của
Vô Môn Quan là
“Phi tâm, phi Phật”
(Chẳng phải tâm, chẳng
phải Phật) vì chẳng hề
thực sự có một pháp có
thể chỉ ra để
định danh. Ngài
Vô Môn (1183 - 1260)
bình luận ở tắc
33 rằng đây là “gan ruột
của thiền” và hễ thấu
suốt điểm này thì là
tu Thiền xong
rồi. Tắc 33
liên hệ tắc 30
của sách này, là “Tức
tâm, tức Phật” (Ngay tâm
này, tức là Phật); bởi
vì lìa
tâm không thể có
Phật; ngài Vô Môn
bình luận rằng
hiểu tận tường như thế
thì sẽ có thể mặc áo, ăn
cơm, nói và làm
y như Phật, nhưng
sẽ có nhiều
học nhân bị vướng
(hiểu là, không hay bằng
câu “phi tâm, phi
Phật”).
Theo
truyền thuyết,
Bồ Đề Đạt Ma để
lại
tác phẩm
Thiếu Thất Lục Môn,
được ngài Trúc Thiên
dịch là Sáu Cửa Vào Động
Thiếu Thất. Trong
này chia làm 6 cửa vào
đạo: (1)
Tâm kinh tụng:
tụng về bộ
Bát nhã Tâm kinh;
(2) Phá tướng luận: luận
về phép phá tướng; (3)
Nhị chủng nhập:
hai đường vào đạo; (4)
An tâm
pháp môn: phép
an tâm; (5) Ngộ
tánh luận: luận về phép
thấy tánh
thành Phật; (6)
Huyết mạch luận:
luận về mạch máu của
đạo Phật.
Hòa Thượng Thích
Thanh Từ cũng đã soạn
tác phẩm “Sáu Cửa
Vào Động
Thiếu Thất
Giảng Giải,” và
dùng làm
tài liệu dạy
thiền.
Có
một thắc mắc: Khi
Vũ Đế hỏi
ý nghĩa cao nhất
của
Thánh Đế, hẳn là
mong đợi một câu
trả lời nào
chăng? Theo lệ thường,
ai cũng nghĩ rằng có
Tứ Thánh Đế (Khổ,
Tập, Diệt, Đạo),
vậy thì
ý nghĩa tột cùng
Thánh Đế là gì?
Câu hỏi không có ý hỏi
thứ tự, vì nếu hỏi thứ
tự, thì
trả lời sẽ là
Khổ Đế là
Thánh Đế thứ
nhất.
Hiển nhiên,
Vũ Đế không hỏi
dễ dàng như thế. Câu hỏi
về
Thánh Đế
ý nghĩa tột cùng
hẳn là hàm ý khác. Nơi
đây,
chúng ta chỉ có
thể
dựa vào câu
trả lời của
Bồ Đề Đạt Ma mà
đoán ra ý của người hỏi.
- Thế
nào là
thánh đế
nghĩa thứ nhất?
- Rỗng rang không
thánh.
Tức
là, vốn là Không, là
rỗng rang.
Tư tưởng rất
Thiền Tông: vốn
là Không, vốn là không
thánh, cũng là không
phàm.
Chúng ta tìm được
nhiều câu
trả lời như thế
trong nhóm Kinh
Nhật Tụng Sơ Thời
(4), nghĩa là
những kinh
Đức Phật cho
chư tăng tụng
hàng ngày trong các năm
đầu
hoằng pháp. Có
thể gọi rằng nhóm Kinh
Nhật Tụng Sơ Thời
(KNTST) là
Thiền Đốn Ngộ, vì
không có chỗ nào để bấu
víu. Và đọc kỹ nhóm kinh
này, trong tận cùng là
chỉ thẳng vào
thực tướng của
tâm. Kinh Sn 5.15
(Mogharaja-manava-puccha
Các Câu Hỏi của
Mogharaja) trong nhóm
Kinh
Nhật Tụng Sơ Thời
ghi lời
Đức Phật dạy rằng
hễ nhìn thấy nội xứ và
ngoại xứ rỗng rang
Không tánh thì là
giải thoát,
trích:
“1119.
[Đức
Phật] Hỡi
Mogharaja, hãy luôn luôn
tỉnh thức và nhìn
thế giới như rỗng
rang, với cái nhìn về tự
ngã đã bứng gốc, người
đó sẽ
vượt qua sự chết.
Thần Chết không thể thấy
người đã nhìn
thế giới này như
thế.” (4)
Nghĩa
là,
Đức Phật nói rằng
nhìn ra
thực tướng
thế giới trong và
ngoài đều là không, thì
không
cần tu gì hết.
Bởi vì đã
vô ngã thì lấy
ngã nào mà tu nữa. Như
vậy, câu hỏi tới đây là,
như thế nào để
an trú trong
Không tánh?
Trong
Kinh
Tăng Nhất A Hàm
EA 45.6, bản dịch của
Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Đức
Thắng,
giải thích rằng
chỉ cần không dính (vô
sở trụ) gì vào
tứ tướng (ngã,
nhân,
thọ mạng,
chúng sinh) thì
sẽ thấy hành rỗng rang,
và là xong, trích:
“Phật
bảo Xá-lợi-phất:
“Lành thay,
lành thay, như
Xá-lợi-phất mới có thể
an trú nơi Không
tam-muội. Vì sao vậy?
Trong các tam-muội,
Không tam-muội là
tối thượng đệ
nhất.
Tỳ kheo
an trú Không
tam-muội
không chấp
trước ngã, nhân,
thọ mạng, cũng
không thấy có
chúng sinh, cũng
không thấy có
bản mạt của các
hành. Do không thấy
có, nên không tạo gốc rễ
của hành. Do không có
hành nên không còn
tái sinh
đời sau...
“Xá-lợi-phất, do
phương tiện này
mà biết rằng Không
tam-muội là tối đệ nhất
trong các tam-muội. Vua
trong các tam-muội là
Không tam-muội vậy.”
(5)
Bởi
vì tất cả do
duyên sinh, nên
không thể gọi là có một
vật gì, và là từ một
nguyên nhân nào,
y hệt như tiếng đàn khởi
lên từ nhiều duyên, và
chẻ ra trăm mảnh cây đàn
cũng không tìm được cái
gì là tiếng đàn từ đâu
tới và sẽ về đâu.
Thiền Tông là
sống
thường trực trong
nhận biết này và
không
cần tu gì khác.
Kinh
Tạp A Hàm SA 335,
bản dịch hai Thầy Tuệ Sỹ
và Đức Thắng, trích:
“Thế
nào là kinh
Đệ nhất nghĩa
không? Này các Tỳ-kheo,
khi mắt sanh thì nó
không có chỗ đến; lúc
diệt thì nó không có chỗ
đi. Như vậy mắt chẳng
thật sanh, sanh rồi diệt
mất; có
nghiệp báo mà
không
tác giả.” (6)
Đối
thoại giữa vua
Lương Vũ Đế và
ngài
Bồ Đề Đạt Ma còn
câu này:
“-
Đối diện với trẩm
là ai?
– Không biết.”
Chúng ta có thể
đoán rằng Vua đã được
báo cáo từ lâu về
vị sư
Ấn Độ kỳ lạ. Bây
giờ nghe nói năng kỳ lạ,
Vua muốn hỏi trong nỗi
ngờ vực, không rõ
đây là thánh hay phàm,
hay là bất kỳ những gì
ngoài các bản
báo cáo của các
quan.
Bồ Đề Đạt Ma
trả lời: “Không
biết.” Trong
Kinh Luận nhà
Phật, có nhiều chỗ ghi
câu hỏi về chữ “ai đây,
ai đó, ai vậy” kìa.
Kinh
Phật ghi lại rất
chi tiết về cách
nhìn về chữ “ai” bởi vì
hễ
khởi tâm là dễ
vướng vào
suy nghĩ có tôi,
có ta, có người. Kinh AN
4.36 ghi đoạn đối thoại,
Thiên tử Dona hỏi
rằng
Đức Phật có phải
là vị trời, hay là
càn thát bà, hay
là
dạ xoa (thần
hộ pháp), hay là
người… thì
Đức Phật nói rằng
ngài là Phật. Đoạn kinh
này nghe như đang nói về
Phật Tánh,
hiện khắp các cõi nhưng
vẫn là
vô lậu, một khái
niệm về sau được nhiều
luận sư
Đại Thừa nói tới:
“—Này Bà-la-môn, đối với
những người chưa đoạn
tận các
lậu hoặc, Ta có
thể là
chư Thiên, với
các
lậu hoặc đã đoạn
tận, được chặt đứt từ
gốc rễ, được làm thành
như thân cây ta-la, được
làm
cho không
thể hiện hữu,
được làm
cho không thể
sanh khởi trong
tương lai. Này
Bà-la-môn, đối với những
người chưa đoạn tận các
lậu hoặc, Ta có
thể là Càn-thát-bà, Ta
có thể là Dạ-xoa, Ta có
thể là Người, với các
lậu hoặc đã đoạn
tận, được chặt dứt từ
gốc rễ, được làm thành
như thân cây ta-la, được
làm
cho không
thể hiện hữu,
được làm
cho không thể
sanh khởi trong
tương lai.
Ví như, này
Bà-la-môn, bông sen
xanh, hay bông sen hồng,
hay bông sen trắng, sanh
ra trong nước, lớn lên
trong nước, vươn lên
khỏi nước, và đứng thẳng
không bị nước thấm ướt.
Cũng vậy, này Bà-la-môn
sanh ta
trong đời, lớn
lên
trong đời, Ta
sống
chinh phục đời,
không bị đời thấm ướt.
Này Bà-la-môn, Ta là
Phật, hãy như vậy
thọ trì.” (7)
Không
thấy mình là ai, dù là
sa môn hay
bà la môn… Trong
một Kinh khác,
Đức Phật nói rằng
có một cách
nhận ra người
giải thoát là khi
thấy người
Bà La Môn nào nói
rằng tôi không là ai,
không ở đâu, không phải
sa-môn, không phải
Bà La Môn thì đó
là thắng
tri sự thật trong
pháp tu “không có sự
vật gì” (HT
Minh Châu dịch),
hay là dịch theo Bhikkhu
Sujato là “they
simply practice the
path of nothingness,
having had insight into
the truth of that”
(họ
đơn giản tu theo
lối không hề có một pháp
nào, nhìn vào
sự thật của
thực tướng. Kinh
AN 4.185 ghi lời
Đức Phật, bản
dịch của HT
Minh Châu:
“Lại
nữa, này các du sĩ,
người Bà-la-môn nói như
sau: “Ta không là bất cứ
ai, bất cứ thuộc ai, bất
cứ là gì. Trong ấy,
không có cái gì được gọi
là của ta, bất cứ ở đâu,
bất cứ là gì”. Người
Bà-la-môn nói như vậy là
nói
sự thật, không
nói láo. Do vậy, vị ấy
không nghĩ đến “Sa-môn”,
không nghĩ đến
“Bà-la-môn”, không nghĩ
đến: “Ta hơn (các người
khác)”, không nghĩ đến:
“Ta bằng (các người
khác)”, không nghĩ đến:
“Ta là hạ liệt”. Lại nữa
do thắng
tri sự thật hàm
chứa ở đấy, (trong
lời nói ấy) người
ấy
thực hành
con đường không
có sự vật gì.” (8)
Như
thế, làm sao nói được
rằng tôi với người là
gì, vì qua mắt nhìn của
người
giải thoát thì
không thấy gì gọi được
là sanh hay không sanh,
sinh hay
vô sinh, hữu hay
vô, không thấy gì gọi
được là Đông Tây Nam
Bắc, như trong Kinh SA
962, bản dịch hai thầy
Tuệ Sỹ và Đức Thắng:
“…đối
với tất cả kiến, tất cả
thọ, tất cả sanh, tất cả
kiến chấp về ngã,
ngã sở,
ngã mạn
kết sử, đều khiến
cho
đoạn diệt,
tịch tịnh,
mát mẻ,
chân thật. Đối
với Tỳ-kheo
giải thoát tất cả
như vậy,
sanh không đúng,
không sanh cũng không
đúng.” (9)
Thêm
một
câu chuyện về chữ
“ai” trong nhà Phật.
Trong kinh SN 12.12,
một lần
Tôn giả
Moliya-Phagguna hỏi
Đức Phật rằng ai
ăn
thức thực, ai
cảm xúc, ai
cảm thọ, ai
khát ái, ai chấp
thủ…
lần lượt
Đức Phật nói rằng
các câu hỏi đó đều không
thích hợp, vì tất
cả đều là
duyên sanh, không
có cái gì gọi là ai,
trích bản dịch của HT
Minh Châu:
“Tôn
giả
Moliya-Phagguna bạch
Thế Tôn: Bạch
Thế Tôn, ai ăn
thức thực?
Thế Tôn đáp: Câu
hỏi ấy không
thích hợp. Ta
không nói: “Có ai ăn”.
Nếu Ta nói: “Có kẻ ăn”,
thời câu hỏi: “Có ai ăn”
là câu hỏi
thích hợp. Nhưng
Ta không nói như vậy. Và
vì Ta không nói như vậy,
nếu có ai hỏi Ta: “Bạch
Thế Tôn,
thức thực là cho
ai?”, thời câu hỏi ấy
thích hợp. Ở đây,
câu
trả lời
thích hợp là như
sau: “Thức thực là duyên
cho sự sanh thành, cho
sự
tái sanh trong
tương lai. Khi cái ấy
hiện hữu, có mặt
thời
sáu xứ có mặt. Do
duyên
sáu xứ, xúc có
mặt”…” (Tuần
tự với ai
cảm xúc, ai
cảm thọ, ai
khát ái, ai
chấp thủ) (10)
Tới
đây,
chúng ta có thể
nêu câu hỏi:
giả sử Vua
Lương Vũ Đế ngộ
được ý chỉ ngay khi nghe
mấy câu nói của ngài
Bồ Đề Đạt Ma, và
biết rằng pháp Thiền này
phải tu kiểu y hệt
như không ta,
không người,
không tâm, không
Phật và không một pháp
nào. Như thế, có đủ
chưa? Chưa. Kinh dạy
rằng cũng y hệt như áo
giặt sạch xong, nhưng áo
vẫn còn
có mùi, và nếu
muốn hết mùi trần gian
thì
cần phải dùng các
thứ hương thơm xông ướp
(chứng
ngộ
vô ngã, nhưng vẫn
còn “dư tàn ngã
tùy miên”
-- underlying tendency
towards ‘I am’.).
Nghĩa là, nguyên tắc
Thiền Đốn Ngộ là:
ngộ trước, rồi tu sau. Ý
chỉ
Thiền Tông như
thế đã
hiển lộ trong
Kinh SA 103. Thêm nữa,
tu pháp thấy tất
cả
pháp vô ngã sẽ
không chỉ
giải thoát, mà
còn có thể chữa được
bệnh thân.
Dĩ nhiên, chữa
được một số bệnh thân,
không thể nói rằng tu là
sẽ chữa hết các bệnh nan
y như ung thư, vì
còn
yếu tố bệnh
nghiệp nữa.
Nơi
đây,
chúng ta trích
Kinh SA 103 bản dịch của
hai Thầy Tuệ Sỹ và Đức
Thắng, nói rằng ngài
Sai-ma bệnh
thê thảm, đã
liên tục thấy
vô ngã, thấy
vô ngã sở nhưng
dư tàn ngã
tùy miên vẫn còn
(như áo sạch rồi, nhưng
mùi hôi còn) và
khi nói pháp cho các sư
khác xong, vì không khởi
lậu hoặc nên
được giải thoát.
Kinh viết:
“Tỳ-kheo
Sai-ma nói với Tỳ-kheo
Đà-sa rằng: “Bệnh của
tôi không bớt, thân
không được
an ổn, các thứ
khổ
bức bách càng
tăng thêm, không cứu
nổi. Giống như người có
nhiều
sức mạnh bắt lấy
người
gầy yếu đuối,
dùng dây trói chặt vào
đầu cùng hai tay, rồi
siết chặt làm cho
đau đớn
vô cùng.
Hiện tại sự
thống khổ của tôi
còn hơn cả người kia
nữa. Giống như tên đồ tể
dùng dao bén mổ bụng bò
lấy nội tạng nó ra; sự
đau đớn bụng con
bò như thế nào có thể
chịu nổi, còn
hiện tại sự
đau đớn bụng của
tôi, hơn cả sự đau của
con bò kia. Như hai
lực sĩ bắt một
người
yếu đuối treo lên
trên lửa rồi đốt hai
chân họ, hiện nay hai
chân của tôi còn nóng
hơn người kia.”
... Tỳ-kheo Sai-ma lại
nói: “Vậy thì ngã cũng
như vậy. Chẳng phải sắc
là ngã,
ngã không lìa sắc
và chẳng phải thọ,
tưởng, hành, thức là
ngã,
ngã không lìa
thức; nhưng đối với năm
thọ ấm, tôi thấy
không phải ngã, không
phải
ngã sở, mà đối
với
ngã mạn, ngã dục,
ngã sử tôi chưa đoạn
hết, chưa biết rõ, chưa
xa lìa, chưa nhàm
tởm, chưa nhổ ra hết.
“Các
Thượng tọa hãy
nghe tôi nói
thí dụ, vì người
trí nhờ
thí dụ mà được
hiểu rõ. Giống
như chiếc áo của người
nhũ mẫu giao cho người
giặt. Họ giặt bằng
nước tro, tuy có
sạch bụi nhơ, nhưng vẫn
còn
có mùi. Nếu muốn
hết mùi này thì
cần phải dùng các
thứ hương thơm xông ướp.
Cũng vậy,
đa văn Thánh
đệ tử
xa lìa năm
thọ ấm,
quán sát chân
chánh rằng không phải
ngã, không phải
ngã sở, có thể
đối với năm
thọ ấm,
ngã mạn, ngã dục,
ngã sử chưa đoạn hết,
chưa biết rõ, chưa
xa lìa, chưa
nhàm chán, nhưng
đối với năm
thọ ấm sau đó vị
ấy
tư duy thêm nữa,
quán sát sự
sanh diệt của
chúng, rằng: ‘Đây là
sắc; đây là sự
tập khởi của sắc
này, đây là sự diệt tận
của sắc này. Đây là thọ,
tưởng, hành, thức này,
đây là sự tập khởi… thức
này và sự đoạn tận của…
thức này cũng như vậy.
Đối với năm
thọ ấm khi đã
quán sát sự
sanh diệt của
chúng như vậy rồi, thì
ngã mạn, ngã dục,
ngã sử, tất cả đều được
tiêu trừ. Đó gọi
là
quán sát chân
chánh
chân thật.”
Khi Tỳ-kheo Sai-ma nói
pháp này, thì các vị
Thượng tọa
xa lìa được
trần cấu, được
trong sạch mắt
pháp. Tỳ-kheo Sai-ma nhờ
không khởi các
lậu hoặc, nên tâm
được giải thoát.
Vì được an vui
lợi ích nơi
chánh pháp nên
những bệnh của thân tất
cả đều được
tiêu trừ.”
(11)
Nghĩa
là, chữa được cả bệnh
thân và tâm. Nơi đây,
chúng ta cũng
cần phải tự
cảnh giác, rằng
tuy nói rằng
thông suốt tất cả
lời dạy trong kinh, dù
đã
chứng ngộ
tâm giải thoát,
nhưng
sức mạnh của
vô minh từ trăm
kiếp nghìn đời
vẫn có thể trì
kéo
chúng ta
trở lại,
nếu không giữ
được thực sự
tinh tấn.
Trường hợp ngài
Cù Đề Ca cho thấy
cảnh giác này: đã
chứng ngộ
tâm giải thoát
nhưng vẫn nhiều lần bị
thoái chuyển.
Kinh SA 1091, bản dịch
hai Thầy Tuệ Sỹ, Đức
Thắng trích như sau:
“Một
thời
Đức Phật ở nơi
thất đá, núi Tỳ-bà-la
trong rừng Thất diệp
thọ, thành
Vương xá. Bấy
giờ, có
Tôn giả Cù-đề-ca
cũng ở thành
Vương xá, trong
hang Đá đen bên sườn núi
Tiên nhân,
một mình
tư duy, tu hạnh
không
phóng dật, tự
được nhiều
lợi ích,
tự chứng ngộ
tâm giải thoát
nhất thời, nhiều
lần bị
thoái chuyển.
Lần thứ nhất, thứ hai,
ba, bốn, năm, sáu, trở
đi,
trở lại; sau khi
tự thân
tác chứng
tâm giải thoát
nhất thời, chẳng
bao lâu lại
thoái chuyển.
Tôn giả Cù-đề-ca
tự nghĩ: ‘Một mình ta ở
chỗ vắng
tư duy,
hành không
phóng dật,
tinh tấn tu tập
để tự được
lợi ích, khi tự
thân chứng ngộ
tâm giải thoát
nhất thời, mà
nhiều lần lại còn
thoái chuyển,
cho đến sáu lần
vẫn còn
thoái chuyển lại.
Bây giờ, ta nên dùng đao
tự sát chớ để cho
thoái chuyển lần
thứ bảy.’…” (12)
Câu
trả lời “Không
biết” của ngài
Bồ Đề Đạt Ma lại
mang nhiều nghĩa. Nếu
chúng ta
để ý, trong khi
chúng ta một cách
tỉnh thức làm
toán, vẽ tranh, cuốc
đất… sẽ thấy có nhiều
khoảng
thời gian không
hề có niệm
tham sân si nào
khởi lên trong tâm,
chính những lúc này
thời gian như
biến mất. Chính cái
tỉnh thức như thế
không có
hiện tướng nào về
một “ngã tướng” nào.
Chính những khoảnh khắc
này có thể gọi là “không
biết” – hay
đơn giản là sống
với “tâm không biết” vì
tâm này là cái
vô danh, cái
không
hình tướng, cái
unknown chưa từng
hiện ra và đang
hiện ra từng
khoảnh khắc trong tâm.
Nhưng khi
chúng ta
suy tính rằng làm
xong bài toán này sẽ
trúng giải thưởng, vẽ
tranh kia sẽ bán được
nhiều ngàn đôla, cuốc
khoảnh đất nọ và
hy vọng đào trúng
hũ vàng… thì lúc đó
ngã tướng
hiện ra trong
tâm, và lúc đó
thời gian
hiện ra, làm sốt
ruột hơn, thúc giục
chúng ta mưu tính
hơn. Đó là khi thấy chỉ
là thấy, và nghe chỉ là
nghe, thì không còn gì
hiện lên trong
tâm để gọi là
quá khứ hay
hiện tại hay
vị lai. Chính “tâm
không biết”
là cái tâm trước khi
niệm khởi, khi nhìn vào
tâm khi niệm chưa khởi.
Sống
với “tâm không biết”
cũng là một chìa khóa
của
Thiền Tông. Chữ
xưa có nơi gọi là
vô tâm, có nơi
gọi là
vô niệm và nhiều
chữ
rắc rối khác.
Chúng ta có thể
tiếp cận một cách
đơn giản bất kỳ
lúc nào, hễ nói lên rằng
“Không biết” thì ngay
khi đó, thấy và nghe dứt
bặt mọi
ưu sầu
lo nghĩ, khoảnh
khắc
tỉnh thức này là
nhìn vào một cái
tâm không có tên
gọi, không dấy chút niệm
tham sân si nào.
Cuộc đối thoại của ngài
Bồ Đề Đạt Ma và
vua
Vũ Đế cũng là một
dấu chỉ để
chúng ta hiểu về
sau, ngài
Bồ Đề Đạt Ma chọn
Tâm Kinh làm cửa
đầu tiên vào đạo trong
sách
Thiếu Thất Lục Môn.
Nhìn cho tận cùng, không
thể nói rằng chỉ một cửa
hay hai cửa, hay sáu cửa
vào đạo. Bởi vì
Đức Phật dạy rất
nhiều cửa vào đạo. Nhiều
kinh nói chỉ cần
niệm vô thường,
hoặc niệm
vô ngã, hoặc
niệm tử (sự
chết), hoặc
niệm thân
bất tịnh (để xả
ly). hoặc niệm
hơi thở, hoặc
niệm thân, hoặc
tứ niệm xứ, và
nhiều nữa... nhưng tất
cả đều
dựa vào tâm. Kinh
nói, chỉ cần
ly tham là
đắc quả
Bất Hoàn (không
trở lại cõi này).
Trong Luận Phá Tướng,
ngài
Bồ Đề Đạt Ma nói
rằng cái tâm
vô minh có 84.000
phiền não chủ yếu
là từ
ba độc làm gốc,
và
ba độc chính là
tham sân si. Như
thế, nếu
chứng ngộ được
tâm giải thoát
xong, thì thấy nghe hay
biết đều là
giải thoát, và đó
là 84.000 cửa vào đạo,
còn gọi là tám vạn bốn
ngàn
pháp môn.
Tới
đây,
chúng ta
tóm tắt về các ý
trong
Tâm Kinh để
thảo luận:
năm uẩn đều là
không. Sắc chẳng khác gì
không, không chẳng khác
gì sắc, sắc chính là
không, không chính là
sắc,
thọ tưởng hành thức
cũng đều như thế.
Tướng không của
các pháp chẳng sinh
chẳng diệt, chẳng nhơ
chẳng sạch, chẳng thêm
chẳng bớt; trong cái
không đó, không có sắc,
không
thọ tưởng hành thức.
Không có mắt, tai, mũi,
lưỡi, thân ý. Không có
sắc, thanh, hương vị,
xúc pháp. Không có
nhãn giới
cho đến không có
ý thức giới.
Không có
vô minh, mà cũng
không có hết
vô minh. Không có
già chết, mà cũng không
có hết già chết. Không
có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không
có đắc, vì không có sở
đắc.
Sau
khi kinh nói
năm uẩn là không,
rồi nói
chi tiết sắc
thọ tưởng hành thức
là không, và nói chiều
ngược lại.
Tâm Kinh nói về
chữ sắc
trước tiên, vì
sắc là
kinh nghiệm trực
tiếp của
chúng ta (sắc
gồm:
sắc thanh hương
vị xúc pháp – tức là,
sắc gồm: cái được thấy,
cái được nghe, cái được
ngửi, cái được nếm, cái
được chạm xúc, cái được
tư lường).
Kinh Pháp Cú,
bài Kệ 170, bản
dịch HT
Minh Châu viết: "Hãy
nhìn như bọt nước, Hãy
nhìn như cảnh huyễn!
Quán nhìn đời như vậy,
Thần chết không bắt gặp."
Nghĩa là, nhìn
thế giới này (tất
cả những gì được thấy,
được nghe…) đều như bọt
nước,
như huyễn ảo. Tức
là: sắc
thọ tưởng hành thức
đều là không (hiểu không
nơi đây theo nghĩa:
thực tướng là
vô tướng, là
không tướng).
Tương
tư,
Đức Phật dạy
trong Kinh SN 22.95, bản
dịch HT
Minh Châu: “Do
vị Tỷ-kheo nhìn
chuyên chú, như
lý quán sát sắc,
sắc ấy hiện rõ ra là
trống không, hiện rõ ra
là rỗng không, hiện rõ
ra là không có lõi cứng.
Làm sao, này các
Tỷ-kheo, lại có lõi cứng
trong sắc được?
Ví như, này các
Tỷ-kheo, trong
mùa thu, khi trời
mưa những giọt mưa lớn,
trên mặt nước, các
bong bóng nước
hiện ra rồi tan
biến. Một người có mắt
nhìn
chuyên chú, như
lý quán sát nó,
bong bóng nước ấy
hiện rõ ra là trống
không, hiện rõ ra là
rỗng không, hiện rõ ra
là không có lõi cứng…
[tương
tự với thọ,
tưởng, hành, thức]” (13)
Trong
kinh vừa dẫn,
Đức Phật dạy pháp
quán
như huyễn: “Sắc
ví với đống bọt, Thọ ví
bong bóng nước,
Tưởng ví ráng
mặt trời, Hành ví
với cây chuối, Thức ví
với
ảo thuật... Nếu
như vậy
chuyên chú, Như
lý chơn
quán sát, Như lý
nhìn các pháp, Hiện rõ
tánh trống không.”
Trong
thực tiễn đời
thường,
chúng ta có thể
kinh nghiệm về
tướng không của
các pháp. Hãy
hình dung thế
này:
chúng ta đứng nơi
sân, nơi vườn, nơi góc
núi... thì
đột nhiên mưa gió
ập tới,
trước mắt là
những giọt mưa bay ào
ạt, bên tai là
tiếng gió gào,
cây lá
xào xạc... cái
được
cảm thọ là lạnh
vì mưa. Thế rồi bất ngờ
mưa tạnh,
trước mắt
hiện ra không
mưa, bên tai vắng bặt
tiếng gió, tiếng
lá. Đó là những cái được
thấy, được nghe
trở thành cái
tướng không
trước mắt, bên
tai. Y hệt như mây tan
thì bầu trời
mênh mông
hiện ra. Nhưng
như thế, cái không đó
vẫn là do duyên mà có,
vì là cái không (không
mưa, không gió) đối với
cái có (có mưa, có gió);
cái không này có thể
chuyển thành cái có, thì
cái Có/Không (Hữu/Vô) đó
là
hữu vi.
Tuy nhiên, cái
Tánh Không bản
nhiên bao trùm cả cái
"mưa/không mưa" hay bao
trùm Có/Không (Hữu/Vô)
là cái không của
vô vi, cái không
thường hằng,
bất động.
Có
cách tiếp cận tâm bản
nhiên này, như
Kinh Kim Cang
dạy: ưng
vô sở trụ nhi
sanh kỳ tâm (khi
tâm không trụ vào
đâu hết, thì cái tâm
kỳ diệu sẽ
hiển lộ). Trong
khi đó,
Kinh Pháp Bảo Đàn
ghi: Đối trên các
cảnh
tâm không nhiễm,
gọi là
Vô niệm; hay
ghi lời
Lục Tổ Huệ Năng
dạy
Thượng Tọa Minh:
dứt hết
trần duyên, chớ
sinh niệm tưởng, không
nghĩ thiện, không nghĩ
ác, chính khi đó, khuôn
mặt thật của
Thượng Tọa Minh
hiện ra vậy.
Kinh Bahiya Sutta cũng
ghi lời
Đức Phật dạy
Bahiya cách nhìn
xa lìa cả
có/không: hãy để cái
được thấy là cái được
thấy, cái được nghe là
cái được nghe, cái được
cảm thọ là cái
được cảm thọ… thì
Bahiya, ông sẽ không là
chỗ ấy, không là đời
này, không là
đời sau, không là
đời chặng giữa, như vậy
là đoạn
tận khổ đau.
Tương tự với quán
như huyễn,
Đức Phật dạy về
cách
nhận ra cái không
thường tồn, cái
tánh không vốn
không từ duyên nào mà
có, qua Kinh SA 273,
bản dịch của hai Thầy
Tuệ Sỹ, Đức Thắng,
trích:
"Này
Tỳ-kheo, thí như hai tay
chập lại tạo thành
âm thanh, cũng
vậy duyên mắt và sắc
sanh ra
nhãn thức. Ba sự
này
hòa hợp sanh ra
xúc, xúc sanh ra thọ,
tưởng, tư. Các pháp này
chẳng phải ngã, chẳng
phải thường, mà đó là
cái ngã
vô thường; chẳng
phải lâu bền, chẳng phải
an ổn, đó là cái
ngã
biến dịch. Vì
sao? Này Tỳ-kheo, vì nó
là pháp thọ sanh có
sanh, già, chết, tiêu
mất.
“Này Tỳ-kheo, các hành
như huyễn, như
sóng nắng, trong khoảnh
sát na, tàn lụi,
không thật đến
không thật đi.
Cho nên Tỳ-kheo, đối với
các hành vốn không, nên
biết, nên
hoan hỷ, nên suy
niệm rằng, trống không
là các hành thường tồn,
vĩnh hằng, ổn trụ,
pháp không
biến dịch; trống
không không có
ngã, không có
ngã sở.
“Ví như người mắt sáng
tay cầm đèn sáng vào
trong nhà trống,
xem xét cái nhà
trống ấy. Cũng vậy,
Tỳ-kheo, đối với tất cả
hành trống không,
tâm quán sát,
hoan hỷ, rằng
trống không là các hành.
Trống không, không
ngã và ngã sở, là
các pháp (được coi là)
thường tồn, vĩnh hằng,
ổn trụ,
pháp không
biến dịch. Cũng
vậy, mắt, tai, mũi,
lưỡi, thân, ý và pháp
làm
nhân duyên sanh
ra
ý thức, ba sự
hòa hợp thành
xúc, xúc sanh ra thọ,
tưởng, tư. Các pháp này
vô ngã,
vô thường,
chi tiết
cho đến không,
vô ngã và
ngã sở." (14)
Giải thích như
thế là xong hơn nửa bài
Tâm Kinh. Bây giờ
Tâm Kinh thêm
rằng: “Không có
vô minh, mà cũng
không có hết
vô minh. Không có
già chết, mà cũng không
có hết già chết. Không
có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không
có đắc, vì không có sở
đắc.” Vì trong
thực tướng thì
không hề có cái gì gọi
là
Thập Nhị Nhân Duyên
(khởi đầu là
vô minh), không
hề có khổ và
Tứ Thánh Đế (già
chết…
Khổ Tập Diệt Đạo),
không hề có
Bồ Tát Đạo (trí
là chi cuối của
Lục Độ:
Bố Thí,
Trì Giới,
Nhẫn Nhục,
Thiền Định,
Trí Huệ), không
hề có cái gì gọi là
đắc quả Thánh.
Trong
nhóm
Kinh Tập, thuộc
Tiểu Bộ Kinh, có
Kinh Sn 1.1 (Uraga
Sutta) gồm 17
bài kệ, lập lại
câu “tất cả
thế giới này là
không thật” (All
this is unreal) tới
5 lần trong 5
bài kệ mang số từ
9 tới 13. Điểm
đặc biệt, để
nhấn mạnh tính
Như huyễn của các
pháp,
Đức Phật lập lại
17 lần nhóm chữ “rời
bỏ được cả bờ này và bờ
kia” (sloughs off
the near shore & far)
trong 17
bài kệ của Kinh
Sn 1.1. Đó cũng là
ngôn ngữ của
Tâm Kinh: “Vô
khổ tập diệt đạo,
vô trí diệc vô
đắc” – [Trong cái nhìn
thực tướng thì]
không hề có Khổ, Tập,
Diệt, Đạo. Cũng không hề
có
Trí Tuệ (qua bờ
kia), cũng không hề có
Chứng Đắc (giải
thoát)… (15)
Cái
nhìn về
thực tướng như
thế được
Đức Phật dạy
trong nhiều
bài kinh trong
nhóm Kinh
Nhật Tụng Sơ
Thời, nhóm kinh
chư tăng tụng
hàng ngày trong những
năm đầu
Đức Phật
hoằng pháp khi
còn sinh tiền. Trong đó,
có Kinh Sn 4.5, bản dịch
của
nhà sư Bhante
Varado ghi rằng ngay tới
Phật Pháp cũng
phải rời bỏ, trong
khi các dịch giả khác
dịch là “doctrine” (giáo
thuyết).
Kinh
Sn 4.5,
bài kệ 803, bản
Anh dịch của Bhante
Varado: “803. He does
not concoct religious
teachings, Nor does he
blindly follow them.
He does not hold on even
to the Buddha’s
teachings. He is a
Brahman, Not to be
inferred by precepts and
practices. Gone to the
further shore, One of
such quality does not
return.” (16)
Bài kệ 803 trên,
bản dịch Thanissaro
Bhikkhu là: "They
don't conjure, don't
yearn, don't adhere even
to doctrines. A
brahman not led by
precepts or practices,
gone to the beyond —
Such — doesn't fall back."
(16)
Bài kệ 803, bản
dịch Khantipalo: "Neither
they’re fashioned nor
honoured at all—those
doctrines, they’re
never accepted by him:
Perfected, not guided by
rites or by vows, One
Thus, not returning,
beyond has he gone."
(16)
Bài kệ 803, bản
Việt dịch của Nguyên
Giác: "803. Vị đó
không dựng lập, thiên
về, không nắm giữ
giáo thuyết nào,
không bị dẫn dắt bởi
giới luật hay
nghi lễ
tôn giáo. Sống
với
Như Thị [is Thus]
vị đó qua bờ, không lùi
lại." (16)
Như
thế là
giải thích
hoàn tất
Tâm Kinh. Và như
thế,
chúng ta hiểu
được vì sao các
Thiền sư trong
khi dạy đạo, có lúc chẻ
tượng Phật làm
củi để sưởi ấm, chỉ là
một cách để dạy học trò.
Và cũng là
ý nghĩa “Phi tâm,
phi Phật” trong một tắc
Vô Môn Quan đã
nêu lên trong bài.
----
Bài này được viết để
tưởng nhớ Bổn sư là
Hòa Thượng Thích
Tịch Chiếu
(1912-2016). Cũng để
trả lời câu hỏi
của một
cư sĩ về câu
"Không pháp nào để tu
hết" trong các
lời dạy của Thầy
Thích
Tịch Chiếu.
NGUYÊN GIÁC -- 4/2021
GHI
CHÚ:
(1)
Kinh AN 6.49:
https://suttacentral.net/an6.49/vi/minh_chau
(2)
Kinh AN 4.192:
https://suttacentral.net/an4.192/vi/minh_chau
(3)
Kinh Ud 7.2:
https://suttacentral.net/ud7.2/en/sujato
(4)
Kinh
Nhật Tụng Sơ
Thời:
https://thuvienhoasen.org/a30590/kinh-nhat-tung-so-thoi
(5)
Kinh EA 45.6:
https://suttacentral.net/ea45.6/vi/tue_sy-thang
(6)
Kinh SA 335:
https://suttacentral.net/sa335/vi/tue_sy-thang
(7)
Kinh AN 4.36:
https://suttacentral.net/an4.36/vi/minh_chau
(8)
Kinh AN 4.185:
https://suttacentral.net/an4.185/vi/minh_chau
(9)
Kinh SA 952:
https://suttacentral.net/sa962/vi/tue_sy-thang
(10)
Kinh SN 12.12:
https://suttacentral.net/sn12.12/vi/minh_chau
(11)
Kinh SA 103:
https://suttacentral.net/sa103/vi/tue_sy-thang
(12)
Kinh SA 1091:
https://suttacentral.net/sa1091/vi/tue_sy-thang
(13)
Kinh SN 22.95:
https://suttacentral.net/sn22.95/vi/minh_chau
(14)
Kinh SA 273:
https://suttacentral.net/sa273/vi/tue_sy-thang
(15)
Kinh Sp 1.1 Uraga Sutta:
https://accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.1.01.than.html
(16)
Kinh Sn 4.5, bản dịch
Bhante Varado:
http://suttas.net/english/suttas/khuddaka-nikaya/sutta-nipata/atthakavagga%20-%20php%20version%201.4/05-highest.php
Bản
dịch Thanissaro:
https://accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.4.05.than.html
Bản
dịch Khantipalo:
https://suttacentral.net/snp4.5/en/mills
Bản
dịch Nguyên Giác:
https://thuvienhoasen.org/p15a30598/sn-4-5-parama-haka-sutta-kinh-ve-toi-thuong