An tử từ một góc nhìn Phật giáo
An tử từ một góc nhìn Phật giáo
An tử từ một góc nhìn Phật
giáo
Thích Quảng Minh
Trong hầu hết
những bản tuyên ngôn độc lập trên
thế
giới, ở đó
có chung một luận thuyết tương tự, đó là con người có quyền được sống,
tự do và mưu cầu hạnh phúc[1].
Như vậy, liệu rằng con người có được quyền quyết định đối với việc chấm dứt
sự sống theo ý nguyện của chính mình hay không?
Đứng ở góc độ nhân
quyền, khi khởi đầu cuộc sống,
chúng ta không có sự lựa chọn cho mình vào hoàn cảnh gia đình để sinh
ra, thì khi kết thúc cuộc sống,
chúng ta
được quyền
sắp
xếp thời điểm
ra đi của riêng mình, ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng. Từ
đó, quyền an tử được
hình thành,
dựa trên ý muốn
tự nguyện của bệnh nhân nan y phải chịu sự tra tấn về thể xác lẫn tâm
hồn. Với mục đích nhân đạo, việc chấm dứt tình trạng kéo dài sự đau đớn, dằn
vặt của người bệnh cũng như gia đình của họ, đồng thời mang đến một cái chết
nhẹ nhàng, tự nguyện, cũng có thể xem như một hình thái của mưu cầu
hạnh phúc.
Trong
bài viết này,
người viết sẽ phác
thảo một vài nét về vấn đề an tử từ một gốc nhìn Phật giáo,
nhằm tạo thêm cái nhìn đa chiều về quyền an tử, một vấn đề
quan trọng
trong xã hội đương
đại, tuy vậy
bài viết này
không đại diện cho
tiếng nói chung nào của Phật giáo
về vấn đề này.
Cụ thể, trường hợp khảo sát chỉ dựa trên tình huống bệnh nhân gặp bệnh nan y
không thể cứu chữa, còn việc liên quan về nhân quyền, luật pháp, tôn giáo...
người viết xin phép không lạm bàn.
Khái niệm về
quyền an tử
Quyền được chết ban
đầu xuất hiện gắn liền với khái niệm cái chết êm dịu.
Từ chỉ cho khái niệm này
trong tiếng Anh là
euthanasia,
vốn
bắt nguồn từ tiếng
Hy Lạp là euthanatos, trong đó tiền tố eu nghĩa là tốt và
thanatos nghĩa là chết. Quyền được chết, hay còn gọi là quyền an tử, là một
thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ
cho
việc lựa chọn của một
người trong việc
tìm đến
cái chết một cách tự nguyện nhằm giải thoái khỏi đau khổ, bệnh tật hoặc các lý
do khác
.
Thuật ngữ euthanasia
trong tiếng Anh là do Francis Bacon (1561-1626) tạo ra ở thế kỷ
XVII
để nói đến cái chết
hạnh phúc, nhẹ nhàng êm ái.
Trong một cuốn sách
được in năm
1623, ông viết:“Phận sự của người thầy thuốc không phải chỉ là chữa khỏi bệnh
tật, mà còn làm vơi dịu những khổ đau do bệnh tật gây nên, và không phải chỉ làm
vơi dịu khổ đau và khỏi bệnh, mà còn đem lại cho bệnh nhân, khi không còn hy
vọng sống
sót, một cái chết êm dịu và an lành. Trợ tử như vậy là một phần không nhỏ của
hạnh phúc”.
Tuy nhiên,
thuật ngữ
euthanasia
ngày nay không còn được hiểu theo nghĩa của Bacon trước kia nữa. Vào giữa thế kỷ
XX,
quyền
an tử
lại
mang ý nghĩa tiêu cực, hậu
quả do
Đức Quốc Xã mượn danh
nghĩa an tử đã tàn sát tập thể những người già yếu, thiểu năng tâm lý và khuyết
tật thể lý, tức những người được coi là không còn đáng sống nữa.
Do việc làm của Đức Quốc Xã,
ý niệm về cái chết tự nguyện và cái chết không tự nguyện,
lúc này trở nên quan trọng cho việc định nghĩa an tử. Tuy nhiên, khi phân biệt
an tử tự nguyện
với cái chết
do ngộ sát,
chúng ta vướng vào
những
vấn nạn
như: Ai
được
đánh giá mức tỉnh táo của
bệnh nhân? Gia đình có quyền quyết định
thay cho người vô tri hay không?
Bác sĩ của bệnh nhân ấy
có đủ y đức để công
tâm quyết định
quyết định hay không?...
Chúng
ta vướng mắc quá nhiều
vấn đề liên quan đến
y đức, nhân quyền, luật pháp, lợi dưỡng, bảo hiểm,...
và rồi
khiến cho quyền an tử khó được hợp thức hóa.
Bác sĩ Huỳnh
Văn Bình, chuyên nghành ung bướu, đã nhận xét:“Y khoa là một ngành khoa học
không chính xác tuyệt đối. Chẩn đoán không thể chính xác 100%, luôn có một tỉ lệ
sai sót không mong muốn, tỷ
lệ này cao hay thấp phù thuộc vào trình độ chuyên môn của từng bác sĩ, trang bị
kỹ thuật của từng bệnh viện. Thế nên làm sao chúng ta có thể đoán chắc là bệnh
nhân này đã hết cách cứu chữa. Nếu thực hiện “quyền được chết” thì ta sẽ giết
lầm một nhân mạng, mà nếu điều đó xảy ra thì thật khủng khiếp...
Về mặt đạo
đức của người bác sĩ, chúng tôi học y là để cứu người. Y đức luôn là trách nhiệm
hàng đầu của chúng tôi. Giờ làm sao chúng tôi có thể can đảm làm việc kết thúc
một sinh mạng”.
Thế nên, ở giới hạn
bài viết này, người viết chọn định nghĩa đơn thuần nhất theo trường hợp khảo
sát, quyền an tử là một hành vi lựa chọn cái chết của
một
người đã thành
niên, đang phải chịu sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần kéo dài và không thể
chịu đựng nữa, sau một tai nạn hay một bệnh lý không thể cứu chữa, rơi vào tình
huống y tế không lối thoát.
Một số câu
chuyện tiêu biểu về quyền an tử
-
Câu chuyện về nữ
bệnh nhân Terri Schiavo
Vào
những ngày cuối tháng 10 năm 2003, các chương trình truyền hình tại tiểu bang
Florida đã liên tiếp đưa tin về tình trạng của Terri Schiavo, một phụ nữ bị tê
liệt, sống dựa vào ống nuôi, như cây cỏ, không nói năng gì với người chung
quanh.
Bắt đầu từ ngày 25
tháng 2 năm 1990, khi tim của nữ bệnh nhân Terri bị ngưng đập vài phút, máu
không di chuyển được lên não,
cô
bị hôn mê, bất
động, bị tê liệt từ cổ trở xuống. Từ bấy giờ, cô nằm trong tình trạng sống dở
chết dở, rất khó khăn cho người trông coi. Hai năm sau, ông Michael, chồng của
Terri khởi kiện các bác sĩ và nhận được số tiền bồi thường một triệu đô la. Sau
một thời gian, bố mẹ và chị của cô Terri bất bình với ông Michael về vấn đề chi
tiêu chăm sóc Terri, không ngừng tranh chấp đòi hủy bỏ quyền bảo dưỡng của
Michael, nhưng không thành công. Vào năm 1998, ông Michael đệ đơn xin tòa án cho
phép tháo bỏ các máy móc đang duy trì sự sống của người vợ, vì cô Terri đã nhiều
lần nói rằng “cô không còn muốn sống nữa”. Sau 1 năm, tòa án phúc thẩm
bang Florida đã đồng ý để các bác sĩ cho ngừng hoạt động máy móc duy trì sự sống
cho Terri.
Nhưng ba ngày sau,
tòa án liên bang, căn cứ theo đơn khiếu nại của bố mẹ Terri, đã hủy bỏ bản án
của tòa án tiểu bang Florida. Trong đơn khiếu nại đã tố cáo Michael lừa đảo, máy
móc lập tức được nối lại, cuộc tranh giành quyền sống hay chết cho người phụ nữ
này thực sự bắt đầu. Mùa hè năm 2000,
chánh
án tòa án tiểu bang Florida hỏi các bác sĩ xác nhận xem có khả năng làm Terri cử
động được không,
dù là nhỏ nhất không.
Gia đình Terri cũng chọn cho mình bác sĩ riêng, ông Michael cũng vậy. Đến năm
2002, các bác sĩ mà
Michael và
chánh
án yêu cầu, cùng xác nhận
là
không thể phục hồi
tình trạng của Terri và đồng ý cho tháo bỏ máy móc. Tòa án ấn định ngày 15 tháng
10 năm 2003, tháo bỏ hết các máy móc tiếp thực phẩm, khí thở... Trong khi đó,
thống đốc tiểu bang là Jeb Bush
gợi ý gia đình Terri nộp lại đơn lên tòa án liên bang,
còn
bản thân ông viết ý
kiến của mình kèm theo đơn của gia đình, đề nghị cho Terri tiếp tục được sống,
cùng hàng trăm người đã tham gia biểu tình trước bệnh viện, thuộc các tổ chức
nhân đạo, bảo vệ quyền sống...
Tòa án lại tiếp tục
hủy bỏ đơn kiện. Thế
nhưng một dự luật được thảo ra và quốc hội tiểu bang thông qua trong vòng vài
giờ, cho phép thống đốc tiểu bang có quyền ra lệnh ngưng thi hành việc tháo bỏ
máy nuôi sống bệnh nhân, nếu không tìm được đủ các nhân chứng để minh chứng bệnh
nhân muốn được chết. Ngày 22 tháng 10 năm 2003, theo đúng luật đã ban hành, Jed
Bush ra lệnh gia đình mang Terri trở lại bệnh viện và máy nuôi sống bệnh nhân
tiếp tục hoạt động. Sau cùng,
vào
ngày 18 tháng 3 năm
2005, ống nuôi lại bị rút ra,
và
13 ngày sau thì cô Terri qua đời, sau mười lăm năm sống đời sống thực vật.
Sự ra
của cô
gây chấn động nước Mỹ.
-
Câu chuyện về người
phụ nữ Noa Pothoven
Thiếu nữ người
Hà Lan có tên là Noa Pothoven, đã phải chịu đựng nhiều đau đớn về tinh
thần và vật lộn với chứng biếng ăn, sau khi bị tấn công tình dục lúc
còn nhỏ, đã dẫn đến quyết định kết thúc cuộc sống dằn vặt tâm lý của
mình. Nguyên nhân cái chết của cô gái trẻ 17 tuổi ở The Hague (Hà Lan) vẫn chưa
rõ ràng. Một
số nguồn tin ban đầu nói rằng Noa được thực hiện trợ tử hợp pháp, sau khi trải
qua nhiều năm chiến đấu với nỗi đau không thể vượt qua do bị hãm hiếp và tấn
công tình dục lúc còn nhỏ.
Tuy nhiên, tờ báo
The Guardian đưa tin Noa qua đời không phải do trợ tử. Theo đó, Noa
Pothoven được cho là đã nhịn ăn và không có bằng chứng cho thấy cô được trợ giúp
tìm tới cái chết. Báo de Gelderlander của Hà Lan dẫn lời chị gái của Noa
cho biết cô đã qua đời
vào
ngày 2
tháng 6, và
dùng những ngày cuối đời để nói lời tạm biệt tới gia đình và bạn bè. Cô gái trẻ
muốn chấm dứt nỗi đau đã phải chịu khi bị lạm dụng tình dục năm mười một tuổi và
bị hãm hiếp ba năm sau đó. Hậu quả tàn khốc thời thơ ấu khiến Noa mắc mắc chứng
rối loạn căng thẳng hậu chấn thương, trầm cảm và chán ăn, theo tờ Newsweek.
Sau biến cố, Noa đã
viết cuốn tự truyện có tựa đề “Chiến thắng trong học hỏi”, trong đó mô tả
chi tiết những vật lộn của cô với bệnh tâm thần. Cô gái Noa đã tuyên bố lựa chọn
trợ tử. Trong
bài đăng trên Instagram cá nhân, cô nói:
“Có thể
điều này gây ngạc nhiên cho một số người với những bài đăng của tôi về việc nhập
viện, nhưng kế hoạch của tôi đã có từ lâu và không hề bốc đồng”;
và
tiếp tục trong bản tin khác là:“Tôi sẽ đi thẳng vào vấn đề: trong vòng tối đa
10 ngày nữa tôi sẽ chết”; “Sau nhiều năm đấu tranh và chiến đấu, tôi đã
kiệt sức. Tôi đã bỏ ăn uống một thời gian, và sau nhiều cuộc tranh luận và đánh
giá, quyết định là để tôi ra đi vì tôi không thể chịu đựng được sự đau khổ này”;
hay cô còn nói thêm: “Tôi thở, nhưng tôi không còn sống”.
Quyền trợ tử được
hợp pháp hóa ở Hà Lan vào năm 2001, cùng năm Noa Pothoven ra đời, đạo luật
“Chấm dứt
cuộc sống theo yêu cầu và được hỗ trợ tự tử”
đã có hiệu lực vào năm 2002.
Trong
một văn bản luật pháp,
Bộ Ngoại giao Hà Lan giải thích:“Ở Hà Lan, trợ tử được hiểu
là chấm dứt sự sống bởi bác sĩ, theo yêu cầu của bệnh nhân. Trợ tử không có
nghĩa đơn thuần là từ bỏ điều trị khi việc can thiệp thêm là vô nghĩa và cho
phép bệnh nhân ra đi tự nhiên theo chiều hướng đó”.
Theo cuốn tự truyện
của Noa, cô đã bị tấn công tình dục trong một bữa tiệc dành cho các em học sinh
khi mới 11 tuổi và ba năm sau, nạn nhân tiếp tục bị hai người đàn ông cưỡng
hiếp. Trước khi an tử, Lisa Westerveld, nghị sĩ Hạ viện Hà Lan, đã đến thăm Noa
Pothoven vào
những ngày trước
khi cô qua đời. Nhà
lập pháp người Hà Lan này đã nói với tờ báo de Gelderlander:“Noa cực kỳ mạnh
mẽ và rất cởi mở. Tôi sẽ không bao giờ quên cô ấy. Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc
đấu tranh của cô ấy”.
-
Câu chuyện về người
phụ nữ Chantal Sebire
Tình cảnh sống
dở chết dở của bà Chantal Sebire cũng đã làm cho cả thế giới phải
xúc động. Vào ngày 17 tháng 3 năm 2008, một tòa án ở Dijon đã bác đơn
xin được chết nhân đạo của bà Chantal Sebire. Sau khi bị bác đơn, người
ta đã tìm thấy thi thể của người phụ nữ
52
tuổi này tại căn hộ của bà ở Dijon - Pháp. Câu chuyện đau thương của
người mẹ (bà có 3 người con đã trưởng thành) này đã dấy lên một
cuộc tranh luận không
chỉ
trong dân chúng Pháp mà
còn
trong cả Chính
phủ của nước này, bởi việc thực hiện quyền an tử mà tại
Pháp
vẫn còn bị cấm.
Bà Chantal Sebire
đã phải chịu đựng sự hành hạ của căn bệnh esthesioneuroblastoma,
một khối u ác tính tại vùng mặt trong suốt tám năm,
mà
mọi liệu pháp
kể cả hóa trị cũng không ngăn chặn được sự tàn phá của căn bệnh
quái ác này. Mặt
của người bệnh đã bị hủy hoại và vô phương cứu chữa. Theo thời gian,
căn bệnh ung thư đã
lan qua
xoang, hốc mũi và hốc mắt, khiến khuôn mặt cô bị biến dạng nghiêm trọng. Cô cũng
mất cảm giác về thị giác, vị giác và khứu giác...
Do bị
đau dữ dội nên
cô từ chối giảm morphine.
Và do tác
dụng phụ của nó,
cô
nói rằng:
“Thuốc
là hóa chất, hóa chất là chất độc và tôi đã thắng nó.
Nó làm cho
vấn đề tồi tệ hơn bằng cách đầu độc chính mình”.
Nữ giáo viên
này đã đệ đơn lên tòa án mong muốn mở đường cho các bác sĩ thực hiện
một cái chết nhân đạo đối với bà. Khi đó, các bác sĩ sẽ cung cấp
một liều thuốc độc để bà từ giã cõi đời một cách thanh thản, thế
nhưng tòa
án đã bác bỏ đề nghị
này
của người bệnh.
Vào tháng 2 năm 2008, bà cố đưa ra lời khẩn thỉnh công khai với
Tổng
thống Pháp, Nicolas Sarkozy:“Người ta đã không cho phép một con vật vượt qua
những gì tôi phải chịu đựng”. Lúc này, Bộ trưởng Bộ Tư
pháp
- Rachita Dati phát biểu rằng:“Chúng ta đã xây dựng
luật
pháp dựa trên những thỏa thuận chung của cả
châu
Âu về quyền sống và được sống của con người. Y tế là cứu lấy sự sống chứ không
phải tiêu diệt nó”.Trong
khi cả nước Pháp vẫn còn
đang
tranh luận về quyền
an tử thì bà Chantal Sebire đã
lặng lẽ
ra đi,
chấm dứt
sự chịu đựng của mình.
Qua
một vài câu chuyện tiêu biểu trên
về quyền an
tử, chúng ta nhận thấy mong muốn được ra đi của cả ba bệnh nhân là rất rõ ràng
và có
động cơ trong sáng,
không bị ai tác động, cũng như sự khủng khiếp của những căn bệnh vật lý hay tâm
lý đối với họ là quá sức chịu đựng.
Từ
quan điểm cá nhân, người viết bày tỏ sự thông cảm đối với họ và ủng hộ quyết
định mà họ đã chọn cho mình.
Vài quan điểm
của xã hội về vấn đề an tử
Quyền an tử là một
khái niệm gây nhiều tranh luận trong các xã hội xưa nay. Về tổng quan, các đặc
quyền của con người như quyền được sống, quyền tự do, quyền chính trị pháp lý…
được quy định trong hiến
pháp nhiều nước, còn quyền nhân thân đối với những con người cụ thể được quy
định trong luật
dân sự, đồng thời các quyền hạn công dân khác cũng được quy định trong các văn
bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Tuy nhiên, hiện nay, đại đa số các nước
trên thế giới vẫn chưa có văn bản pháp luật cụ thể nào công nhận “quyền an
tử”.
Chỉ
một
ít quốc gia, tiểu bang... cho phép sử dụng quyền an tử,
với điều kiện đó
là
lựa chọn của bệnh
nhân nan y.
Nếu chưa được công
nhận về mặt pháp luật, hành vi trợ giúp tự tử, thực hiện trực tiếp đưa bệnh nhân
chết... sẽ bị quy vào một số tội danh như giết người, ngộ sát, giúp người khác
tự sát, không cứu giúp người bị nạn… Một số ý kiến khác cho rằng việc bảo vệ
mạng sống và làm giảm đau khổ là nhiệm vụ chính của ngành y tế,
khuyến khích
tự sát là điều trái với y đức, vì cho rằng con người không có quyền can thiệp
vào sự sống chết của người khác (trừ khi bị
tòa
tuyên án tử hình), mọi
sự can thiệp đều phải bị coi là giết người.
Các nền luân lý đạo
đức đều kịch liệt phản đối phương pháp này vì
nó
trợ giúp tự sát, được coi là sự xem thường giá trị sinh mệnh con người. Sinh
mệnh con người do tạo hóa ban tặng thông qua cha mẹ, nếu không phạm tội thì chỉ
có tạo hóa được quyền lấy đi sinh mệnh
con người chứ không phải bản thân hay bất kỳ một ai khác.
Đây cũng là
ý kiến đến từ những tôn giáo mặc khải. Một số tôn giáo mặc khải cũng vịn vào
Thượng Đế để
cho rằng con người không được quyền tự quyết sự sống của mình, đó là việc của
Thượng Đế.
Do những tranh cãi
gay gắt về đạo đức và lo ngại những hệ quả xấu do việc trợ tử gây ra, tính đến
năm 2015, trong tổng số 221 quốc gia trên thế giới, chỉ có ba nước cho phép an
tử bệnh nhân là Bỉ, Luxembourg
và
Hà Lan. Ngoài ra có
Thụy Sĩ, Argentina, năm tiểu bang ở Hoa Kỳ (Washington, Oregon, Vermont, New
Mexico và Montana) cho phép bệnh nhân tự nguyện dừng điều trị để tự tìm cái chết,
nhưng cấm người khác (kể cả người thân và bác sĩ) gợi ý, kê đơn hoặc cung cấp
phương tiện cho họ tự sát (nếu cung cấp thì vẫn sẽ bị xử lý hình sự). Vào năm
2014, tòa án tỉnh Quebec (Canada) từng cho phép trợ tử,
nhưng tới năm 2015, tòa án tối cao nước này đã bác bỏ phán quyết này, do nó vi
phạm điều 7 Hiến chương về quyền và tự do và điều 14 Luật hình sự,
theo đó nghiêm cấm mọi hành vi tước đoạt sinh mạng người khác mà không có phán
quyết của tòa án.
Quyền an tử dưới góc nhìn
Phật giáo
Với mục đích nhân
đạo, việc tránh tình trạng kéo dài sự đau đớn, dằn vặt của người bệnh cũng như
gia đình của họ, đồng thời mang đến một cái chết nhẹ nhàng, tự nguyện cũng
có thể xem như một hình thái của mưu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu như
công nhận quyền an tử, phải chăng là khuyến khích việc chết chóc, vô tình làm
mất đi ý nghĩa tâm đức của y học, trái với lời thề Hippocrates?[11]
Nhưng việc
để một người bệnh phải sống dằn vặt, chịu đau đớn, khổ sở dày vò mà không thể
cứu chữa, cũng là một
vấn đề đáng quan tâm.
Trách
nhiệm của Phật giáo là góp phần cải hóa những thống khổ của xã
hội con người thông qua tuyên bố của
Đức
Phật rằng“Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ”[12].
Có thể, dựa trên những nguyên tắc Phật giáo, việc an tử không phải là vấn đề
được khuyến khích. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần có sự linh động, chẳng
hạn như: những người bị ung thư ở giai đoạn cuối và chịu nhiều đau đớn; người
mang căn bệnh Alzheimer và hoàn toàn mất trí nhớ; những người bị liệt toàn thân
và nhận thấy việc kéo dài đời sống là không còn ý nghĩa; người sống trong trạng
thái thực vật, các chức năng não bộ đã tê liệt và không có khả năng phục hồi;
một đứa bé sinh ra đã mắc bệnh Tay-sachs
với sự đau đớn khốc liệt và khả năng sống chỉ được vài ngày…
Đối với một số
người, việc an tử được xem như một dạng khác của tự tử, tức rằng nó đã vi phạm
giới thứ nhất trong năm giới của người xuất gia, là không được tước đoạt mạng
sống, cho dù là của chính bản thân mình. Quan điểm này cho rằng, những ai xem
cái chết là một giải pháp cho việc chấm dứt đau khổ, tức không hiểu về chân lý
thứ nhất trong Tứ diệu đế, mà ở đó chính cái chết cũng là một trong các sự khổ
đau. Nhưng quan trọng hơn hết, đối với Phật giáo, cái chết không phải là sự đoạn
diệt, mà còn đó chuỗi dài luân hồi do nghiệp báo tiếp dẫn thần thức đi tái sinh
ở phía sau, nếu thần thức nặng trĩu sự đau đớn, hệ quả cũng không đi ngoài khổ
thọ tái sinh.
Ngược lại với quan
điểm trên, một số lập luận cho rằng an tử là một đặc quyền của con người, sự tự
do ý chí, nên việc tự nguyện không phải là một hành động sai trái, khác với ý
nghĩa cố sát trong giới thứ nhất, tương đồng với hành động từ bi đối với bản
thân, với những người chịu ảnh hưởng bởi người bệnh đó. Ví dụ, trong trường hợp
gia đình người bệnh có những áp lực về kinh tế, còn những đứa trẻ côi cút không
đủ khả năng tự sống, thì trong trường hợp an tử tự nguyện, giúp cho người bệnh
ra đi một cách nhẹ nhàng, không luyến tiếc gây đau thương, không gây khánh kiệt
cho người đơn chiếc ở lại, đó cũng là tình thương đối với gia đình cũng như bản
thân người bệnh, muốn chấm dứt mối khổ đau liên đới. Hay như những trường hợp
chết não, người sống
đời thực
vật... nhưng các mô tạng của họ vẫn có thể được dâng hiến cho cuộc đời, nhằm kéo
dài sự sống cho những người
khác,
thì tâm nguyện an tử của họ
có thể xem
như tâm nguyện từ
bi của vị Bồ-tát.
Ở đây, việc
tự nguyện đem lại
lợi ích cho đời
là bản hạnh
vị tha của các bậc Bồ-tát
trong Phật giáo.
Về việc chọn lựa
cách chết bằng sự tự nguyện, cũng cần nên quan xét từ giáo lý nghiệp, xem xét
việc làm đó sẽ tạo nên thiện hay ác nghiệp. Việc tự nguyện rút ngắn đời sống do
cơn bệnh gây ra là một vấn đề cá nhân; người thực hiện việc làm này phải chịu
những nghiệp quả từ hành vi của mình, tức đối diện với cận tử nghiệp.
Quan điểm
cận tử nghiệp này được
đề cập đến
trong hai bản kinh Lâu đài của nàng Chiên-đà-la
và
Lâu đài của người cho cơm cháy, đều thuộc Thiên
cung
sự.
Bằng sự dẫn dắt của
ý chí và sự hỗ trợ bên ngoài, người ấy sẽ tái sinh
như thế nào là một vấn đề quan trọng. Với một tác ý lúc cận tử cũng khiến cho
việc tái sinh
trở nên khúc mắc, thế nên theo giáo lý cận tử nghiệp của Phật giáo thì người khi
chuẩn bị ra đi cần có
tâm lý tốt,
để chấp nhận việc tái sinh của mình.
Đức Phật dạy trong Trung
bộ
kinh
rằng:
“Các
loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai
tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu
tình; nghĩa là có liệt, có ưu”.
Thực
ra
trong lịch sử Phật giáo, đã từng có một số sự việc xảy ra tương tự như vậy.
Tôn
giả Channa mắc bệnh nan y, chịu đau đớn thống khổ và muốn tự sát. Lúc này, ngài
Sariputta và Tôn
giả Mahacunda đến thăm và thấy rõ sự việc như vậy.
Sau một hồi
trắc nghiệm sự thể chứng của
Tôn
giả Channa, hai vị đã
đồng thuận
với thỉnh nguyện của Tôn
giả Channa và trở
về bạch với Đức
Thế Tôn sự việc.
Đức
Phật xác quyết Tôn giả
Channa không
phạm tội tự sát vì không chấp thủ thân khác mà quăng bỏ thân này[16].
Tuy nhiên trong một số trường hợp, Đức Phật lại phê bình việc tự sát, ví dụ như
trong bản kinh Ví dụ con rắn.
Kinh
Ví dụ con rắn nói về hiện trạng một số Tỳ kheo do tu tập pháp quán thân
bất tịnh nên thấy cuộc đời ô trược và quyết định chấm dứt đời sống này bằng cách
tự sát, vì nghĩ rằng cuộc sống khác sẽ toàn mỹ hơn, một hành động mà
Đức
Thế Tôn phê phán, như
người bắt
rắn phần đuôi: “Chư Tỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn nước..., và người
đó bắt con rắn ấy ở lưng hay ở đuôi. Con rắn ấy có thể quay lại cắn người đó...
do nhân này mà bị chết hay bị đau khổ gần như chết... Cũng vậy này các Tỷ-kheo,
ở đây, một số người ngu si học pháp... Chư Tỷ-kheo, vì sự chấp thủ các pháp sai
lạc”[17].
Việc tu tập theo
Phật giáo, mục đích cuối cùng là tìm cầu sự giải thoát chân thật, Niết-bàn,
nên huyễn thân này
là thứ ảo
ảnh không đáng để
luyến tiếc khi nó luôn
chịu sự biến hoại:“Dục
của hữu thân cũng lại là pháp vô thường, biến hoại, chỉ có sự an lạc của xuất
ly, là Niết-bàn với sự diệt tận của các hành. Nhân giả nên lìa bỏ sự mê luyến
nơi hữu thân, mà nên vui cái vui Niết-bàn vắng lặng, tối thượng, thù thắng”.
Chính điểm này,
một vài nhận định
cho rằng vấn đề
an
tử (theo Phật giáo) chỉ dành cho những người tu đạo và đã có những sở chứng tâm
linh mà không dành cho những người phàm tục. Cách khác,
quyền an
tử chỉ dành cho người đã
thoát khỏi những sở chấp và có thể làm chủ được tâm ngay lúc thực hiện hành động
đó. Tuy nhiên, những nhận định này cũng chỉ là một cách nhìn, chứ khó
mà trở thành
một quan điểm chính của Phật
giáo.
Trong
kinh Đại
bát Niết-bàn,
chúng
ta có
thể thấy,
cách Đức Phật đã kiểm soát tâm trước những tác động của bệnh tật như thế nào, đó
là tấm gương tốt nhất
để
noi theo
trong việc đối mặt với sự đau đớn do bệnh tật gây ra,
cũng
là minh chứng
sáng tỏ
hơn đối với
cách
nhìn nhận về
vấn đề an tử.
Bên cạnh đó,
trong giáo lý Phật giáo cũng nội hàm nhiều nguyên tắc xây dựng cho
cuộc sống ở một đời sống vị lai, sau cái chết của con người, tức
nhiều học thuyết về Tập quán nghiệp, Tịnh
độ...
có cùng quan điểm về việc sắp xếp cho một đời sống vị lai sau cái chết ở hiện
kiếp, cũng là một hình thái tương tự an tử. Nhưng bản thân người viết cũng không
đồng tình cách nhìn nhận này, vì nếu như vậy sẽ rơi vào chấp thủ đời sống vị
lai, dễ
dẫn tới ngộ nhận như những vị Tỷ-kheo
trong bản kinh Ví
dụ
con
rắn
mà Đức
Phật đã quở trách.