Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng-già
NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG
NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG: THÔNG ĐIỆP KINH LĂNG
GIÀ
Huỳnh Ngọc Chiến
Ngã tòng mỗ dạ đắc tối chính giác, nãi chí mỗ
dạ nhập bát Niết-bàn, ư kỳ trung gian nãi chí bất thuyết nhất tự, diệc bất dĩ
thuyết, đương thuyết. Bất thuyết thị Phật thuyết.
我
從
某
夜
得
最
正
覺
。
乃
至
某
夜
入
般
涅
槃
。
於
其
中
間
乃
至
不
說
一
字
。
亦
不
已
說
當
說
。
不
說
是
佛
說
。
Ta từ đêm chứng được Chánh giác Tối thượng,
cho đến đêm nhập Niết-bàn, ở khoảng giữa thời gian đó, thậm chí Ta không hề
thuyết một chữ, cũng chẳng phải đã thuyết hay đang thuyết. Không thuyết mới là
Phật thuyết”. (Kinh
Lăng-già)
Đoạn kinh văn trên có thể được xem
là thông điệp xuyên suốt
kinh
Lăng-già, và là hành
trang cần thiết để chúng ta đi vào cõi
“thánh trí tự
chứng”
của
kinh
Lăng-già, hay nói
rộng ra là kho tàng pháp bảo của kinh điển Đại thừa.
Kinh
Lăng-già
nổi tiếng là cực kỳ khó đọc, không chỉ bởi tư tưởng phức tạp mà còn bởi ngôn ngữ
cô đọng. Những lời kinh văn
thâm áo và quá đỗi hàm súc của
kinh
Lăng-già từ xưa đến
nay vẫn luôn là một ngọn cao phong chót vót làm nản lòng những ai muốn vượt qua
nó để đi vào cõi
“Nhất
thiết Phật ngữ
tâm”.
Đến cả
bậc túc học uyên bác như Tô Đông Pha, trong lời tựa cho bản dịch
kinh
Lăng-già
của Cầu Na Bạt
Ðà La, còn phải than :
Kinh Lăng-già ý nghĩa sâu xa u áo, văn tự súc
tích mà cổ kính. Người đọc khó lòng chấm câu cho đúng, còn nói gì đến chuyện bỏ
văn để được nghĩa, quên nghĩa để ngộ tâm ư?
(楞
伽
義
輒
幽
眇
。
文
字
簡
古
。
讀
者
或
不
能
句
。
而
況
遺
文
以
得
義
。
忘
義
以
了
心
者
乎
。
Lăng Già nghĩa triếp u miểu. Văn tự giản cổ.
Độc giả hoặc bất năng cú. Nhi huống di văn dĩ đắc nghĩa. Vong nghĩa dĩ liễu tâm
giả hồ).
Ngần ấy cũng đủ để ta thấy
kinh
Lăng-già khó đọc,
khó hiểu đến cỡ nào. Nhưng chính điều đó cũng giúp ta khi mở trang kinh thì phải
đọc kinh bằng cái tâm cực kỳ cẩn trọng.
Tác phẩm
Studies in Laṅkāvatāra
Sutra của Đại sư Suzuki
ra đời, dù đã rất lâu, quả đã đáp ứng được sự mong đợi của những người khao khát
cái học Tâm tông, giúp chúng ta trút bỏ được phần nào những nỗi nhọc nhằn khi
phải dò dẫm tìm hiểu từng câu, từng chữ trong mỗi trang
kinh.
Phật pháp, qua mỗi thời đại, đều có những bậc long tượng xuất chúng đem trí tuệ
và văn tài hộ trì Chánh pháp. Ngày trước, Pháp Tạng giảng Hoa nghiêm,
Lăng-già, La Thập dịch kinh Phật, Tăng Triệu bàn Trung luận, v.v...
các vị đó đều là những bậc long tượng đem cái trí xuất thế đi vào cõi ngôn ngữ
để hoằng dương Chánh pháp, cho nên mỗi chữ đều là cam-lồ, mỗi câu đều là pháp
bảo, giúp Thánh
giáo được hoằng dương, mật nghĩa được khai thị, khiến cho những kẻ sơ cơ biết
chỗ quy thú mà tìm về, bậc thượng căn nhân đó mà liễu ngộ. Những bậc long tượng
đó đều có đầy đủ trí tuệ lẫn văn tài. Có trí tuệ mà không có văn tài thì việc
hoằng pháp cũng khó đi vào lòng người, có văn tài mà không có trí tuệ thì văn
chương chỉ là lời hoa mỹ. Có trí tuệ lẫn văn tài thì ngôn ngữ hoằng pháp mới
thành ngôn ngữ thù thắng,
mới là loại ngôn ngữ “chung
thân ngôn, vị thường ngôn, chung thân bất ngôn, vị thường bất ngôn.”
(suốt đời nói mà chưa từng nói, suốt đời không nói mà chưa từng không nói) của
Trang Tử.
Loại ngôn ngữ đó, nói như Thoreau, sẽ
“vạch
ra một thông lộ đi vào sự huyền ẩn của vạn hữu”
(rifts
its way into the secret of things.
−
Walden,
Holt, Rinhart & Winston, Inc., 1961, p.76).
Đại sư Suzuki cũng là bậc long tượng hiếm hoi của Phật pháp ngày nay. Bạn đọc ở
Việt Nam đã quá quen thuộc với ông qua hai tác phẩm nổi tiếng là Thiền luận
và Cốt tủy của đạo Phật, qua bản dịch tài tình của HT.Tuệ Sỹ và dịch giả
Trúc Thiên. Ông đã dày công đem cái trí tuệ uyên bác và văn tài xuất chúng để
khảo cứu
kinh
Lăng-già,
mở ra cho chúng ta một thông lộ đi vào kho tàng tư tưởng thâm áo của kinh điển
Đại thừa. Giữa rừng sách vở chú giải kinh điển hiện nay, ngoại trừ một vài tác
phẩm quá đỗi hiếm hoi của những vị bậc cao tăng túc học, đạo hạnh cao thâm, còn
lại thì nội dung cuốn nào cũng na ná như nhau vì chỉ toàn lặp lại kinh điển một
cách hời hợt, tác phẩm
Studies in Laṅkāvatāra
Sutra
của Đại sư Suzuki sừng sững như ngọn hải đăng soi chiếu, giúp ta xác định được
phương hướng giữa biển ngôn ngữ mênh mông vô biên tế của
kinh
Lăng-già.
Dù muốn dù không, hơn một thế kỷ qua, chúng ta đã quen với phương thức suy tư
phương Tây, quen với những thuật ngữ triết học Âu-Mỹ, nên khi tìm về cõi đạo
phương Đông, ta không khỏi có ít nhiều bỡ ngỡ. Những trang cổ lục phương Đông
không còn dễ dàng mở ra cho ta những chân trời tư tưởng bao la, như nó đã mở ra
cho những bậc tôn túc cách đây hàng vài thế kỷ. Do vì cách thể hội ngôn ngữ và
phương thức tư duy chúng ta đã có nhiều khác biệt với người xưa. Đại sư
Suzuki là nhà tư tưởng trác
việt phương Đông, nhưng
tác
phẩm này nhắm vào đối tượng là những độc giả phương Tây, nên ông giải thích
kinh
Lăng-già toàn
bằng những khái niệm triết học phương Tây,
chính nhờ thế mà ta có thể
nương theo để lần về nguồn cội, và có điều kiện tìm hiểu thêm về mối tương quan
giữa các khái niệm đó với Phật pháp.
Tác phẩm này cũng góp
phần khai mở một thông lộ cho một cuộc hội thoại giữa Đông-Tây, một cuộc hội
thoại mà theo triết gia Heidegger là tất yếu.
Thử xét các bản
dịch
kinh
Lăng-già
được thực hiện
trực tiếp từ Phạn ngữ,
ta thấy tất cả đều gần như đều gặp rất nhiều trở ngại trong việc bóc lớp vỏ ngôn
ngữ để giúp ta thấy hé lộ phần cốt tủy bên trong, vì có nhiều điểm mà các bản
dịch đều không nhất quán. Ngay cả Đại sư Suzuki khi dịch lại
kinh
Lăng-già
sang Anh ngữ,
vẫn có nhiều đoạn kinh văn ông dịch khác rất nhiều so với bản dịch trước đó
trong tác phẩm
Studies in Laṅkāvatāra
Sutra. Điều đó cho thấy ngôn ngữ
kinh
Lăng-già trong nguyên tác Phạn ngữ
vốn rất uyển chuyển linh động,
“duy biến sở
thích” như Kinh Dịch, khiến
người đọc có thể hiểu theo nhiều cách.
Kinh
Lăng-già
kêu gọi đến
cảnh giới thánh trí tự chứng, tức kinh nghiệm thâm huyền vi diệu của nội tâm,
siêu quá mọi cảnh giới của Thanh văn, Duyên giác và ngoại đạo. Do đó, nó bất
khả tư nghì và siêu việt ngôn ngữ. Trong
cảnh giới nội chứng,
ngôn ngữ không
phải là phương tiện duy nhất để giao tiếp. Kinh
Lăng-già
cho thấy không
nhất thiết phải sử dụng ngôn ngữ mới có thể truyền đạt được tư tưởng và cảm xúc,
bởi vì ở một vài cõi Phật, chư Phật chỉ cần giáo hóa hoặc
truyền thông
điệp bằng cách nhìn, chau mặt, nhướng
mày, hoặc mỉm cười, tằng hắng hoặc bằng các cử động khác. Kinh chép rằng trong
non nước của Phổ Hiền Bồ-tát (Samantabhadra),
chỉ cần nhìn suông là đủ để một người chứng được Vô sinh pháp nhẫn (Anutpattika-dharmakshānti).
Thậm chí
ở cõi Non Nước Chúng Hương trong kinh Duy Ma, các Bồ-tát chỉ cần nghe mùi
hương cũng có thể đắc nhập luật hạnh. Hoặc tại Quang Âm cung hay Cực Quang Tịnh
thiên - là cõi trời thuộc vô sắc giới - nơi đó không có âm thanh, khi những cư
dân nơi cõi trời đó muốn nói với nhau thì có ánh sáng phát ra miệng thay cho
ngôn ngữ. Sự tiếp thông chân lý ở cảnh giới đó không còn cần đến ngôn ngữ nữa.
Tại Linh Sơn pháp hội,
chỉ cần một cành hoa đưa lên là thông điệp giác ngộ được tiếp nhận bằng một nụ
cười.
Niêm hoa vi tiếu!
Nhưng
những điều vi
diệu đó chỉ hợp với những bậc thượng căn có xuất thế trí, nên các ngài tiếp cận
với
“chân
đế”
hay
“đệ
nhất nghĩa đế”
một cách
dễ dàng. Chúng
ta cũng có thể may mắn cảm thụ được phần nào điều đó trong những sát-na xuất
thần trong cảm xúc nghệ thuật, qua một nét họa, một cung đàn hay một câu thơ, mà
nhà thơ Hồ Dzếnh gọi là
“phút
linh cầu”.
Còn thông thường, ta không thể phủ nhận được một điều rằng ở cõi
“tục
đế”
thiên sai vạn biệt
này, ngôn ngữ
vẫn luôn là
“phương
tiện thiện xảo”
để giúp ta thể hiện sự giao tiếp về cảm xúc lẫn tư tưởng. Muốn
siêu việt được
ngôn ngữ để đón nhận được diệu nghĩa
kinh
Lăng-già
thì ta vẫn phải
cần đến chính ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện giúp ta siêu việt được chính nó,
nghĩa là ta phải vượt qua cái mà chúng ta dùng chính nó để làm phương tiện vượt
qua. Đó quả là điều nghịch lý. Giống như ta phải vượt qua được cái bóng của
chính mình. Cho nên,
kinh
Lăng-già
luôn nhắc nhở ta
phải tiếp thu
ngôn thuyết như thế nào để có thể hiểu được cái
“ý
tại ngôn ngoại”
mà
nghe ra được âm thanh ngoài dây đàn,
“huyền
ngoại chi âm”.
Suốt kinh văn luôn vang lên những lời nhắc nhở :
Chân thực ly
văn tự
真
實
離
文
字。
(Cái
chân thực thì xa lìa văn tự).
Như Lai bất
thuyết đọa văn tự pháp.
如
來
不
說
墮
文
字
法。(Như
Lai không thuyết giảng pháp sa vào văn tự).
Tông thú dữ
ngôn thuyết, tự chứng cập giáo pháp, nhược năng thiện tri giác, bất tùy tha vọng
giải.
宗
趣
與
言
說,
自
證
及
教
法,
若
能
善
知
覺,
不
隨
他
妄
解。:
(Người
nào khéo hiểu được sự khác biệt giữa chứng ngộ và ngôn thuyết, giữa tự chứng với
giáo pháp thời kẻ đó không còn mắc vào những kiến giải sai lầm”).
Ẩn dụ ngón tay
chỉ mặt trăng là một minh họa nổi tiếng trong
kinh
Lăng-già
nói về mối
tương quan giữa chứng ngộ và ngôn thuyết, giữa ngôn ngữ và ý nghĩa. Ta phải
nương theo ngón tay để nhìn thấy mặt trăng. Muốn thấy được mặt trăng thì phải
hiểu được
“ý
tại ngôn ngoại”,
phải nghe được
“huyền
ngoại chi âm”.
Hễ cứ chấp vào kinh văn thì ta lấy ngón-tay-chỉ-mặt-trăng làm mặt trăng. Còn như
chấp vào những lời luận giải của Đại sư Suzuki về kinh văn thì ta lại lấy
ngón-tay-chỉ-ngón-tay-chỉ-mặt-trăng làm mặt trăng. Như vậy sẽ càng vô minh quá
lắm. Cũng chính vì lý do đó, mà tác giả đã dựa theo tinh thần
kinh
Lăng-già
để không ngừng
cảnh báo bằng những lời thống thiết.
Sự tương quan giữa ngôn
ngữ và ý nghĩa, hoặc giữa văn từ (akshara) và thực tướng (tattvam hoặc
tathāvam), hoặc giữa ngôn thuyết (deśana) và chân lý (siddhānta), cũng giống như
sự tương quan giữa ngón tay và mặt trăng. Cần phải có một ngón tay để chỉ mặt
trăng, nhưng không nên chấp ngón tay làm mặt trăng. Nếu ta chấp văn tự (aksara)
hoặc ngôn ngữ (ruta) hoặc ngôn thuyết (deśana) làm chính tự thân của thực tại
thì điều đó cũng gây nên các hậu quả tai hại tương tự. Những kẻ nào không thể
rời mắt được khỏi đầu ngón tay sẽ không bao giờ liễu ngộ được đệ nhất nghĩa đế
(paramārtha) của các pháp.
Hoặc đầy hình ảnh :
Ta phải xem văn tự, trong
mức độ tương quan với ý nghĩa, như ánh trăng trong nước. Ánh trăng vẫn có đấy,
song chính vầng trăng không đi vào (apravishṭam)
trong nước, nhưng cũng không được xem như trăng không có chút tương quan (nirgatam)
nào với nước, bởi vì cũng có một chút gì đó trong nước phản chiếu lại vầng
trăng. Chỉ cần chúng ta đừng để mình rơi vào thói quen bàn suông một cách hời
hợt về thực nghĩa. Ðây là lời cảnh cáo của kinh Lăng-già: “Yathārutār-thābiniveśasanidhau
na prapatata.”
("Đừng rơi vào sai lầm
vi tế khi chấp vào ý nghĩa như nó được diễn tả trong ngôn ngữ.")
Lời cảnh báo đó của
kinh
Lăng-già giúp ta nghe lại câu nói
đạm nhiên của Heidegger:
Không bao giờ và bất kỳ trong
ngôn ngữ nào, cái điều phát biểu ra lời là cái điều được nói đến. (Cái được phát
ngôn, không phải là cái Sở ngôn).
(Trăng
Tỳ Hải,
Bùi Giáng dịch. NXB.An Tiêm, Sài Gòn, 1972, tr.252).
hoặc thơ mộng của Bùi Giáng:
Thưa em ngôn ngữ quặt què,
Làm sao nói hết nghiệp nghề người
điên.
Trên bình diện tục đế, ngôn ngữ là phương tiện
thiện xảo để diễn đạt cảm xúc và tư duy. Nhưng trên bình diện thế đế thì bản
thân ngôn ngữ luôn hạn chế khi diễn đạt nội dung của kinh nghiệm do những yếu tố
bất toàn của nó, bởi vì:
Vân hà vi
ngữ? Vị ngôn tự vọng tưởng hòa hợp.
云
何
為
語。
謂
言
字
妄
想
和
合。(Thế
nào là ngôn ngữ? Đó là nói ngôn thuyết cùng chữ viết và vọng tưởng hòa hợp mà
thành).
Bàn về Truyện Kiều, nhà thơ Bùi Giáng cho
rằng phải đọc Truyện Kiều cho đến khi “… chỉ còn thấy nguyên một vùng
Thiên Nhiên Thành Tượng man mắc khắp mọi nơi, hiện diện thảy thảy, đổ ra làm
phong cảnh phiêu bồng, trút vào làm cảnh phong du hý, tỏa ra bốn phía làm Tam
Muội Thượng Thừa thì lúc bấy giờ bất thình lình thấy ra cõi miền riêng biệt thù
thắng …” (Lễ Hội Tháng Ba, NXB.Một Hôm Sa Mạc, Sài Gòn, 1972, t.221).
Đọc Truyện Kiều theo cách đó cũng chính
là tinh thần đọc
kinh
Lăng-già một cách chân chính theo
thể điệu
“Tam Muội Thượng Thừa.”
Nghĩa là đọc
kinh
Lăng-già cho đến khi không còn
thấy có Phật nhập nơi Niết-bàn, cũng chẳng có Niết-bàn để Phật nhập, xa lìa hai
tướng hữu vô, xa lìa giác lẫn sở giác.
Nhất thiết vô Niết-bàn, Vô hữu
Niết-bàn Phật,
Vô hữu Phật Niết-bàn, Viễn ly
giác, sở giác.
Nhược hữu, nhược vô hữu, Thị nhị tất
câu ly.
一
切
無
涅
槃,
無
有
涅
槃
佛,
無
有
佛
涅
槃,
遠
離
覺
所
覺。
若
有
若
無
有,
是
二
悉
俱
離。
Đọc như thế là đặt chân vào cảnh giới mà pháp sư Pháp Tạng gọi là:
Phù chân tâm
liêu khuếch, tuyệt ngôn tượng ư thuyên đề; xung mạc hy di, vong cảnh trí ư năng
sở.
夫
真
心
寥
廓,
絕
言
象
於
筌
罤;
沖
漠
希
夷,
忘
境
智
於
能
所。
(Kìa khi chân
tâm rỗng rang, tĩnh tịch thì đoạn tuyệt với ngôn ngữ và biểu tượng nơi lưới,
võng; lặng lẽ mênh mông thì quên cảnh, trí nơi năng sở. - Đại thừa khởi tín
luận nghĩa ký
大
乘
起
信
論
義
記).
Cảnh giới thánh trí tự chứng là mặt trăng,
kinh
Lăng-già là ngón-tay-chỉ-mặt-trăng,
tác phẩm này chỉ là ngón-tay-chỉ-ngón-tay-chỉ-mặt-trăng.
Ta phải tiếp
thu ngôn ngữ
kinh
Lăng-già
như thế nào để
“tuyệt
ngôn tượng ư thuyên đề”,
và phải lắng nghe những pháp âm kia theo thể cách nào để “vong
cảnh trí ư năng sở”?
Tất cả đều tùy thuộc vào cơ duyên.
Đọc
kinh
Lăng-già hay bất kỳ cuốn kinh Phật
nào cũng đều tùy thuộc cơ duyên. Tạm gọi đó là gia trì lực. Nếu gặp được
cơ duyên thì khi đọc cuốn bảo kinh này, ta sẽ không còn thấy ngón-tay-chỉ hay
ngón-tay-chỉ-ngón-tay-chỉ đâu, mà chỉ còn thấy mặt trăng, và khi đó thì
ngón-tay-chỉ, như tấm bè phương tiện, đã bị bỏ lại ở bờ phía bên kia.
Nhưng khi
“chân tâm”
đã
“liêu khuếch”,
không còn bị vướng nơi võng lưới của ngôn ngữ nữa thì trong cõi
“xung
mạc hy di”
đó cũng không còn năng sở. Không những không thấy ngón tay đâu, mà cả mặt
trăng cũng không có nốt. Tất cả đều viên dung vô ngại trong Ánh Trăng
Lăng Già Toàn Nhiên Thị Hiện
giữa
“một vùng Thiên Nhiên Thành
Tượng man mắc khắp mọi nơi”
để hiển lộ cảnh giới Cứu Cánh chưa từng có mà Phương Tiện cũng chẳng từng không.