Những hạt lệ trong tim
Huệ Trân
Huệ Trân
Như thường lệ, sau cơm chiều hai người bạn trẻ tản bộ trên đường nhỏ,
quanh nơi cư
ngụ. Đúng ra, là họ cùng kinh
hành niệm
Phật vì họ im
lặng đi bên nhau, niệm
Phật thầm. Dân cư quanh vùng nhiều người cũng đã quen với hình
ảnh hai thanh niên Việt
Nam mà họ đoán biết là Phật
tử thuần
thành vì cách chắp
tay, khẽ cúi đầu khi đáp
lại lời chào của hàng xóm.
Trên khúc quanh rẽ về nhà, cả hai cảm
thấy như có những bước chân rất nhẹ, đang bước theo họ.
Họ nhìn nhau, ngầm đồng thuận thử xem. Họ bước chậm thì phía sau cũng chậm ; Họ
bước nhanh hơn thì phía sau cũng nhanh hơn. Rõ
ràng phía sau chỉ muốn bước theo họ mà không có ý làm phiền.
Vậy
thì, ai đang theo chúng
tôi đó?
Hai bạn trẻ cùng dừng bước, quay nhìn phía sau.
Không ai cả! Chỉ là một chú chó nhỏ, lông mầu trắng ngà. Nhìn sơ qua
là biết ngay, đây là một chú chó hoang vì trên cổ không thấy đeo thẻ (pet collar
tag), cùng với vẻ đói
khát, mệt
mỏi như muốn quỵ.
Họ hội
ý nhau rồi quyết
định là đi tiếp về nhà. Nếu chú chó vẫn đi
theo thì sẽ vào lấy chút thức
ăn, nước uống cho chú, rồi gọi Animal Control tới mang
đi.
Quả
thật là chú chó vẫn đi
theo. Tới nhà, một bạn vào lấy thức
ăn, một bạn ngồi ngoài cửa với chú chó. Chú nằm bẹp xuống hiên nhà, có lẽ
vì quá mệt, nhưng mắt không rời người ngồi đối
diện.
Thức
ăn và nước uống mang ra, để trước
mặt chú, tưởng là chú sẽ chồm tới mà ăn ngấu nghiến. Nhưng không. Chú
nhìn phần thức
ăn rồi chậm rãi, như cố nén sự thèm
khát, quay đầu sang chén nước, uống từng hớp nhỏ, mắt nhìn chằm chặp
người vừa mang cho đồ ăn, nước uống. Một bạn bỗng băn khoăn, nói với bạn mình:
-Sao nó đói mà không ăn? Thú hoang nào mà không đói khát? Hay nó biết
mình cho nó ăn
uống no đủ để mình an
tâm khi đuổi nó đi?
Hai bạn trẻ cùng đứng lên. Rồi, như đã hội
ý nhau, một người cầm phone, nghiêng đầu, khép hờ mắt như đang nhớ xem
Animal Control số mấy?
Nhưng điều gì chợt thoáng qua khiến bạn đó dừng bấm số.
Họ nhìn nhau, rồi nhìn chú chó.
Thì ra họ không quên hình
ảnh và cảm
giác khi một
lần tình
cờ đi với một người thân tới cơ
quan nuôi giữ thú hoang. Nơi đây họ biết được những gì mà trước đây, vì
không quan
tâm nên chưa hề biết. Đó là những thú hoang - đặc
biệt là chó mèo – khi gom nhặt về, chỉ được giữ lại một thời
gian cố định nào đó. Tới thời
hạn mà không ai nhận về nuôi thì chúng sẽ được chích thuốc để ra đi êm ả!
Những thú
vật nơi đó, dường như đều biết được số phận nên chúng thường nhìn những
người ghé đến bằng ánh mắt van
xin, cầu
khẩn.
Chú chó hoang theo hai bạn trẻ về nhà đang nhìn chủ nhà bằng ánh mắt
đó. Bất ngờ, chú chồm lên, hai chân trước vươn cao, như muốn ôm người bạn, và
ngước mắt van nài, miệng hé
mở như ngỏ
lời cầu
xin.
Nhìn tư thế khẩn thiết đó, trái tim bạn nhẹ nhàng mở ra và chợt như nghe rõ
tiếng nói từ trái tim đang cầu
khẩn “Xin cứu con ! Xin cứu
con ! Xin đừng xô đuổi con !”
Phải chăng khi đạt
được sự đồng cảm thì trái-tim-vạn-hữu bỗng có đồng ngôn
ngữ như nhau. Những trái tim đó không còn ranh
giới người hay vật, đất hay đá, lá hay hoa, vì tình
thương đã phá vỡ mọi rào cản trong muôn trùng mênh
mông trời đất.
Người nhạc sỹ từng ân
cần:
“Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em biết bia đá không đau?
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau (*)
Người thi sỹ từng nghe
được tiếng hát của bông Hoa Thược Dược:
“Đứng
yên bên hàng giậu
Em mỉm nụ nhiệm mầu
Lặng nhìn em kinh
ngạc
Vừa thoáng nghe em hát
Lời ca em thiên thâu
Ta sụp lạy cúi đầu” (**)
Hoa đêm từng nghe chuông mõ gọi:
“Hương đêm xanh lá cỏ
Chuông điểm thời công
phu
Chú tiểu lơi tiếng mõ
Hoa lẻn vào kinh thư” (***)
Người nhớ người, từng tâm sự với chim muông:
“Chim ơi, hãy gọi nhau về
Vườn xưa lạnh lẽo, tứ bề hoang
vu
Lá rơi, vọng tiếng kinh
thư
Nghe trong nỗi nhớ, ngỡ như người
về!” (***) …
Không còn gì để bàn thảo, một bạn mở
rộng cánh cửa trước, rồi cùng chậm rãi bước vào nhà. Không quay nhìn phía
sau nhưng hai bạn đều biết chắc, là chú chó hoang đang hạnh
phúc vì được đón nhận.
Không phải chỉ chú chó, mà hạnh
phúc này, chính hai bạn trẻ đang cùng cảm nhận khi nhớ bài giảng về Bồ
Tát Giới Tại
Gia mà họ được tham
dự mới
đây. Trong 6 Giới Trọng thì hầu như Phật
tử nào cũng thuộc, cũng nhớ, cũng hằng quan
tâm hành
trì; nhưng 28 Giới Khinh, vì chi
tiết hơn nên phải đọc, phải suy ngẫm, để từ Bồ-Tát-Nguyện tới Bồ-Tát-Hành
không gặp chi trở ngại.
Giảng sư đúc kết buổi giảng hôm đó bằng lời nhắc nhở “Giới
là hàng rào giúp ta dừng việc sai
trái, chỉ là phần tiêu
cực. Hành
giả Bồ
Tát phải tích
cực trong mỗi hành động, mỗi lời
nói đều hướng về lợi
ích chúng
sanh, xoa
dịu và cứu
khổ chúng
sanh mới là đang hành Bồ-Tát-Hạnh. Nguyện và Hành phải hội đủ mới trọn
vẹn là đang đi trên con-đường-Bồ Tát.”
Trong 28 Giới Khinh cho Bồ
Tát Tại Gia, hai bạn trẻ cùng đang nhớ tới Giới Thứ 3: “Không
chăm sóc bệnh
khổ”, Giới Thứ 4: “Thấy kẻ
xin mà không cho”, Giới Thứ 28: “Trên
đường thấy bệnh mà bỏ đi !”
Họ thuộc bài và ôn bài thật đúng
lúc.
Với niềm hân
hoan rạng ngời, họ cùng đi ngang qua nhà bếp, để ra sân sau. Nơi cánh cửa
ngăn đôi, cả hai chợt nhìn thấy tờ lịch.
Hôm nay.
Vâng, đúng hôm nay. Ngày Rằm Tháng Bẩy. Ngày Lễ
Vu Lan.
Bây giờ thì họ quay nhìn chú chó vẫn theo sát sau lưng.
Cả hai cúi xuống.
Một bạn ôm chú chó vào lòng.
Chú chó nấc lên, vươn hai chân trước, vòng quanh cổ bạn.
Cả ba – người và vật – đều hòa chung những hạt lệ hạnh
phúc, những hạt lệ trong tim.
Họ tìm
thấy nhau ở thời điểm tuyệt
vời. Tìm mà như
không tìm.
Tinh thần Vu Lan vừa mang họ đến với
nhau.
Cám ơn hai bạn trẻ đã chia sẻ một câu
chuyện cảm
động trong thời điểm thăng hoa vi
diệu.
Huệ Trân
(Tào-Khê tịnh
thất – Thời khóa tụng
kinh Vu Lan)
(*) Nhạc Sỹ Trịnh Công Sơn
(**) Thi sỹ Quách Thoại
(***) Thơ HT