Đào Văn Bình
Ngày xửa
ngày xưa, dưới
chân
Hy Mã Lạp Sơn có
một vương quốc trù phú
tên gọi Thắng Man. Dù là
một vương quốc giàu mạnh
nhưng lòng người ở đây
không
thành thật, sống
trên những
giá trị
giả dối,
phù phiếm. Tại
ngôi chợ bên ngoài
hoàng thành có
một người đàn ông sống
bằng nghề bán mũ. Mũ của
anh chàng này rất đẹp
nhưng không hiểu sao
hàng ế ẩm nên anh chàng
toan tính bỏ nghề, tìm
nghề khác sinh sống.
Trên đỉnh núi
quanh năm tuyết
phủ có một nhà
tiên tri, theo
lời đồn có lẽ
tu hành cả trăm
năm và đã thành tiên.
Nhân vương quốc
cho mở
đại hội để người
dân
vui chơi,
ăn uống
thỏa thích, nhà
tiên tri chống
gậy xuống núi để
quan sát nhân
tình, nhân đó tiên đoán
vận mệnh của
vương quốc.
Trong dòng người
hỗn độn, đủ thứ
trò vui chơi
vô cùng náo
nhiệt, nhà
tiên tri dừng lại
bên cửa hàng bán mũ.
Thấy một người đàn ông
đang ngồi
ủ rũ, nhà
tiên tri hỏi:
-Con có chuyện gì không,
sao trông buồn quá vậy?
Người đàn
ông đáp:
-Thưa ngài, hàng bán ế
thì làm sao vui được?
Ngài thấy không, trong
dòng người
cuồng nhiệt kia,
người ta bỏ tiền ra mua
những thứ chỉ cầm trong
tay trong chốc lát rồi
quăng bỏ. Họ tung
tiền ra để
tham dự những
trò vui chơi lố
lăng của trẻ con mà
không thấy tiếc. Trong
khi mũ của con là
vật dụng hữu ích
thì chẳng ai thèm ngó
ngàng tới.
Nhà
tiên tri khẽ
thở dài, nói:
-Thế con có muốn mũ của
con bán được không?
-Thế thì còn gì bằng?
Nếu bán được con xin
hậu tạ ngài.
Nhà
tiên tri nói:
-Ta chẳng
quan tâm đến
chuyện
hậu tạ.
Rồi
chỉ tay ra ngoài
đường, nhà
tiên tri hỏi:
-Con có thấy bộ quần áo
mà cô gái kia đang mặc
không? Có phải nó tầm
thường không? Nhưng nếu
bộ quần áo đó được cô
công chúa mặc vào
thì nó trở nên
vô cùng quý giá
và người ta sẽ đua nhau
mua để mặc?
-Dạ đúng vậy.
Nhà
tiên tri nói
tiếp:
-Muốn cho chiếc mũ của
con được nguòi ta
ưa chuộng, ngoài
giá trị thật của
nó con phải
gán cho nó một
giá trị giả tạo
mà người ta
ưa thích.
Người đàn
ông
ngạc nhiên hỏi:
-Ngoài
giá trị thực của
chiếc mũ này là
che mưa nắng, nó
còn có
giá trị nào khác
nữa đâu? Mà làm thế nào
con có thể gắn cho nó
một
giá trị giả tạo?
Nhà
tiên tri lấy gậy
gõ nhẹ lên đầu người đàn
ông ba cái rồi nói:
-Con hãy nghe ta nói.
Ngày mai đây con đem
chiếc mũ này biếu cho
một người
nổi tiếng
đạo đức của kinh
thành. Sau khi
nhà đạo đức đã
đội chiếc mũ của con.
Con đứng ra
quảng cáo ầm ĩ
cho chiếc mũ. Rồi con sẽ
trở nên
giàu có.
Nói xong nhà
tiên tri
bước ra, thoắt
một cái đã biến mất. Khi
nhà
tiên tri đi rồi,
người đàn ông
suy nghĩ
miên man. Nhưng
vô kế khả thi,
nhất là hàng bán ế ẩm,
không tiền nuôi vợ, nuôi
con. Thôi thì thử một
phen, bất quá chỉ mất
một chiếc mũ, chẳng đáng
bao nhiêu.
Theo lời chỉ
dạy, người đàn ông tìm
đến một
nhà đạo đức
nổi tiếng của
kinh thành tên Nakaya,
kính cẩn thưa:
-Thưa đức ông. Đã từ lâu
con nghe đức ông là
nhà đạo đức cao
quý của kinh thành này
nhưng không có gì để bày
tỏ lòng ngưỡng mộ. Con
chỉ là một anh chàng bán
mũ nghèo, nay con xin
biếu đức ông chiếc mũ
đẹp nhất của con đề bày
tỏ lòng
cung kính. Xin
đức ông nhận cho
lòng thành kính
của con. Và xin đức ông
đội nó và chỉ
một lần thôi cũng
được.
Nhà đạo đức
vô cùng
ngạc nhiên là tại
sao lại có một gã ở
giai cấp tầm
thường như thế này mà
cũng biết đến mình cho
nên
vui vẻ nhận chiếc
mũ.
Mấy ngày
sau, đợi cho chính mắt
mình nhìn thấy
nhà đạo đức đã
đội chiếc mũ, người đàn
ông mở cửa hàng, lớn
tiếng rao:
-Mại vô! Mại vô! Thưa
bà con cô bác.
Chiếc mũ của
chúng tôi không
phải là chiếc mũ
bình thường mà nó
mang một
giá trị
đặc biệt. Những
người
đạo đức, những
bậc
trưởng thượng,
những người cao quý
trong
xã hội mới đội mũ
của
chúng tôi. Quý vị
hãy kiểm chứng xem có
phải ngài Nakaya đã đội
mũ của
chúng tôi không?
Thưa quý vị, khi đội
chiếc mũ này, nó giống
như một biểu hiện cho
người khác thấy quý vị
là
con người cao
quý. Xin quý vị hãy thử
xem. Mại vô! Mại vô!
Nghe
quảng cáo vậy,
người
hiếu kỳ
tụ tập lại xem
nhưng còn
bán tín bán nghi
không biết
nhà đạo đức
Nakaya đã có đội chiếc
mũ này không. Nhưng chỉ
vài ngày sau, có lẽ đã
kiểm chứng đúng
nhà đạo đức có
đội chiếc mũ, người ta
xúm lại hỏi mua.
Rồi khách hàng mỗi lúc
mỗi đông khiến người đàn
ông phải mướn thêm thợ
để sản xuất. Chẳng mấy
chốc kinh thành Thắng
Man
xuất hiện một
phong trào đội
mũ. Các quan chức triều
đình cũng đua nhau đội
mũ vì chiếc mũ là
tiêu biểu cho
đạo đức. Mà có
đạo đức thì người
dân tôn thờ và ngôi vị
bền vững. Rồi các
thương buôn cũng đua
nhau đội mũ vì chiếc mũ
biểu hiện cho sự
tin cậy. Khi đã
có
lòng tin thì việc
buôn bán
trôi chảy, tiền
vào như nước. Thậm chí
những kẻ chuyên sống
bằng nghề lường đảo cũng
bảo nhau đội mũ và làm
ăn khấm khá vì người ta
tin tưởng những
kẻ đội mũ là những người
lương thiện.
Chiếc mũ của người đàn
ông đã
trở thành một
thời trang, một biểu
hiện của
giá trị
trong đời sống
của kinh thành Thắng
Man. Và anh chàng bán mũ
trở nên
giàu có. Nghĩ tới
nhà
tiên tri, anh
chàng đem mấy chục lạng
vàng,
lần mò lên
Hy Mã Lạp Sơn để
hậu tạ. Thế nhưng
nhà
tiên tri nói:
-Con đem về đi. Ta đâu
cần tiền bạc. Nhưng con
hãy bán hết nhà cửa để
dời sang một
đô thị khác.
Những
giá trị vay mượn,
giả dối
không tồn tại
lâu dài. Khi sự
thực được phơi bày thì
những kẻ sống với
giá trị
giả dối là kẻ
đạo đức giả. Thế
nhưng trong cái
thế giới Ta Bà
này,
đạo đức giả là
cần thiết.
Cần thiết để
che dấu sự thực ở
bên trong.
Nghe lời nhà
tiên tri, anh
chàng bán mũ lấy cớ về
thọ tang mẹ, dọn nhà và
từ đó không ai biết
tung tích của anh
chàng nữa.
Lời người kể chuyện:
Là
người con Phật
chúng ta
tuyệt đối không
vay mượn
giá trị, không
ngụy tạo
giá trị, không
sống bằng
giá trị
giả dối và không
che dấu
con người thật
của mình bằng những
hành vi
giả dối.
Hãy sống bằng sự giản dị
và
chân thật. Trong
Kinh Đại Bát Niết Bàn,
đức Phật dạy
chân thật là
Niết Bàn.
Chân thật giống
như viên ngọc
trong suốt không
tỳ vết.
Chân thật giống
như sữa mẹ mà không cần
pha chế.
Chân thật giống
như sen cốm, tòa hương
thơm ngào ngạt, không
cần thêm bất cứ một thứ
hương thơm nào khác.
Ngoài ra người
Phật tử cũng
không nên khoe hay tự
hào vể phẩm hạnh và
đạo đức của mình.
Tuyệt đối không
bao giờ nói mình đã
đắc quả hay
đắc pháp. Trong
Kinh Kim Cang,
đức Phật dạy ngài
Tu Bồ Đề:
“Nếu
Bồ Tát tự cho
mình là
Bồ Tát thì không
phải Bồ Tát”. Do đó
chúng ta có thể
nói, “Nếu
nhà đạo đức cho
mình là
đạo đức thì không
phải là
đạo đức.”
Thế gian này vì
cuộc sống, vì
tham-sân-si, vì muốn
bảo vệ ngôi vị,
tài sản,
địa vị,
sức mạnh, muốn
được người ta kính
trọng…con người có thể
đóng bộ mặt
đạo đức giả.
Đạo đức giả giống
như thuốc an thần, biết
là
độc hại nhưng
người ta vẫn uống. Nó
rất
cần thiết cho
thế giới đầy
Tham-Sân-Si này.
Hãy sống với
những gì mình thật có.
Hãy
sám hối và
sửa chữa những
lỗi lầm mình phạm
phải. Đó chính là
đạo đức cao nhất.
Đào Văn Bình
(California ngày
8/8/2020)
tvhs